Người không được quyền hưởng di sản theo quy định Luật dân sự
Trường hợp nào không được quyền hưởng di sản thừa kế theo quy định?
Thừa kế là việc thực thi chuyển giao tài sản, lợi ích, nợ nần, các quyền, nghĩa vụ từ một người đã chết sang một cá nhân nào đó. Vậy những trường hợp nào không được quyền hưởng di sản thừa kế theo quy định Luật dân sự, chúng ta cùng đi tìm hiểu.
Cha mẹ không có di chúc, tài sản phải chia đều cho các con?
Con dâu có được nhận di sản thừa kế không?
Tư vấn về phân chia di sản thừa kế là tài sản chung của vợ chồng
Nhằm năng cao giá trị truyền thống, đạo đức xã hội , khoản 1 Điều 643 Bộ luật dân sự đã quy định những trường hợp nếu người thừa kế phạm phải sẽ không được quyền hưởng thừa kế.
1. Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó (điểm a khoản 1 điều 643)
Điều kiện chính được đặt ra trong trường hợp này đó là phải có một bản án có hiệu lực của pháp luật. Vì vậy, người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không bị kết án thì sẽ không bị ràng buộc bởi điều này. Mặt khác, nếu một người đã bị kết án, sau đó được xóa án tích thì vẫn không được quyền hưởng di sản theo quy định tại điều này.
* Hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người để lại di sản
Khi có hành vi xâm phạm tính mạng và có bản án về hành vi đó của người có thể được nhận di sản thì ta không cần xem xét mục đích của việc xâm phạm đó có nhằm là hưởng di sản hay không mà vẫn tước quyền hưởng di sản. Tuy nhiên việc người đó bị kết án về việc xâm phạm tính mạng của một người không phải người để lại di sản thì không được tước quyền hưởng di sản.
* Hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản
Sự ngược đãi, hành hạ, xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản là những hành vi trái pháp luật, được thể hiện thông qua các hành động như mắng chửi, đánh đập, …Việc xác định hành vi ngược đãi, hành hạ, xâm phạm danh dự nhân phẩm như thế nào thì bị coi là nghiêm trọng thì hiện vẫn chưa được quy định. Dù vậy, ta không cần đi xác định tính nghiêm trọng mà chỉ cần dựa vào chính việc đã có bản án về hành vi đó làm căn cứ.
2. Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản (Điểm b khoản 1 điều 643).
Có những trường hợp sau:
– Người có nghĩa vụ nuôi dưỡng và người để lại thừa kế có quan hệ con và cha mẹ, người để lại thừa kế là cha mẹ của họ
Pháp luật có quy định về bổn phận của con là phải chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ trong mọi trường hợp bất luận tình trạng kinh tế, sức khỏe của cha mẹ như thế nào. Trên cơ sở nghĩa vụ nuôi dưỡng của con đối với cha mẹ thì có nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha mẹ. Khi con vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng cha mẹ theo quy định của pháp luật thì không được hưởng di sản do cha mẹ để lại.
– Người có nghĩa vụ nuôi dưỡng và người để lại thừa kế có quan hệ cha mẹ và con, người để lại thừa kế là con của họ
Cha mẹ có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con cái khi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng bị tàn tật mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi sống mình. Nếu cha mẹ vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng trên của mình đối với con cái thì sẽ không được hưởng di sản của con để lại.
– Người có nghĩa vụ nuôi dưỡng và người để lại thừa kế có quan hệ anh, chị, em - người để lại thừa kế là anh,chị,em của họ
- Người có nghĩa vụ nuôi dưỡng và người để lại thừa kế có quan hệ ông bà và cháu-người để lại thừa kế là cháu của họ.
3.Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng (điểm c khoản 1 điều 643).
Người thừa kế do mưu đồ muốn chiếm đoạt một phần hoặc toàn bộ di sản thừa kế mà người thừa kế khác có quyền được hưởng nên đã có hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác (giết người thừa kế khác). Người thừa kế khác ở đây có thể hiểu theo hai hướng:
– Thứ nhất, người thừa kế cùng hàng
– Thứ hai, người thừa kế không cùng hàng. Trong trường hợp này buộc phải là người thừa kế hàng phía trên. Vì không có lý do gì giết người ở hàng thừa kế phía sau với mục đích chiếm đoạt một phần hoặc toàn bộ di sản thừa kế mà người thừa kế đó được hưởng được.
Tuy nhiên cần phải phân biệt ba trường hợp xâm phạm đến tính mạng của người thừa kế khác như sau:
– Cố ý xâm phạm tính mạng của người thừa kế khác: Giết người thừa kế khác với mục đích chiếm đoạt một phần hoặc toàn bộ di sản mà người thừa kế đó được hưởng. Trong trường hợp này, người thừa kế thực hiện hành vi đó sẽ không được quyền hưởng di sản thừa kế
– Cố ý xâm phạm tính mạng của người thừa kế khác: Giết người thừa kế khác nhưng không phải với mục đích chiếm đoạt một phần hoặc toàn bộ di sản mà người thừa kế đó được hưởng. Trong trường hợp này, người thừa kế thực hiện hành vi giết người thừa kế khác không bị tước quyền hưởng di sản.
– Vô ý làm chết người thừa kế khác: Dĩ nhiên trong trường hợp này là lỗi vô ý, hoàn toàn không thuộc trường hợp bị tước quyền thừa kế, nên người thực hiện hành vi này vẫn có quyền hưởng di sản
Điều đáng lưu ý ở đây, cũng giống như ở trường hợp không được quyền hưởng di sản đầu tiên, phải có một bản án có hiệu lực của pháp luật thì người thực hiện hành vi giết người thừa kế khác đó mới bị tước quyền thừa kế.
Ngoài ra, việc áp dụng quy tắc này cũng còn tùy thuộc vào việc có minh chứng được hay không động cơ phạm tội của người thừa kế: hành vi đó có nhằm mục đích để chiếm đoạt một phần hoặc toàn bộ di sản mà người thừa kế có tính mạng bị xâm phạm được hưởng nếu còn sống hay không?
Có hai điều cần phải chú ý:
– Thứ nhất, hành vi phạm pháp phải xảy ra trước thời điểm mở thừa kế. Bởi lẽ, nếu sau thời điểm mở thừa kế, mỗi người thừa kế đã trở thành chủ sở hữu thực sự phần thừa kế của mình. Nếu người thừa kế đó chết thì phần được thừa kế được để lại cho những người thừa kế của họ chứ không phải là kẻ giết người.
– Thứ hai, động cơ phạm tội phải được ghi nhận trong bản án. Do đó, bản án không thể được tuyên trước khi mở thừa kế. Vì sẽ rất bất hợp lý nếu gán cho một người có ý định chiếm đoạt phần tài sản không tồn tại ở thời điểm phạm tội và cũng không tồn tại ở thời điểm xét xử. Bản án chỉ có thể được tuyên sau khi mở thừa kế. Trong trường hợp án đã xử xong trước thời điểm mở thừa kế thì có thể được xét xử lại theo thủ tục tái thẩm.Cũng giống như trong trường hợp nêu tại điểm a khoản 1 điều 643 thì dù người thừa kế phạm tội quy định tại điều khoản này được xóa án tích thì vẫn không được hưởng di sản.
4. Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản (điểm c khoản 1 điều 643).
Quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của cá nhân chính là quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu khi còn sống. Hành vi cản trở đối với người lập di chúc là hành vi trái pháp luật, do vậy, người có hành vi cản trở sẽ bị tước quyền hưởng di sản do người có di sản để lại.
Điều luật nhắc tới các hành vi lừa dối, cưỡng ép, ngăn cản việc lập di chúc, giả mạo, sửa chữa, hủy di chúc, tuy nhiên còn một số hành vi không được nhà làm luật nêu ra như làm di chúc giả, giấu giếm di chúc,..có thể được xử lý theo nguyên tắc áp dụng pháp luật tương tự.
Có thể thấy, khác với ba trường hợp không được quyền hưởng di sản đã kể trên, trường hợp này được dự kiến trong điều kiện mối quan hệ được bảo vệ là quyền thừa kế theo ý nghĩa vật chất chứ không phải theo ý nghĩa đạo đức. Trên thực tế, nếu người lập thừa kế bị cưỡng ép hoặc ngăn cản trong việc lập di chúc thì người đó vẫn có thể sử dụng quyền truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; còn nếu hành vi cưỡng ép, ngăn cản có dấu hiệu bạo lực nghiêm trọng thì có thể áp dụng các quy tắc trong trường hợp đầu tiên đã nêu. Điều đáng lưu ý là, trong trường hợp người thừa kế có hành vi lừa dối người lập di chúc hoặc giả mạo di chúc,…; mà không nhằm mục đích hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người lập di chúc thì chỉ áp dụng các biện pháp chế tài thông thường của luật dân sự như bồi thường thiệt hại chứ không áp dụng theo khoản 1 điều 643.
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
-
Tải Thông tư 04/2023/TT-BTP file doc, pdf
-
Thông tư 09/2024/TT-BTP về viên chức trợ giúp viên pháp lý
-
Tải Nghị định 26/2024/NĐ-CP quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp file Doc, pdf
-
Toàn văn Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024, số 34/2024/QH15
-
Thông tư 08/2022/TT-BTP Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác