Khi nào thuê bao di động thiếu ảnh chân dung bị thu hồi?

Khi nào thuê bao di động thiếu ảnh chân dung bị thu hồi?

Sau 12 tháng kể từ ngày Nghị định 49/2017/NĐ-CP có hiệu lực (24/4/2017 - 24/4/2018), các cá nhân và doanh nghiệp phải hoàn thành xong việc bổ sung ảnh chân dung cho sim thuê bao của mình. Như vậy, hạn chót để bổ sung ảnh là 24/4/2018, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để hoàn thành sớm thông tin cá nhân cho thuê bao của mình.

Không có ảnh chụp chính chủ sẽ bị khóa thuê bao di động

Bộ TT&TT làm rõ vấn đề ảnh chụp trong Nghị định 49/2017/NĐ-CP

Vì sao cần chụp ảnh khi đăng ký thuê bao điện thoại?

Hạn chót để bổ sung ảnh là 24/4/2018

Kể từ ngày 24/4/2017, Nghị định 49/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 25/2011/NĐ-CP174/2013/NĐ-CP đã chính thức có hiệu lực, trong đó có nội dung đáng chú ý là thông tin thuê bao di động giờ đây phải bổ sung thêm "ảnh chụp người trực tiếp đến giao kết hợp đồng".

Khi nào thuê bao di động thiếu ảnh chân dung bị thu hồi?

Để triển khai việc này, Nghị định quy định điểm cung cấp dịch vụ viễn thông phải có đủ trang thiết bị để nhập thông tin, số hóa giấy tờ của các cá nhân, tổ chức; chụp ảnh người trực tiếp đến giao kết hợp đồng; và chuyển thông tin, bản số hóa giấy tờ, ảnh chụp về cơ sở dữ liệu tập trung của doanh nghiệp viễn thông.

Không chỉ vậy, thiết bị số hóa giấy tờ, chụp ảnh phải bảo đảm bản số hóa giấy tờ, ảnh chụp rõ ràng, sắc nét, và ảnh chụp phải có thông tin về thời gian (ngày, giờ) chụp.

Sau 12 tháng kể từ ngày Nghị định có hiệu lực (24/4/2017 - 24/4/2018), doanh nghiệp viễn thông phải bảo đảm toàn bộ các thông tin thuê bao trong cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao tập trung của mình tuân thủ đúng quy định.

Đối với các thuê bao đã được cung cấp dịch vụ viễn thông di động trước thời điểm Nghị định có hiệu lực, các quy định tại khoản 2 và điểm đ khoản 7 Điều 30 Nghị định 174/2013/NĐ-CP(sửa đổi, bổ sung) sẽ bắt đầu được áp dụng sau 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

Theo thống kê của Cục Viễn thông (Bộ Thông tin - Truyền thông), tính đến tháng 3/2017, tổng số thuê bao di động có phát sinh cước (cả trả trước lẫn trả sau) ở Việt Nam là 119,77 triệu thuê bao.

Phạt nhà mạng nếu ảnh chụp không rõ ràng

Cũng liên quan tới việc chụp ảnh chủ thuê bao, điểm g khoản 3 Điều 30 Nghị định 174/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung) còn quy định về mức phạt đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông.

Theo đó, mỗi điểm cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp viễn thông di động có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với vi phạm "bản số hóa giấy tờ, ảnh chụp không rõ ràng hoặc ảnh chụp không có thông tin về ngày giờ chụp".

Nghị định này cũng quy định phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với hành vi cung cấp hoặc sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin để giả mạo thông tin, ảnh chụp giấy tờ của cá nhân, tổ chức, ảnh chụp người trực tiếp đến giao kết hợp đồng.

Khi nào thì bị khóa SIM?

Nghị định yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông phải xây dựng quy trình nội bộ để phục vụ công tác rà soát, kiểm tra thông tin thuê bao trong cơ sở dữ liệu nhằm đảm bảo tuân thủ đúng quy định.

Sau khi rà soát, nhà mạng phải thông báo liên tục trong ít nhất 5 ngày đến các thuê bao di động có thông tin chưa hợp lệ. Mỗi ngày ít nhất một lần yêu cầu cá nhân, tổ chức thực hiện lại việc giao kết hợp đồng theo quy định.

Trường hợp cá nhân, tổ chức không thực hiện theo yêu cầu sau 15 ngày kể từ ngày gửi thông báo đầu tiên, nhà mạng có quyền tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông một chiều. Sau đó, chủ thuê bao di động sẽ có thêm thời hạn 15 ngày để thực hiện theo yêu cầu, nếu không sẽ bị khóa hai chiều. Cuối cùng, nhà mạng sẽ thanh lý hợp đồng, thu hồi số điện thoại sau 30 ngày kể từ ngày tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông hai chiều trong trường hợp cá nhân, tổ chức vẫn chưa thực hiện theo yêu cầu.

Đánh giá bài viết
1 98
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo