Một trong những mục đích của việc áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với người vi phạm pháp luật là?

Một trong những mục đích của việc áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với người vi phạm pháp luật là? Hậu quả trách nhiệm pháp lý là điều tất yếu của người vi phạm pháp luật phải chịu khi bắt đầu có hành vi xâm phạm đến những điều pháp luật đã quy định và gây hậu quả cho cá nhân, tổ chức, xã hội. Vậy mục đích của việc áp dụng trách nhiệm pháp lý là gì? Mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

Một trong những mục đích của việc áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với người vi phạm pháp luật là?
Một trong những mục đích của việc áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với người vi phạm pháp luật là?

1. Một trong những mục đích của việc áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với người vi phạm pháp luật là?

A. giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật

B. triệt tiêu mọi dư luận xã hội

C. ngăn chặn hành vi đấu tranh phê bình

D. chấm dứt mọi quan điểm trái chiều

Trả lời đáp án đúng là: A. Một trong những mục đích của việc áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với người vi phạm pháp luật là giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật.

Bởi vì những người vi phạm pháp luật là những người chưa tuân thủ và còn coi nhẹ pháp luật mà nhà nước đã đặt ra. Những người vi phạm đã không tuân thủ pháp luật nên trách nhiệm pháp lý họ phải chịu chính là bài học hoặc nhằm để giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật. Ngoài ra việc áp dụng trách nhiệm pháp lý còn nhằm ngăn ngừa hành vi phạm tội và cải tạo cho người vi phạm.

Trách nhiệm pháp lý được coi là biện pháp giáo dục, cưỡng chế mạnh đối với người vi phạm, từ đó người vi phạm phải tôn trọng pháp luật và không thực hiện hành vi vi phạm.

Đáp án còn lại sai vì:

  • B. Pháp luật là để quản lý xã hội, trong đó dư luận xã hội là ý kiến của công dân là điều tất yếu họ được quyền bày tỏ, nên không tránh khỏi những ý kiến trái chiều. Pháp luật chỉ trừng phạt với những ý kiến ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức và nhà nước nghiêm trọng.
  • C. Hành vi đấu tranh, phê bình là hành vi hoàn toàn tốt trong xã hội, nhưng hành động vi phạm pháp luật không được coi là hành vi đấu tranh phê bình nên không phù hợp.
  • D. Những ý kiến trái chiều sẽ luôn tiếp diễn nhưng đó chưa hẳn là hành vi vi phạm pháp luật nên không thể quy chụp trách nhiệm pháp lý.

2. Trách nhiệm pháp lý là gì?

Trách nhiệm pháp lý được hiểu là hậu quả bất lợi do Nhà nước áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật, khi bắt đầu có hành vi vi phạm thì cá nhân hay tổ chức đều phải chịu chế tài được quy định trong pháp luật.

Trách nhiệm pháp lý sẽ tùy thuộc vào mức độ vi phạm của chủ thể mà sẽ có chế tài tương xứng để răn đe, giáo dục.

Hiện pháp luật nước ta có trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự. Trong đó trách nhiệm dân sự và hành chính được coi là trách nhiệm nhẹ hơn, thường người vi phạm sẽ phải bồi thường một khoản tiền nhất định khi vi phạm. Còn trách nhiệm hình sự thì nặng hơn với những chế tài như phạt tù, cấm hành nghề, đình chỉ và cả tử hình. Người chịu trách nhiệm hình sự có thể bị cách ly khỏi xã hội để cải tạo.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về Một trong những mục đích của việc áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với người vi phạm pháp luật là? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật chuyên mục Là gì? liên quan.

Đánh giá bài viết
1 892
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm