Người điều khiển xe mô tô xe gắn máy không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ sẽ bị áp dụng mức xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Người điều khiển xe mô tô xe gắn máy không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ sẽ bị áp dụng mức xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? Hiện nay nhiều trường hợp khi tham gia giao thông, người điều khiển không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn và một số vấn đề khác liên quan. Tuy nhiên người điều khiển xe máy cần lưu ý nếu không chấp hành thì có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt khá cao.
Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe ô tô không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ
- 1. Người điều khiển xe mô tô xe gắn máy không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ sẽ bị áp dụng mức xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
- 2. Mức xử phạt hành chính đối với người điều khiển xe ô tô không chấp hành yêu cầu của người thi hành công vụ về kiểm tra nồng độ cồn
1. Người điều khiển xe mô tô xe gắn máy không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ sẽ bị áp dụng mức xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Cụ thể theo quy định pháp luật tại khoản 8 điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính như sau:
8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;
b) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;
c) Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
d) Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định;
đ) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
g) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
h) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;
i) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.
Ngoài ra theo quy định tại điểm g khoản 10 điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của người thi hành công vụ với phương tiện là xe máy thì bị tước giấy phép từ 22 đến 24 tháng.
Như vậy Người điều khiển xe mô tô xe gắn máy không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ sẽ bị áp dụng mức xử phạt vi phạm hành chính với mức xử phạt từ 6 triệu đến 8 triệu đồng và đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy lái xe từ 22 đến 24 tháng.
Có thể thấy đây là mức phạt nặng hơn so với việc lái xe cho phép người thi hành công vụ kiểm tra nồng độ cồn.
2. Mức xử phạt hành chính đối với người điều khiển xe ô tô không chấp hành yêu cầu của người thi hành công vụ về kiểm tra nồng độ cồn
Theo quy định tại khoản 10 điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính với ô tô như sau:
10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
c) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;
d) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.
Ngoài ra theo quy định tại điểm h khoản 11 điều 6 cũng quy định với hành vi không chấp hành người thi hành công vụ kiểm tra nồng độ cồn thì bị tước giấy phép lái xe từ 22 đến 24 tháng.
Như vậy Mức xử phạt hành chính đối với người điều khiển xe ô tô không chấp hành yêu cầu của người thi hành công vụ về kiểm tra nồng độ cồn là xử phạt từ 30 triệu đến 40 triệu đồng và bị tước giấy phép lái xe từ 22 đến 24 tháng.
Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Người điều khiển xe mô tô xe gắn máy không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ sẽ bị áp dụng mức xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật liên quan.
- Chia sẻ:Vũ Thị Uyên
- Ngày:
Tham khảo thêm
Quy định năm 2024 về nồng độ cồn khi tham gia giao thông
Tổng hợp những lỗi người đi xe đạp thường vi phạm 2024
Quy trình CSGT xử phạt nguội 2024 như thế nào?
Không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu tiền 2024
Lỗi không thắt dây an toàn 2023 phạt bao nhiêu?
Lỗi không mang bảo hiểm xe máy 2023 phạt bao nhiêu?
Lỗi rẽ phải khi đèn đỏ năm 2023 phạt bao nhiêu?
Vi phạm nồng độ cồn năm 2024 có bị giữ xe không?
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Hành chính
Các loại biển báo nguy hiểm
Tra cứu số hộ khẩu online năm 2024
Mỗi phiếu bầu cử đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?
Mọi công dân có hành vi xâm phạm đến tính mạng sức khỏe của người khác đều bị xử lý?
Dạy thêm không xin phép có vi phạm pháp luật không?
Bỏ chạy khi cảnh sát giao thông dừng xe, bị xử lý thế nào?