Xâm hại sức khỏe người khác Nghị định 144 thế nào?

Xâm hại sức khỏe người khác Nghị định 144 thế nào? Trong Nghị định 144/2021 có quy định một điều khoản cụ thể về hành vi xâm hại các thành viên trong gia đình và mức xử phạt cụ thể với người có hành vi như vậy. Hãy cùng hoatieu.vn tìm hiểu chi tiết nhé.

1. Xử phạt hành chính với hành vi xâm hại sức khoẻ của người thân trong gia đình?

Với hành vi xâm phạm sức khoẻ của người thân trong gia đình cần có đầy đủ bằng chứng, chứng cứ để xét tội danh của người vi phạm.

Theo quy định tại điều 52 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về hành vi xâm hại sức khoẻ thành viên trong gia đình như sau:

Điều 52. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;

b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;

b) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này.

Theo quy định cụ thể nêu trên thì người có hành vi xâm phạm đến sức khoẻ của người khác thì bị xử phạt hành chính từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng tuỳ vào mức độ và hậu quả của hành vi xâm phạm đó.

Tuy nhiên thực tế, do có quan hệ huyết thống, liên quan danh dự cũng như tâm lý ngại việc "vách áo cho người xem lưng" nên không nhiều người thực hiện hành vi tố cáo khi bị xâm hại sức khỏe do người thân trong gia đình gây ra. Và việc tố cáo này là điều không ai mong muốn, vì thế mỗi thành viên trong gia đình biết kiềm chế và ứng xử văn minh, không nên thực hiện hành vi bạo lực.

Xâm hại sức khỏe người khác Nghị định 144 thế nào?
Xâm hại sức khỏe người khác Nghị định 144 thế nào?

2. Mức xử phạt với Hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình?

Theo quy định tại điều 53 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về mức xử phạt với Hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình là:

Điều 53. Hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;

b) Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người cao tuổi, yếu, khuyết tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

Đây là một mức xử phạt không hề nhỏ dành cho người có hành vi vi phạm đối với người thân trong gia đình. Nhiều người nghĩ rằng những hình phạt như bắt nhịn ăn, nhịn uống, chịu rét, mặc rách,... là những hình phạt đơn giản nhưng hành vi này được coi là vi phạm pháp luật vì vi phạm quyền con người.

3. Thời hiệu xử phạt hành chính với hành vi xâm hại sức khoẻ của người thân trong gia đình

Theo quy định tại điều 5 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về thời hiệu xử phạt hành chính với hành vi xâm hại sức khoẻ của người thân trong gia đình là 1 năm:

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình là 01 năm.

Thời hiệu này được tính kể từ khi hành vi xâm phạm kết thúc.

4. Hành vi xâm hại sức khoẻ của người thân trong gia đình có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Đây cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi người thân trong gia đình mà xâm phạm đến sức khoẻ của người thân khác thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

Câu trả lời là có thể. Vì theo quy định tại điều 155 Bộ luật hình sự 2015 về tội làm nhục người khác:

Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Có thể thấy rằng nếu có hành vi xâm phạm sức khoẻ người thân trong gia đình thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục.

Tuy nhiên thực tế thì những vấn đề nội bộ trong gia đình pháp luật vẫn hạn chế can thiệp, bởi mối quan hệ thân thích thường cần giải quyết hoà giải êm đẹp. Nhưng nếu hành vi có tính chất nghiêm trọng vẫn phải đưa ra pháp luật để trừng trị.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Xâm hại sức khỏe người khác Nghị định 144 thế nào?. Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật liên quan.

Đánh giá bài viết
1 438
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm