Thông tư 11/2016/TT-BTC về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh

Thông tư 11/2016/TT-BTC về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh

Thông tư 11/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 42/2015/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh với các quy định về sản phẩm chứng khoán phái sinh; tổ chức hoạt động thị trường chứng khoán phái sinh; hoạt động của tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán phái sinh;.... được ban hành ngày 19/01/2016.

Thông tư 197/2015/TT-BTC quy định về hành nghề chứng khoán

Thông tư 202/2015/TT-BTC hướng dẫn niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán

Thông tư 203/2015/TT-BTC hướng dẫn về giao dịch trên thị trường chứng khoán

BỘ TÀI CHÍNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 11/2016/TT-BTCHà Nội, ngày 19 tháng 01 năm 2016

THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 42/2015/NĐ-CP NGÀY 05 THÁNG 5 NĂM 2015 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH

Căn cứ Luật Chứng khoán ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán ngày 24 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán;

Căn cứ Nghị định số 60/2015/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán;

Căn cứ Nghị định số 42/2015/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn một số điều của Nghị định số 42/2015/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Thông tư này hướng dẫn một số điều của Nghị định số 42/2015/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh, bao gồm:

a) Các sản phẩm chứng khoán phái sinh bao gồm: hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán, hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ;

b) Tổ chức hoạt động thị trường chứng khoán phái sinh bao gồm: giao dịch, bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh;
c) Hoạt động của tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán phái sinh, thành viên bù trừ, thành viên giao dịch, thành viên tạo lập thị trường.

2. Đối tượng áp dụng của Thông tư này bao gồm:

a) Sở giao dịch chứng khoán;

b) Trung tâm lưu ký chứng khoán;

c) Tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh;

d) Tổ chức cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh;

đ) Thành viên bù trừ, thành viên giao dịch, thành viên tạo lập thị trường;

e) Nhà đầu tư và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Ngoài các từ ngữ đã được giải thích trong Nghị định số 42/2015/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh (sau đây gọi tắt là Nghị định số 42/2015/NĐ-CP), trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Bù trừ là quá trình xác định vị thế ròng để tính toán nghĩa vụ tài chính của các bên tham gia giao dịch.

2. Giao dịch đối ứng là việc mở một vị thế mua (hoặc bán) mới nhằm làm giảm vị thế bán (hoặc mua) đã mở trước đó.

3. Giá tham chiếu là mức giá do Sở giao dịch chứng khoán xác định và được dùng làm cơ sở để xác định giá cao nhất (giá trần), giá thấp nhất (giá sàn) trong ngày giao dịch.

4. Giá thanh toán (settlement price) là giá khớp lệnh giao dịch hợp đồng tương lai giữa các nhà đầu tư thông qua hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán.

5. Giá thanh toán cuối ngày (daily settlement price) là mức giá được xác định cuối ngày giao dịch để tính toán lãi lỗ hàng ngày của các vị thế.

6. Giá thanh toán cuối cùng (final settlement price) là mức giá được xác định tại ngày giao dịch cuối cùng để xác định nghĩa vụ thanh toán khi thực hiện hợp đồng.

7. Giá trị tài sản ký quỹ bao gồm số dư trên tài khoản tiền gửi ký quỹ và giá trị danh mục chứng khoán ký quỹ được xác định theo giá thị trường và tỷ lệ chiết khấu theo quy chế của Trung tâm lưu ký chứng khoán.

8. Khách hàng môi giới là nhà đầu tư thực hiện giao dịch chứng khoán phái sinh thông qua hoạt động môi giới của thành viên giao dịch.

9. Khách hàng bù trừ, thanh toán là thành viên giao dịch không bù trừ và các khách hàng môi giới của thành viên này đã ủy thác hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh cho thành viên bù trừ được chỉ định.

10. Khối lượng mở (Open Interests) của một chứng khoán phái sinh tại một thời điểm là khối lượng chứng khoán phái sinh đang còn lưu hành tại thời điểm đó, chưa được thanh lý hoặc chưa được tất toán.

11. Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc chứng khoán được chấp nhận ký quỹ để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của bên có nghĩa vụ.

12. Ký quỹ ban đầu là việc ký quỹ trước khi thực hiện giao dịch chứng khoán phái sinh.

13. Giá trị ký quỹ duy trì yêu cầu là giá trị ký quỹ tối thiểu mà bên có nghĩa vụ phải duy trì và do Trung tâm lưu ký chứng khoán tính toán đối với số chứng khoán phái sinh trên một tài khoản giao dịch.

14. Tỷ lệ ký quỹ bằng tiền là tỷ lệ giữa giá trị tài sản ký quỹ bằng tiền so với tổng giá trị tài sản phải ký quỹ.

15. Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán (sau đây gọi tắt là hợp đồng tương lai chỉ số) là hợp đồng tương lai dựa trên tài sản cơ sở là chỉ số chứng khoán.

16. Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ là hợp đồng tương lai dựa trên tài sản cơ sở là trái phiếu Chính phủ hoặc trái phiếu giả định có một số đặc trưng cơ bản của trái phiếu Chính phủ.

17. Hợp đồng bù trừ, thanh toán là hợp đồng giữa thành viên bù trừ và Trung tâm lưu ký chứng khoán để thực hiện hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh đứng tên thành viên bù trừ với Trung tâm lưu ký chứng khoán.

18. Ngân hàng thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh (sau đây gọi là ngân hàng thanh toán) là ngân hàng thương mại quản lý tài khoản tiền gửi ký quỹ của Trung tâm lưu ký chứng khoán và phục vụ hoạt động thanh toán tiền các giao dịch chứng khoán phái sinh mà Trung tâm lưu ký chứng khoán là đối tác bù trừ trung tâm.

19. Tài khoản giao dịch là tài khoản mở tại thành viên giao dịch để thực hiện giao dịch chứng khoán phái sinh của khách hàng.

20. Tài khoản ký quỹ là tài khoản được mở cho nhà đầu tư, thành viên bù trừ để quản lý tài sản ký quỹ và tài sản cơ sở để chuyển giao, hạch toán lãi lỗ vị thế hàng ngày và thực hiện hợp đồng.

21. Tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán phái sinh là tổ chức kinh doanh chứng khoán được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh; ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh.

22. Thực hiện hợp đồng là việc các bên tham gia giao dịch hợp đồng tương lai thực hiện việc mua hoặc bán tài sản cơ sở hoặc thanh toán khoản chênh lệch giữa giá thanh toán cuối ngày và giá thanh toán, giá thanh toán cuối cùng theo nội dung của hợp đồng và quy chế của Trung tâm lưu ký chứng khoán.

Đánh giá bài viết
1 398
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi