Thủ tục chốt sổ BHXH khi Công ty cũ ngừng hoạt động

Thủ tục chốt sổ BHXH khi Công ty cũ ngừng hoạt động

Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội cho cho người lao động. Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội khi người lao động nghỉ việc hoặc khi Công ty cũ ngừng hoạt động như thế nào? HoaTieu.vn luôn cập nhập những quy định mới nhất và chi tiết nhất để gửi tới bạn đọc. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13

Thay đổi ngày cấp chứng minh thư trong sổ bảo hiểm xã hội

Tháo gỡ vướng mắc trong cấp, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT

Thủ tục chốt sổ BHXH khi Công ty cũ ngừng hoạt động

Ví dụ 1: Ông Vũ Ngọc Sơn (TP. Hồ Chí Minh) đóng BHXH năm 2011, 2012, sau khi nghỉ việc ông không được chốt sổ do công ty nợ tiền đóng BHXH. Năm 2014, ông làm việc tại công ty mới, đóng BHXH theo số sổ cũ.

Hiện ông chuẩn bị nghỉ việc, nhưng công ty hiện tại cũng không thể rút sổ và chốt sổ BHXH cho ông do vẫn vướng quá trình công ty cũ nợ BHXH. Công ty cũ ông Sơn làm việc đã ngừng hoạt động. Ông Sơn hỏi, ông muốn hủy quá trình tham gia BHXH tại công ty cũ, chỉ cần ghi nhận và chốt sổ quá trình tham gia BHXH ở công ty hiện tại thì thủ tục thế nào?

Về vấn đề này, BHXH TP. Hồ Chí Minh trả lời như sau:

Theo quy định, mỗi người lao động chỉ được tham gia BHXH trên một số sổ BHXH. Do đó, nếu người lao động đã được cấp sổ BHXH tại công ty cũ thì khi nghỉ việc người lao động phải liên hệ với công ty cũ để nhận lại sổ BHXH (sổ đã chốt), khi người lao động có việc làm thì kê khai số sổ BHXH cho công ty mới để tiếp tục đóng và ghi nhận quá trình đóng BHXH trên sổ BHXH đó.

Trường hợp khi nghỉ việc tại công ty cũ ông chưa nhận lại sổ BHXH, nay công ty cũ đã ngừng hoạt động thì ông lập hồ sơ đề nghị cấp lại sổ BHXH theo phiếu GNHS 305, trong Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS) ông cần ghi rõ khi nghỉ việc chưa nhận sổ BHXH và nay công ty đã ngừng hoạt động, đồng thời đề nghị chốt sổ đến thời điểm công ty đóng đủ tiền nộp cho cơ quan BHXH nơi công ty cũ đóng BHXH để được giải quyết cấp lại sổ BHXH và chốt sổ.

Sau khi được cấp lại sổ BHXH, ông cung cấp sổ BHXH cho công ty mới để chốt tiếp quá trình đóng BHXH, BHTN khi nghỉ việc.

Ví dụ 2: Bà Nguyễn Thị Thu Hằng (Hà Nội) tham gia BHXH từ tháng 1/2008 đến tháng 12/2011 tại Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Bạch Đằng, nhưng Công ty chỉ đóng BHXH cho bà đến tháng 3/2009 và nợ tiền đóng BHXH thời gian còn lại. Hiện, Công ty này không hoạt động.

Bà Hằng đang đóng BHXH tại Công ty cổ phần BIOVEGI Việt Nam theo số sổ BHXH cũ. Bà Hằng hỏi, bà có thể đến cơ quan BHXH để chốt sổ BHXH đến tháng 3/2009 được không? Nếu không chốt được sổ thì khi bà nghỉ việc tại Công ty cổ phần BIOVEGI Việt Nam bà có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?

Về vấn đề này, BHXH TP. Hà Nội trả lời như sau:

Tiết c, Điểm 6.3, Khoản 6, Mục II, Phần B quy định ban hành kèm theo Quyết định số 2777/QĐ-BHXH ngày 31/12/2015 của Giám đốc BHXH TP. Hà Nội về việc thực hiện nghiệp vụ công tác thu BHXH, BHYT, BHTN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT quy định xác nhận thời gian tham gia BHXH của người lao động trong một số trường hợp đơn vị còn nợ tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN như sau:

Đơn vị trong quá trình thực hiện thủ tục phá sản, giải thể: Người lao động có đơn đề nghị chốt sổ BHXH, công văn của người sử dụng lao động.

Đơn vị ngừng giao dịch, không tồn tại, chủ bỏ trốn: Người lao động có đơn đề nghị chốt sổ BHXH.

Cơ quan BHXH chỉ xác nhận thời gian đóng BHXH trên sổ BHXH của người lao động đến thời điểm doanh nghiệp đóng BHXH, sau khi thu hồi được khoản nợ của doanh nghiệp thì xác nhận bổ sung thời gian đóng BHXH trên sổ BHXH của người lao động.

Vì vậy, bà Nguyễn Thị Thu Hằng có thể liên hệ với cơ quan BHXH để được hướng dẫn làm thủ tục chốt sổ BHXH theo quy định.

Đánh giá bài viết
1 1.097
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi