Phát tán ảnh, video nhạy cảm trên mạng phạt thế nào 2024?

Tải về

Phát tán ảnh, video nhạy cảm trên mạng phạt thế nào? Quy định xử phạt đưa hình ảnh nhạy cảm lên mạng xã hội như thế nào? Bài viết sau đây của Hoatieu.vn sẽ phân tích cho bạn đọc về vấn đề này theo quy định của pháp luật.

1. Quy định xử phạt đưa hình ảnh nhạy cảm lên mạng xã hội

Hiện nay, với sự phát triển của Internet ngày càng bùng nổ và phủ sóng khắp mọi nơi, nhà nhà ai ai cũng đều có internet kết nối với smart phone, laptop, facebook, instagram,.... Rất nhiều hội nhóm được lập ra nhằm mục đích xấu như đưa các hình ảnh nhạy cảm lên mạng xã hội. Đối mặt với vấn đề này, pháp luật đã có những quy định xử phạt như sau:

Quy định theo Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 14/2022/NĐ-CP về việc vi phạm quy tắc về sử dụng dịch vụ mạng xã hội thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với những tội cung cấp, chia sẻ những thông tin giả mạo, sai sự thật.

Mức phạt hành chính cao nhất đối với hành vi này 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 101. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;

c) Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;

d) Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;

đ) Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;

e) Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm;

g) Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;

h) Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

2. Hành vi lan truyền văn hoá phẩm đồi truỵ xử phạt thế nào?

Phát tán ảnh, video nhạy cảm trên mạng phạt thế nào?

Hành vi lan truyền văn hóa phẩm đồi trụy là tội được quy định tại Điều 326 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, tội làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ những sản phẩm văn hóa phẩm đồi trụy sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Căn cứ theo mức độ và tính chất của tội phạm, tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy có thể bị phạt hình phạt tù cao nhất là 15 năm tù.

3. Luật phát tán hình ảnh của người khác

Phát tán hình ảnh của người khác tức là hành vi làm lộ hình ảnh cá nhân của người khác mà không được sự cho phép của họ được quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.

Cụ thể tại Điều 592 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về mức bồi thường thiệt hại về danh dự, nhâm phẩm, uy tín của người bị xâm hại như sau:

Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

c) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Đồng thời, tại Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi năm 2017 quy định xử phạt hình sự đối với tội làm nhục người khác cụ thể:

Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, ngoài ra đối với một số trường hợp đặc biệt nghiêm trọng còn bị phạt tù đến 05 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

4. Cách làm đơn kiện khi bị tung ảnh nóng, video nhạy cảm

Khi bị tung ảnh nóng, video nhạy cảm lên mạng xã hội, người bị hại có thể làm đơn khởi kiện tới Tòa án để được xử lý theo đúng trình tự pháp luật. Bạn đọc tham khảo và tải về mẫu đơn khởi kiện dưới đây:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

……, ngày….. tháng …… năm…….

ĐƠN KHỞI KIỆN

Kính gửi: Toà án nhân dân………

Người khởi kiện:.................................................................

Địa chỉ:..............................................................................

Số điện thoại:…………………(nếu có); số fax:……… (nếu có)

Địa chỉ thư điện tử:……….......................................... (nếu có)

Người bị kiện:.......................................................................

Địa chỉ:...................................................................................

Số điện thoại:…………………(nếu có); số fax:…………. (nếu có)

Địa chỉ thư điện tử:………................................................. (nếu có)

Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có):..................

Địa chỉ:..............................................................................

Số điện thoại:…………………(nếu có); số fax:…………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử:………………………………............(nếu có)

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có):...............

Địa chỉ:.............................................................................

Số điện thoại:…………………(nếu có); số fax:………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử:..………………………..……............. (nếu có)

Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:.............

..................................................................................................

Người làm chứng (nếu có):.......................................................

Địa chỉ:......................................................................................

Số điện thoại:…………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử:………………………...…….…......... (nếu có).

Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có:

1..............................................................................................................

2..............................................................................................................

(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án)

................................................................................................................

Người khởi kiện

5. Làm gì khi bị tung ảnh nóng lên mạng xã hội?

Khi bị tung ảnh nóng lên mạng xã hội, người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

6. Tội phát tán hình ảnh nhạy cảm

Mỗi một công dân đều có quyền đối với hình ảnh của mình, không ai được xâm phạm tới hình ảnh cá nhân của người khác. Tại Điều 32 Bộ luật dân sự 2015 quy định quyền của cá nhân đối với hình ảnh cụ thể: Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý, nếu sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Trường hợp sử dụng hình ảnh không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ.

+ Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;

+ Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

Tội phát tán hình ảnh của người khác nhằm mục đích làm nhục, bôi xấu hình ảnh, danh dự sẽ bị xử phạt theo Bộ luật hình sự được phân tích tại mục 3 nêu trên.

Trên đây, Hoatieu.vn đã phân tích và giúp bạn đọc tìm hiểu về Phát tán ảnh, video nhạy cảm trên mạng phạt thế nào 2024? Bài viết chỉ mang tính tham khảo, tùy tình huống thực tế có các căn cứ pháp lý khác, nên sẽ có sự sai biệt với nội dung giới thiệu trên.

Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mục Hành chính mảng Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn:

Đánh giá bài viết
1 714
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm