Kế hoạch 21/2013/KH-UBND
Kế hoạch 21/2013/KH-UBND về thực hiện chiến lược quốc gia về dinh dưỡng của thành phố Hà Nội đến năm 2015.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ------------- Số: 21/KH-UBND | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 29 tháng 01 năm 2013 |
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ DINH DƯỠNG CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2015
Trong những năm qua, Thành phố Hà Nội triển khai có hiệu quả Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng góp phần tích cực vào công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân Thủ đô. Nhận thức dinh dưỡng có liên quan mật thiết tới phát triển thể chất, nâng cao sức khỏe của nhân dân, chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng là nội dung quan trọng của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người dân, từng gia đình và toàn xã hội.
Thực hiện Quyết định số 226/QĐ-TTg ngày 22/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng của Thành phố Hà Nội đến năm 2015 những nội dung cơ bản như sau:
Phần thứ nhất.
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ DINH DƯỠNG CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2001-2012
1. Kết quả đạt được
1.1. Kết quả về các mục tiêu, chỉ tiêu
- Tỷ lệ người dân biết 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đạt 83,7%.
- 52% bà mẹ nuôi con dưới 2 tuổi có kiến thức và thực hành dinh dưỡng đúng cho trẻ ốm.
- 18,8% bà mẹ có con dưới 2 tuổi cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
- Tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi ở trẻ em dưới 5 tuổi toàn Thành phố giảm xuống còn 8,6%, tỷ lệ suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm xuống còn 17,8%.
- Tỷ lệ trẻ sơ sinh cân nặng dưới 2.500g là 4,3%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi thừa cân là 4,5%.
- Tỷ lệ bướu cổ trẻ em 8-10 tuổi là 2,42%.
- Trên 90% hộ gia đình sử dụng muối i-ốt, sản phẩm có i-ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh; Độ bao phủ muối i-ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh đạt 5,1%; Mức i-ốt niệu trung vị 10,5 µg/dl.
- 99,8% trẻ 6 - 36 tháng tuổi được uống vitamin A, 4,6% trẻ em dưới 5 tuổi có hàm lượng vitamin A huyết thanh thấp.
- Tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ có thai dưới 22,7%.
- 100% xã, phường, thị trấn xây dựng màng lưới giám sát, tư vấn dinh dưỡng.
1.2. Kết quả thực hiện các nhóm giải pháp
1.2.1. Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo:
- Đưa chỉ tiêu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi là chỉ tiêu cơ bản trong phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
- Xây dựng các Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng Hà Nội (Kế hoạch giai đoạn 2001- 2005 và Kế hoạch giai đoạn 2006 - 2010). Ngày 01/8/2008, thành phố Hà Nội được mở rộng trên cơ sở hợp nhất với tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và 04 xã của huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình), vì vậy từ năm 2009 thành phố Hà Nội đã điều chỉnh Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng phù hợp với tình hình mới.
- Để thực hiện tốt các Kế hoạch trong từng giai đoạn, Thành phố kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện Chiến lược Quốc gia dinh dưỡng, trong đó đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố là trưởng ban, các phó trưởng ban là lãnh đạo các sở, ngành liên quan trong đó Sở Y tế là thường trực Ban chỉ đạo; các sở, ngành; các quận, huyện, thị xã cũng đã kiện toàn Ban chỉ đạo.
- Song song với việc thực hiện Chiến lược Quốc gia dinh dưỡng, Hà Nội triển khai nhiều chương trình y tế khác liên quan đến công tác dinh dưỡng phát triển như: Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em; Chương trình phòng chống thiếu hụt I-ốt; Chương trình phòng chống thiếu vitamin A; Phòng chống bệnh tiêu chảy...
- Thành phố ban hành các chính sách hỗ trợ cải thiện tình trạng dinh dưỡng như: chế độ thai sản, chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng cho người nghèo, đối tượng chính sách, các quy định về phúc lợi xã hội. Chọn ưu tiên các xã nghèo, các xã có tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi cao, các xã phường xây dựng phong trào Làng văn hóa sức khoẻ...
1.2.2. Giải pháp về nguồn lực:
a) Về nhân lực:
Chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác dinh dưỡng các cấp: tạo điều kiện cho cán bộ cấp Thành phố được tham gia đào tạo, tập huấn các lớp về dinh dưỡng do Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng tổ chức. Hàng năm Thành phố tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng hỗ trợ cho việc triển khai các hoạt động dinh dưỡng trong cộng đồng cho cán bộ cấp quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn.
Củng cố đội ngũ cộng tác viên dinh dưỡng, thường xuyên bổ sung kiến thức cho các cộng tác viên.
b) Nguồn lực tài chính:
Nguồn từ Trung ương thông qua Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, chương trình Hành động dinh dưỡng Quốc gia.
Nguồn ngân sách của Thành phố và của các quận, huyện, thị xã thực hiện Chiến lược Quốc gia dinh dưỡng và các chương trình y tế khác như: chương trình Phòng chống thiếu vitamin A, Phòng chống thiếu I-ốt...
1.2.3. Giải pháp về truyền thông, giáo dục dinh dưỡng:
- Tăng cường truyền thông về dinh dưỡng: làm phóng sự truyền hình, phổ biến kiến thức dinh dưỡng trên báo, đài, xây dựng pano, khẩu hiệu, cấp phát tài liệu, sách, đặc san về dinh dưỡng, tờ rơi tuyên truyền về dinh dưỡng...
- Tập huấn kiến thức và thực hành dinh dưỡng hợp lý cho các đối tượng: phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ; dinh dưỡng tuổi học đường cho học sinh, cha mẹ học sinh; dinh dưỡng người trung niên, người cao tuổi... Phối hợp lồng ghép tuyên truyền về dinh dưỡng trong các câu lạc bộ của hội Phụ nữ, hội Người cao tuổi...
- Tổ chức phòng khám tư vấn dinh dưỡng và các điểm tư vấn dinh dưỡng. Tư vấn trực tiếp tại Trạm Y tế xã, phường, thị trấn và hộ gia đình thông qua mạng lưới cộng tác viên, y tế cơ sở.
1.2.4. Giải pháp can thiệp dinh dưỡng:
- Hướng dẫn phục hồi dinh dưỡng cho bà mẹ có thai tăng cân thấp và trẻ em 3 tháng liền không tăng cân bằng các sản phẩm giàu dinh dưỡng.
- Tổ chức phong trào “Ly sữa quả trứng” tặng quà (trứng, sữa) và các sản phẩm phục hồi dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng.
- Thực hiện tốt chiến dịch “Ngày Vi chất dinh dưỡng”: tỷ lệ trẻ em 6-36 tháng tuổi uống vitamin A liều cao đạt trên 99,8%, trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ cao, bà mẹ sau đẻ trong vòng 1 tháng uống vitamin A đạt kết quả cao.
- Hàng năm tổ chức tẩy giun cho trẻ 24 - 60 tháng tuổi trong chiến dịch “Ngày Vi chất dinh dưỡng” đợt I góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi.
- Mua và cấp phát viên sắt cho phụ nữ có thai tại một số xã của huyện Thanh Trì, huyện Sóc Sơn từ năm 2005 đến 2010. Giáo dục, truyền thông dinh dưỡng hợp lý, đa dạng hóa bữa ăn, tăng cường sử dụng thực phẩm giàu sắt; vận động tuyên truyền phụ nữ có thai, đối tượng nguy cơ chủ động mua viên sắt, đa vi chất để phòng chống thiếu máu, thiếu vi chất dinh dưỡng.
1.2.5. Ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học:
Ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học về dinh dưỡng làm cơ sở xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng của Thành phố.
1.2.6. Giải pháp phối hợp liên ngành:
Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng trên địa bàn Thành phố được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo và phối hợp triển khai. Các sở, ngành đã đưa nội dung hoạt động dinh dưỡng vào kế hoạch hàng năm; một số sở, ngành có nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố...
2. Hạn chế, bất cập
- Hoạt động truyền thông được triển khai dưới nhiều hình thức nhưng chưa sâu rộng. Hoạt động can thiệp dinh dưỡng được triển khai tập trung chủ yếu vào đối tượng trẻ em, phụ nữ có thai.
- Trong những năm gần đây, mặc dù tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi của Thành phố giảm bền vững nhưng tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi còn cao, mặt khác đang có xu hướng gia tăng các bệnh mạn tính không lây nhiễm liên quan đến dinh dưỡng nhất là tình trạng thừa cân béo phì.
- Trình độ dân trí không đồng đều giữa khu vực thành thị và nông thôn vì vậy việc triển khai các hoạt động dinh dưỡng gặp không ít khó khăn.
- Công tác dinh dưỡng, tiết chế trong chăm sóc người bệnh còn hạn chế do thiếu nhân lực và một số bệnh viện chưa có bộ phận dinh dưỡng, tiết chế.
- Một số quận, huyện Ban chỉ đạo Chiến lược quốc gia dinh dưỡng được thành lập nhưng hoạt động còn mang tính hình thức, việc triển khai các hoạt động chủ yếu do ngành Y tế thực hiện.
3. Nguyên nhân
3.1. Nguyên nhân kết quả đạt được:
- Có sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và chỉ tiêu giảm suy dinh dưỡng là một trong những chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố và mỗi địa phương.
- Sự phối họp của các sở, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội trong tổ chức thực hiện Chiến lược Quốc gia dinh dưỡng; nhiều sở, ngành, đoàn thể có những hình thức, mô hình hoạt động sáng tạo nên huy động được sự tham gia của các tầng lớp nhân dân.
- Kinh phí cho triển khai các hoạt động được Bộ Y tế và Thành phố quan tâm đầu tư.
- Sự phát triển về kinh tế; khoa học công nghệ tạo môi trường thuận lợi cho việc triển khai hoạt động dinh dưỡng,
- Công nghệ thông tin, truyền thông phát triển tạo điều kiện để người dân tiếp cận kiến thức dinh dưỡng trong bảo vệ sức khỏe.
3.2. Nguyên nhân của hạn chế, bất cập:
- Cán bộ làm công tác dinh dưỡng tiết chế ở các bệnh viện thiếu về số lượng và chưa được đào tạo chuyên ngành dinh dưỡng, tiết chế.
- Nguồn lực cho công tác dinh dưỡng chưa đáp ứng với yêu cầu trong tình hình mới, hoạt động dinh dưỡng tiết chế ở các cơ sở khám chữa bệnh chưa phát triển. Kinh phí đầu tư cho công tác dinh dưỡng tập trung chủ yếu cho công tác phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi.
- Mô hình bệnh tật thay đổi, các bệnh mạn tính không lây nhiễm liên quan đến dinh dưỡng có xu hướng gia tăng do sự phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng cùng với sự thay đổi thói quen, lối sống của người dân đặt ra nhiều thách thức.
- Một số chính quyền cơ sở chưa nhận thức đúng mức tầm quan trọng của công tác dinh dưỡng với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.
- Nhận thức, hiểu biết của một số bộ phận người dân về chăm sóc sức khoẻ và dinh dưỡng còn hạn chế nhất là ở khu vực nông thôn.
Phần thứ hai.
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ DINH DƯỠNG CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2015
1. Cơ sở pháp lý và những vấn đề cần giải quyết
1.1. Cơ sở pháp lý:
Căn cứ Quyết định số 226/QĐ-TTg ngày 22/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Căn cứ Công văn số 1515/BYT-BM-TE ngày 21/3/2012 của Bộ Y tế về việc triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Căn cứ Công văn số 318/VDD-CĐT ngày 08/6/2012 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia về việc xây dựng kế hoạch 2011 - 2015 thực hiện Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020.
- Chia sẻ:Trịnh Thị Lương
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Thông tư 10/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 19/2021/TT-BYT
-
Thông tư 21/2024/TT-BYT quy định phương pháp định giá dịch vụ khám chữa bệnh
-
Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày 2024
-
Thông tư 37/2023/TT-BQP quy định về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quân y
-
Tải Thông tư 16/2023/TT-BYT file doc, pdf
-
Quyết định 2999/QĐ-BYT 2022 Quy trình giám định pháp y tâm thần 30 bệnh/rối loạn tâm thần thường gặp
-
Quyết định 3877/QĐ-BYT 2019
-
Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12
-
Luật Dược số 105/2016/QH13
-
Quyết định 3858/QĐ-BYT 2019
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Y tế - Sức khỏe
Công văn 1044/BYT-KH-TC hướng dẫn bổ sung giá dịch vụ khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
Quyết định 5992/QĐ-BYT 2019 kiểm soát nhiễm khuẩn trong chăm sóc trẻ sơ sinh
Thông tư 45/2015/TT-BYT quy định về trang phục y tế
Thông tư 47/2016/TT-BYT quy định việc tổ chức khám, chữa bệnh đột quỵ trong cơ sở khám, chữa bệnh
Nghị định số 96/2012/NĐ-CP
Quyết định 5013/QĐ-BYT Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh theo y học cổ truyền, và kết hợp y học hiện đại
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác