Quyết định 2170/QĐ-BYT 2022 tài liệu “Hướng dẫn phục hồi chức năng theo nhóm cho trẻ khuyết tật”
Hướng dẫn phục hồi chức năng theo nhóm cho trẻ khuyết tật
Ngày 5/8 năm 2022 Bô y tế đã ban hành Quyết định số 2170/QĐ-BYT 2022 về tài liệu “Hướng dẫn phục hồi chức năng theo nhóm cho trẻ khuyết tật”.
Phục hồi chức năng theo nhóm là một nội dung quan trọng của chương trình phục hồi chức năng nhằm phát hiện sớm và can thiệp cho trẻ khuyết tật giúp đẩy mạnh chất lượng công tác phục hồi chức năng. Sau đây là nội dung chi tiết Hướng dẫn phục hồi chức năng theo nhóm cho trẻ khuyết tật, mời các bạn cùng tham khảo.
Quyết định số 2170/QĐ-BYT 2022
BỘ Y TẾ _____ Số: 2170/QĐ-BYT | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _______________________ Hà Nội, ngày 05 tháng 8 năm 2022 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành tài liệu “Hướng dẫn phục hồi chức năng theo nhóm cho trẻ khuyết tật”
_________
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số 1607/QĐ-BYT ngày 17/3/2021 về việc triển khai thử nghiệm tài liệu “Hướng dẫn chẩn đoán và can thiệp trẻ có rối loạn phổ tự kỷ”;
Căn cứ biên bản họp ngày 25/01/2022 của Hội đồng thẩm định và nghiệm thu tài liệu “Hướng dẫn chẩn đoán và can thiệp trẻ có rối loạn phổ tự kỷ”;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này tài liệu “Hướng dẫn phục hồi chức năng theo nhóm cho trẻ khuyết tật”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Điều 3. Các Ông, bà: Chánh văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng, Cục trưởng các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế; Giám đốc các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như điều 3; - Q.Bộ trưởng Đào Hồng Lan (để b/c); - Cổng TTĐT Bộ Y tế; website Cục QLKCB; - Lưu; VT, KCB | KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Trường Sơn |
DANH SÁCH BAN BIÊN SOẠN
Chỉ đạo soạn thảo
PGS.TS. Nguyễn Trường Sơn | Thứ trưởng Bộ Y tế |
Ban soạn thảo được thành lập tại Quyết định số 5164/QĐ-BYT ngày 21/10/2019
PGS.TS. Lương Ngọc Khuê | Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, Trưởng Ban soạn thảo |
TS. Nguyễn Trọng Khoa | Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, Phó trưởng ban soạn thảo |
PGS.TS. Phạm Duy Hiền | Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, Phó trưởng ban soạn thảo |
TS. Nguyễn Tấn Dũng | Phó Giám đốc Bệnh viện C Đà Nẵng |
TS. Nguyễn Hữu Chiến | Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện tâm thần Trung ương I |
TS. Nguyễn Doãn Phương | Nguyên Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai |
PGS.TS.Phạm Văn Minh | Trưởng Bộ môn PHCN, Trường Đại học Y Hà Nội |
TS. Trần Ngọc Nghị | Trưởng Phòng PHCN và Giám định, Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế |
PGS.TS.Lương Tuấn Khanh | Giám đốc trung tâm PHCN, Bệnh viện Bạch Mai |
TS. Trịnh Quang Dũng | Trưởng khoa PHCN, Bệnh viện Nhi Trung ương |
ThS. BSCKII. Thành Ngọc Minh | Trưởng khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương |
TS. Phạm Thị Cẩm Hưng | Chủ nhiệm Bộ môn PHCN, Trường Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương |
ThS. Lê Thanh Vân | Chủ nhiệm Bộ môn VLTL, Trường Đại học Y - Dược Thành phố Hồ Chí Minh |
TS. Vũ Song Hà | Phó Giám đốc Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số |
Tổ biên tập được thành lập tại Quyết định số 5164/QĐ-BYT ngày 21/10/2019
TS. Nguyễn Trọng Khoa | Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, Tổ trưởng Tổ biên tập |
TS. Trần Ngọc Nghị | Trưởng Phòng PHCN và Giám định, Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, Tổ phó Tổ biên tập |
TS. Đỗ Chí Hùng | Trưởng khoa PHCN, Bệnh viện E |
ThS.BSCKII.Trần Quốc Đạt | Trưởng khoa PHCN, Bệnh viện Hữu Nghị |
BSCKI. Nguyễn Thị Thanh Lịch | Phó trưởng Phòng PHCN và Giám định, Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế |
TS.Nguyễn Thị Hương Gian | Phó trưởng khoa PHCN, Bệnh viện Nhi Trung ương |
ThS.Nguyễn Minh Hạnh | Chuyên viên chính, Phòng PHCN và Giám định, Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế |
ThS. Nguyễn Thu Thủ | Khoa PHCN, Bệnh viện Nhi Trung ương |
ThS. Nguyễn Thị Hồng Thúy | Khoa tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương |
ThS. Trương Thị Bảo Ngọc | Chuyên viên Cục Quản lý Khám, chữa bệnh |
Tham gia góp ý và nghiệm thu | |
PGS.TS. Trần Trọng Hải
| Chủ tịch Hội Phục hồi chức năng Việt Nam |
GS.TS. Cao Minh Châu | Tổng thư ký Hội Phục hồi chức năng Việt Nam, Nguyên chủ nhiệm Bộ môn PHCN - Trường Đại học Y Hà Nội |
TS. Nguyễn Mạnh Phát | Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 |
PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Thủy | Nguyên chủ nhiệm Bộ môn PHCN - Trường Đại học Y tế công cộng |
PGS. TS. Hồ Thị Hiền | Trưởng khoa Y học lâm sàng - Trường Đại học Y tế công cộng |
ThS. Nguyễn Mai Hương | Phó trưởng khoa Tâm thần - Bệnh viện Nhi Trung ương |
ThS. Hà Chân Nhân | Trưởng Bộ môn PHCN - Trường Đại học Y Dược Huế |
TS. Nguyễn Anh Tài | Trưởng Khoa nội thần kinh - Bệnh viện Chợ Rẫy |
PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Liên | Phó chủ nhiệm Bộ môn PHCN - Trường Đại học Y Hà Nội |
ThS. Hoàng Văn Quyên | Kỹ thuật viên trưởng Khoa Vật lý trị liệu - Bệnh viện Nhi Đồng 1 |
ThS. Phạm Dũng | Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam |
Chuyên gia tư vấn | |
TS. Kiah Evans | Giảng viên Đại học Tây Úc Nghiên cứu viên Viện Telethon Kids, Úc |
.GS. TS. Cheryl Dissanayake | Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tự kỷ Olga Tennison, Trường Đại học La Trobe, Úc |
ThS. Kelly Rostin | Chuyên gia tư vấn của USAID |
Thư ký biên soạn | |
ThS. Nguyễn Minh Hạnh | Chuyên viên chính, Phòng PHCN và Giám định, Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế |
ThS. Hoàng Khánh Chi | Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện PHCN Hà Nội |
CN. Lê Hải Đăn g | Chuyên viên chính, Thư ký Thứ trưởng, Bộ Y tế |
ThS. Hoàng Thị Hoa | Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số |
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN 1. ĐẠI CƯƠNG
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Sự cần thiết của tài liệu hướng dẫn
2. Một số khái niệm về phục hồi chức năng (PHCN)
3. Dạng tật và mức độ khuyết tật
II. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG THEO NHÓM TẠI VIỆT NAM
1. Hoạt động phục hồi chức năng theo nhóm tại Việt Nam
2. Quá trình thí điểm mô hình
3. Quá trình xây dựng Tài liệu
PHẦN 2. HƯỚNG DẪN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG THEO NHÓM
I. ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG
II. MỤC ĐÍCH CỦA TÀI LIỆU
III. VAI TRÒ, TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHCN THEO NHÓM
IV. MỘT SỐ THÁCH THỨC KHI TRIỂN KHAI PHCN THEO NHÓM
V. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG THEO NHÓM
1. Nguyên tắc
2. Thành phần và vai trò của các thành viên trong nhóm
3. Nhiệm vụ chính của các thành viên trong nhóm
4. Hoạt động phối hợp nhóm trong trình chẩn đoán, can thiệp và quản lý trẻ khuyết tật Sơ đồ PHCN theo nhóm
5. Vai trò quản lý của Khoa/Bệnh viện
Phụ lục 1: Mẫu biên bản họp nhóm
Phụ lục 2: Mẫu phiếu cung cấp thông tin cho gia đình
Phụ lục 3: Một số biểu mẫu tham khảo trong lượng giá
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI NÓI ĐẦU
Phục hồi chức năng theo nhóm là một nội dung quan trọng của chương trình phục hồi chức năng. Sự phối hợp liên chuyên khoa/liên ngành trong phát hiện sớm và can thiệp cho trẻ khuyết tật giúp đẩy mạnh chất lượng công tác phục hồi chức năng. Do vậy, việc xây dựng và ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn nội dung này trên toàn quốc là cấp thiết.
Ban biên soạn đã tham khảo nhiều hướng dẫn hiện có của các chuyên gia, các tác giả trong nước và quốc tế, cũng như thực hiện quá trình thử nghiệm tại Bệnh viện trường Đại học Y dược Huế, Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế và Bệnh viện Đa khoa Khu vực Quảng Nam và một số cơ sở phục hồi chức năng, cơ sở đào tạo cán bộ phục hồi chức năng để điều chỉnh các quy trình cho phù hợp với thực tế Việt Nam. Bộ tài liệu này cung cấp những kỹ năng cơ bản, quan trọng đối với cán bộ quản lý về phục hồi chức năng và cán bộ chuyên môn về y tế từ tuyến trung ương tới cộng đồng.
Bộ Y tế đánh giá cao sự giúp đỡ quý báu về kỹ thuật và tài chính của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thông qua Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (C.CIHP). Bộ Y tế cũng trân trọng cảm ơn những góp ý rất quý báu của các chuyên gia về phục hồi chức năng của Hội Phục hồi chức năng Việt Nam, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội, các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia thử nghiệm và các chuyên gia trong nước và quốc tế về nội dung, hình thức bộ tài liệu.
Trong lần đầu tiên xuất bản, mặc dù ban biên soạn đã hết sức cố gắng nhưng tài liệu khó tránh khỏi thiếu sót. Bộ Y tế kính mong bạn đọc gửi những nhận xét, phản hồi cho chúng tôi về bộ tài liệu này để những lần tái bản sau được hoàn chỉnh hơn.
Các ý kiến góp ý xin gửi về: Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế, 138A Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.
Trân trọng cảm ơn.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Trường Sơn
LỜI CẢM ƠN
Tài liệu “Hướng dẫn phục hồi chức năng theo nhóm cho trẻ khuyết tật” được thực hiện thông qua nỗ lực của nhiều bên, trong đó Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế được Lãnh đạo Bộ Y tế giao chủ trì với sự tham gia của các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế, Hội đồng thẩm định, các chuyên gia trong nước và quốc tế.
Để hoàn thành tài liệu này, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế xin trân trọng cảm ơn sự chỉ đạo sâu sát của PGS.TS. Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế; sự phối hợp của các Vụ/Cục, các Bệnh viện, Trường Đại học Y và các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế.
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế trân trọng cảm ơn sự tham gia nhiệt tình và những đóng góp giá trị của PGS.TS Trần Trọng Hải, Chủ tịch Hội Phục hồi chức năng Việt Nam; các chuyên gia của Hội Phục hồi chức năng Việt Nam; Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam và cơ sở Phục hồi chức năng các tuyến thuộc ngành Y tế và ngành Lao động Thương binh và Xã hội, các cá nhân và tổ chức đã tham gia đóng góp, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về Phục hồi chức năng tại Việt Nam. Những đóng góp của quý vị là rất hữu ích trong quá trình xây dựng tài liệu này.
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (C.CIHP) và một số tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã hội hoạt động trong lĩnh vực PHCN tại Việt Nam vì những hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật và tài chính trong suốt trong quá trình xây dựng, thử nghiệm và hoàn thiện tài liệu. Chúng tôi đánh giá cao sự cam kết của USAID, C.CIHP, Viethealth, MCNV, HI, VNAH và nhiều tổ chức khác trong việc tiếp tục hỗ trợ tổ chức triển khai hướng dẫn này và phát triển hoạt động PHCN ở Việt Nam trong thời gian tới.
Chúng tôi trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo và các cán bộ thuộc Bệnh viện Đại học Y - Dược Huế, Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế, Bệnh viện Đa khoa Khu vực Quảng Nam đã tham gia hoạt động thử nghiệm hướng dẫn. Chúng tôi đặc biệt cảm ơn Bs.ThS. Nguyễn Mai Hương - Bệnh viện Nhi Trung ương, Bs.ThS. Hà Chân Nhân - Đại học Y dược Huế, Bs.ThS. Cao Bích Thủy - Đại học Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng, ThS Hoàng Văn Quyên - Bệnh viện Nhi đồng 1, ThS Hồ Thị Huyền Thương - C.CIHP, Bs. Phan Thiệu Xuân Giang - Đại học Y Phạm Ngọc Thạch đã hỗ trợ ba bệnh viện trong suốt quá trình xây dựng nhóm liên chuyên khoa và thí điểm mô hình PHCN theo nhóm cho trẻ khuyết tật. Cuối cùng, chúng tôi xin được cảm ơn Ban giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội; Bs.ThS Hoàng Khánh Chi, Bệnh viện PHCN Hà Nội; Bs.TS. Nguyễn Thị Hương Giang, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bs.TS. Vũ Song Hà, C.CIHP, những người có chuyên môn trong việc xây dựng tài liệu, nghiêm túc tiếp thu ý kiến của các chuyên gia trong nước và quốc tế, giúp hoàn thiện tài liệu tốt nhất có thể.
Tài liệu này được hoàn thành trong thời gian ngắn nên không tránh khỏi thiếu sót. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh rất mong nhận được góp ý của quý bạn đọc. Mọi góp ý xin gửi về: Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế. Địa chỉ: Số 138A Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.
Hà Nội, ngày… tháng …năm 2022
CỤC TRƯỞNG
CỤC QUẢN LÝ KHÁM, CHỮA BỆNH
Trưởng ban soạn thảo
PGS.TS. Lương Ngọc Khuê
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT | |
AGREE | Bộ công cụ thẩm định các hướng dẫn về nghiên cứu và đánh giá - phiên bản 2 (The Appraisal of Guidelines for Research & Evaluation II) |
ASQ | Bộ công cụ theo dõi sự phát triển của trẻ theo độ tuổi và giai đoạn (Ages and Stages Questionnaires) |
BS | Bác sĩ |
BSCKI | Bác sĩ Chuyên khoa I |
BV | Bệnh viện |
CT | Can thiệp |
CTS | Can thiệp sớm |
DCCH | Dụng cụ chỉnh hình |
ĐD | Điều dưỡng |
HĐTL/OT | Hoạt động trị liệu |
HI | Tổ chức Humanity & Inclusion |
KCB | Khám chữa bệnh |
KTPT | Khuyết tật phát triển |
KTTT | Khuyết tật trí tuệ |
KTV | Kỹ thuật viên |
MCHAT-R, MCHAT-R/F | Bộ công cụ sàng lọc nguy cơ tự kỷ |
NICE | Viện Quốc gia Vì Sự Xuất chúng Trong Y tế và Chăm sóc (National Institute for Health and Care Excellence) |
NNTL/ST | Ngôn ngữ trị liệu |
PHCN | Phục hồi chức năng |
PHS | Phát hiện sớm |
PHCNDVCĐ | Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng |
SMART | Mục tiêu thông minh |
TKT | Trẻ khuyết tật |
TP HCM | Thành phố Hồ Chí Minh |
VLTL/PT | Vật lý trị liệu |
PHẦN 1. ĐẠI CƯƠNG
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Sự cần thiết của tài liệu hướng dẫn
Trẻ khuyết tật thường gặp khó khăn ở nhiều lĩnh vực trong quá trình phát triển. Để can thiệp phục hồi chức năng đạt hiệu quả cao, cần có sự hỗ trợ của các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Phối hợp PHCN theo nhóm là sự phối hợp nhiều ngành cho trẻ khuyết tật, là quá trình các nhà chuyên môn từ nhiều chuyên ngành khác phối hợp với nhau, đồng thời phối hợp cùng cha mẹ, người nuôi dưỡng chăm sóc trẻ và các nhân lực có liên quan khác để chung sức, hỗ trợ, đảm bảo tính phối hợp, thống nhất, đồng bộ và tính hiệu quả trong suốt quá trình can thiệp phục hồi chức năng.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phục hồi chức năng theo nhóm đa ngành, lấy người bệnh/gia đình làm trung tâm giúp cải thiện chất lượng dịch vụ, tăng hiệu quả phục hồi chức năng, giảm thời gian nằm viện và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh [1-3]. Sự phối hợp nhóm không chỉ mang lại lợi ích cho người bệnh mà còn giúp nâng cao trình độ chuyên môn, cải thiện khả năng làm việc nhóm, tạo được niềm tin chung cho các thành viên nhóm trong quá trình phục hồi chức năng [4].
Tại Việt Nam, đội ngũ nhân lực làm công tác phục hồi chức năng ở các bệnh viện chủ yếu bao gồm: bác sĩ phục hồi chức năng, kỹ thuật viên phục hồi chức năng (gồm kỹ thuật viên phục hồi chức năng được đào tạo về chuyên ngành vật lý trị liệu và điều dưỡng). Một số bệnh viện có kỹ thuật viên hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu và một số ít bệnh viện chuyên khoa hoặc tuyến Trung ương có thêm kỹ thuật viên dụng cụ chỉnh hình, cán bộ tâm lý lâm sàng ... Số lượng kỹ thuật viên về hoạt động trị liệu và ngôn ngữ trị liệu hiện nay tại Việt Nam còn hạn chế nên tại nhiều bệnh viện chủ yếu cung cấp dịch vụ vật lý trị liệu cho người bệnh.
Thông tư số 24/2021/TT-BYT của Bộ Y tế và một số chính sách, định hướng phát triển ngành phục hồi chức năng của Bộ Y tế ban hành trong thời gian qua đã hướng tới việc tổ chức cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng dựa trên phương pháp tiếp cận làm việc nhóm. Tuy nhiên, cho tới nay, việc thực hiện phục hồi chức năng theo nhóm chưa được tiến hành một cách hệ thống. Nguyên nhân chính là hạn chế về nguồn nhân lực và cách thức, tiếp cận và thói quen làm việc độc lập, việc phối hợp nhóm chưa được quan tâm đúng mức. Hiện nay, bác sĩ phục hồi chức năng thường là người đưa ra các quyết định điều trị, ít có sự tham vấn, phối hợp với các chuyên ngành, kỹ thuật viên khác, ít có sự tham gia của gia đình/người bệnh.
2. Một số khái niệm về phục hồi chức năng
2.1. Phục hồi chức năng
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Phục hồi chức năng (PHCN) là tập hợp các biện pháp can thiệp để tối ưu hoá chức năng và giảm thiểu tình trạng khuyết tật ở người có những vấn đề về sức khỏe, trong mối tương tác với môi trường họ sinh sống [5].
Thông tư số 24/2021/TT-BYT ngày 12 tháng 12 năm 2021 của Bộ Y tế quy định: Phục hồi chức năng là một tập hợp các can thiệp, bao gồm các phương pháp y học, kỹ thuật phục hồi chức năng, công nghệ trợ giúp, biện pháp giáo dục, hướng nghiệp, xã hội và cải thiện môi trường, để người bệnh và người khuyết tật (sau đây gọi chung là người bệnh) phát triển, đạt được, duy trì tối đa hoạt động chức năng, phòng ngừa và giảm khuyết tật phù hợp với môi trường sống của họ.
2.2. Kỹ thuật phục hồi chức năng
Thông tư số 24/2021/TT-BYT ngày 12 tháng 12 năm 2021 của Bộ Y tế quy định: Kỹ thuật phục hồi chức năng gồm vật lý trị liệu, vận động trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu, can thiệp bằng dụng cụ phục hồi chức năng và kỹ thuật khác. Cụ thể:
- Vật lý trị liệu (VLTL) là kỹ thuật sử dụng các tác nhân vật lý nhằm mục tiêu nâng cao sức khỏe; điều trị, can thiệp, phục hồi chức năng bệnh lý, sau chấn thương hoặc điều chỉnh, thích nghi với các khiếm khuyết của cơ thể người bệnh; phòng ngừa các yếu tố nguy cơ khuyết tật liên quan đến vận động;
- Hoạt động trị liệu (HĐTL) là sử dụng các kỹ thuật huấn luyện kỹ năng, thay đổi cách thức thực hiện hoạt động chức năng, điều chỉnh môi trường sống và cung cấp các dụng cụ thích nghi nhằm tăng cường khả năng tham gia các hoạt động trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày của mỗi người bệnh, phù hợp với nhu cầu và theo cách người đó mong muốn;
- Ngôn ngữ trị liệu (NNTL) là kỹ thuật sử dụng các hình thức giao tiếp và tương tác để lượng giá, chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị, can thiệp, nghiên cứu các vấn đề rối loạn về giao tiếp, ngôn ngữ, lời nói, giọng nói, sự trôi chảy (nói khó), nghe, nhận thức và nuốt của người bệnh;
- Tâm lý trị liệu (VLTL) là kỹ thuật sử dụng các hình thức giao tiếp và tương tác để lượng giá, chẩn đoán, điều trị và can thiệp các rối loạn chức năng về phản ứng cảm xúc, cách suy nghĩ và mẫu hành vi của người bệnh;
- Can thiệp bằng dụng cụ phục hồi chức năng là việc sử dụng một hoặc một số sản phẩm, thiết bị hoặc phần mềm để can thiệp về vận động hoặc di chuyển (bao gồm dụng cụ chỉnh hình, chân tay giả), nghe, nhìn, giao tiếp, nhận thức, chỉnh sửa môi trường, sinh hoạt hàng ngày để người bệnh phát triển, duy trì, cải thiện chức năng, phòng ngừa, giảm hậu quả của khuyết tật và thích nghi tối đa với môi trường sống của họ.
2.3. Phục hồi chức năng theo nhóm
Tại điểm b, khoản 6, Điều 1, Thông tư số 24/2021/TT-BYT của Bộ Y tế:
“Quy định việc phối hợp giữa các thành viên trong nhóm phục hồi chức năng để khám, chẩn đoán, lượng giá, xác định mục tiêu, lập kế hoạch, điều trị và can thiệp phục hồi chức năng có hiệu quả. Nhóm phục hồi chức năng bao gồm: Bác sĩ phục hồi chức năng làm trưởng nhóm, các thành viên là bác sĩ điều trị của các khoa, phòng hoặc các đơn vị có liên quan trong bệnh viện, kỹ thuật viên phục hồi chức năng, điều dưỡng và nhân viên công tác xã hội.”
Như vậy, nhóm PHCN (Rehabilitation Team): Gồm nhiều chuyên gia ở các ngành, chuyên ngành, chuyên khoa khác nhau cùng phối hợp trong đánh giá, điều trị PHCN và hỗ trợ một người bệnh. Để tối ưu hóa quá trình PHCN, cần sự hợp tác một cách hệ thống của tất cả các thành viên nhóm, cùng hướng đến mục tiêu chung nhằm phát triển kế hoạch can thiệp cá nhân và đánh giá quá trình thực hiện để đạt được các mục tiêu đó [4, 6].
Sự hợp tác của các thành viên nhóm PHCN có thể theo các mức độ khác nhau. Mức độ thường gặp là Phục hồi chức năng theo nhóm đa ngành (Multidisciplinary team - MDT), trong đó các nhà chuyên môn ở nhiều chuyên ngành, chuyên khoa khác nhau đánh giá trẻ độc lập theo từng phiên khác nhau. Các nhà chuyên môn hoạt động độc lập cần phối hợp của các thành viên khác. Trong quá trình làm việc với trẻ và gia đình, các nhà chuyên môn chia sẻ các kết quả đánh giá, nhận định của mình và một báo cáo tổng hợp được đưa ra dựa trên tất cả các kết quả đánh giá đó. Việc xác định mục tiêu điều trị được thực hiện bởi từng chuyên gia với sự tham gia của người bệnh/gia đình. Việc điều trị, can thiệp cho trẻ cũng được thực hiện tương đối độc lập bởi từng nhà chuyên môn. Cách tiếp cận PHCN theo nhóm đa ngành cho phép tận dụng được năng lực chuyên môn của nhiều ngành, chuyên ngành, chuyên khoa và tiết kiệm nguồn lực trong PHCN
Ở mức độ cao hơn, hay còn gọi là cách tiếp cận nhóm liên ngành (interdisciplinary team): Các nhà chuyên môn cùng đánh giá trẻ tại một phiên, cùng thảo luận và báo cáo tổng hợp dựa trên sự đồng thuận của cả nhóm. Các mục tiêu chung được xây dựng với sự cộng tác của người bệnh và gia đình cùng các thành viên trong nhóm thường xuyên làm việc và trao đổi cùng nhau. Cách tiếp cận liên ngành, liên chuyên ngành có thuận lợi là người bệnh được nhận chăm sóc từ các chuyên gia có những năng lực kỹ năng chuyên sâu, nhưng cũng có thách thức là cần nguồn lực để điều phối, sắp xếp các chuyên gia cùng tham gia phiên làm việc với trẻ. [7-9].
3. Dạng tật và mức độ khuyết tật
3.1. Khái niệm khuyết tật:
Luật người khuyết tật số 51/2010/QH12 quy định: Người khuyết tật (NKT) là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
3.2. Dạng tật bao gồm:
- Khuyết tật vận động;
- Khuyết tật nghe, nói;
- Khuyết tật nhìn;
- Khuyết tật thần kinh, tâm thần;
- Khuyết tật trí tuệ;
- Khuyết tật khác.
Điều 2, Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định cụ thể về dạng tật
“1. Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.
2. Khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói.
3. Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường.
4. Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường.
5. Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc.
6. Khuyết tật khác là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp được quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này (nêu trên).”
3.3. Mức độ khuyết tật:
Điều 3, Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định cụ thể về mức độ khuyết tật:
“1. Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
2. Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.
3. Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”
II. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG THEO NHÓM TẠI VIỆT NAM
1. Hoạt động phục hồi chức năng theo nhóm tại Việt Nam
Từ hơn 20 năm nay, tại Việt Nam, mô hình PHCN theo nhóm theo cách tiếp cận đa ngành, liên ngành (hay trong bối cảnh các đơn vị y tế là đa chuyên khoa, liên chuyên khoa) đã được các cơ sở PHCN đặt ra như là một mục tiêu phát triển. Các chính sách phát triển ngành PHCN của Bộ Y tế được ban hành trong thời gian qua cũng hướng tới việc tổ chức cung cấp dịch vụ PHCN theo cách tiếp cận đa ngành, liên ngành bởi chỉ có PHCN theo nhóm mới đáp ứng được yêu cầu PHCN toàn diện và có chất lượng cho người bệnh. Một số ví dụ về những hướng dẫn mới đây do Bộ Y tế ban hành đã hướng tới việc cung cấp dịch vụ PHCN đa ngành như Hướng dẫn PHCN trẻ bại não hoặc Hướng dẫn PHCN cho người bệnh đột quỵ [10, 11]. Thông tư số 24/2021/TT-BYT của Bộ Y tế sửa đổi bổ sung Thông tư 46/2013/TT-BYT đã được Bộ Y tế ban hành cũng quy định về PHCN theo nhóm.
Tuy vậy, hiện chỉ có một số cơ sở PHCN tuyến Trung ương hoặc các tỉnh/thành phố lớn được các tổ chức quốc tế hỗ trợ thì có thể tổ chức PHCN theo nhóm:
- Trung tâm PHCN, Bệnh viện Bạch Mai; Bệnh viện PHCN bệnh nghề nghiệp TP HCM; Bệnh viện Đại học Y dược Huế ...
- Khoa PHCN tại các bệnh viện: Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai...
- Khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương;
- Khoa Nhi tại Bệnh viện PHCN Hà Nội;
- Một số Khoa/Trung tâm/Bệnh viện PHCN.
PHCN theo nhóm chưa được thực hành một cách hệ thống, đặc biệt là PHCN cho TKT. Hướng dẫn này nhằm hỗ trợ các cơ sở PHCN làm việc với TKT có thể thiết lập và thực hành PHCN theo nhóm. Nguyên tắc làm việc giữa các thành viên của nhóm được xây dựng dựa trên các bằng chứng và thực hành tốt về PHCN theo nhóm nói chung. Các nguyên tắc này cũng có thể áp dụng trong PHCN theo nhóm cho các nhóm bệnh nhân người lớn khác. Thành viên, vai trò của các thành viên trong nhóm và các công cụ kèm theo trong phần phụ lục của hướng dẫn này có những điểm riêng biệt dành riêng cho nhóm TKT.
2. Quá trình thí điểm mô hình
2.1. Thí điểm của tổ chức Humanity & Inclusion và VietHealth tại Đồng Nai
Một trong những ví dụ được coi là mô hình điểm về PHCN theo nhóm là khoa PHCN của Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai. Từ năm 2019, trong dự án hợp tác với tổ chức Humanity & Inclusion (HI), Bệnh viện đa khoa Đồng Nai đã xây dựng và thực hiện quy trình PHCN theo nhóm đối với việc điều trị người bệnh nội trú và người bệnh ngoại trú tổn thương não.
Một số lợi ích chính được ghi nhận bao gồm: (1) Người bệnh được bày tỏ tâm tư nguyện vọng trong điều trị; (2) Cả nhóm điều trị đều nắm được tình trạng, mong muốn của người bệnh; (3) Các nhà chuyên môn khác nhau có thể đóng góp vào khuyến cáo, điều trị, phối hợp trong một mục đích điều trị giống nhau; (4) Các buổi họp nhóm giúp các thành viên trong nhóm trao đổi trực tiếp để dễ dàng nắm được tình trạng chung của người bệnh đang điều trị.
Mô hình PHCN theo nhóm có những thuật lợi sau: (1) Được sự quan tâm, chỉ đạo của Ban lãnh đạo bệnh viện trong phát triển các kỹ thuật chuyên ngành vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu và ngôn ngữ trị liệu; (2) Phương pháp tiếp cận theo nhóm được đề cập trong các Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và PHCN do Bộ Y tế phê duyệt, (3) Đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên sâu và nhiệt tình áp dụng các phương pháp tiếp cận dựa trên y học thực chứng, cụ thể như phương pháp tiếp cận nhóm và lấy người bệnh làm trung tâm, (4) Có được sự hỗ trợ về chuyên môn hợp tác từ các tổ chức quốc tế.
Mặc dù vậy, mô hình cũng gặp một số thách thức sau: (1) Số lượng và chất lượng nhân lực KTV PHCN chuyên ngành như HĐTL, NNTL... còn hạn chế; (2) Không có đủ các thành phần trong nhóm (chưa có chuyên gia dinh dưỡng tại khoa PHCN, nhân viên xã hội, KTV dụng cụ chỉnh hình và phòng sản xuất dụng cụ chỉnh hình); (3) Số lượng bệnh nhân đông cũng hạn chế thời gian quan sát/lượng giá kỹ lưỡng, họp nhóm thảo luận và theo dõi xuyên suốt; (4) Đa phần bác sĩ đưa ra tất cả các quyết định cho toàn bộ can thiệp PHCN mà chưa tham khảo hay thảo luận nhóm trước khi đưa ra chỉ định; (5) Thói quen các nhà chuyên môn thường làm việc độc lập từ bước chẩn đoán, lượng giá, thiết lập mục tiêu đến can thiệp. Việc chia sẻ thông tin thường thực hiện nhanh khi giao ban khoa hoặc đi buồng; (6) Sự tham gia của người bệnh/gia đình như một thành viên của nhóm điều trị chưa phổ biến.
Đối với TKT, tài liệu Hướng dẫn phát hiện sớm, can thiệp sớm (PHS- CTS) ban hành kèm theo Quyết định 970/QĐ-BYT của Bộ Y tế năm 2014 đã ghi nhận: Dịch vụ PHS-CTS TKT còn hạn chế. Hầu hết các tỉnh/thành phố chỉ có dịch vụ VLTL chung (chủ yếu cho người lớn) và chưa có các dịch vụ PHCN toàn diện như NNTL, HĐTL. Sự phối hợp liên ngành trong cung cấp dịch vụ PHS-CTS còn thiếu chặt chẽ [13].
Tháng 6 năm 2021, “Báo cáo khảo sát nhu cầu xây dựng đơn vị phục hồi chức năng đa ngành” của tổ chức Viethealth thực hiện tại tỉnh Đồng Nai, Tây Ninh và Bình Phước đã cho thấy: Nhân lực chuyên môn PHCN để vận hành các đơn vị đã có, tuy nhiên hầu hết thông qua đào tạo ngắn hạn, còn gặp nhiều trở ngại khi vận hành các dịch vụ mới như HĐTL, NNTL sẽ cần hỗ trợ về chuyên môn và kỹ thuật ở mức tối đa trong quá trình triển khai các dịch vụ đa ngành. Đa số các cán bộ làm việc chủ yếu với người lớn, khi cung cấp thêm dịch vụ cho trẻ em cần được hỗ trợ giám sát lâm sàng nhiều hơn [14].
2.2. Thí điểm của Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số tại Thừa Thiên Huế và Quảng Nam
Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (C.CIHP) đã cùng phối hợp với Sở Y tế hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam, Bệnh viện Đại học Y dược Huế, Bệnh viện PHCN tỉnh Thừa Thiên Huế và Bệnh viện Đa khoa Khu vực tỉnh Quảng Nam thực hiện thí điểm quy trình PHCN theo nhóm.
Theo báo cáo của Bệnh viện Đại học Y dược Huế khi triển khai thí điểm PHCN theo nhóm trên nhóm trẻ có rối loạn phát triển tại khoa PHCN của bệnh viện trong 6 tháng đầu năm 2021, bệnh viện đã ghi nhận hướng dẫn đã giúp thành viên nhóm gồm các bác sĩ chuyên khoa PHCN, chuyên khoa nhi, chuyên khoa tâm thần và các KTV (VLTL, HĐTL và NNTL) đã cùng hợp tác trong việc khám, đánh giá và can thiệp cho trẻ.
Sau khi có kết quả khám và đánh giá của bác sĩ, một số trẻ được lựa chọn tham gia chương trình sẽ được gửi đến KTV VLTL, HĐTL, NNTL tùy theo chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ sẽ giải thích với các KTV về kết quả khám của trẻ. Sau đó, bác sĩ và các KTV cùng tham gia trong một buổi đánh giá ban đầu và thảo luận về kế hoạch can thiệp cho trẻ.
Trong quá trình thăm khám, đánh giá và lập kế hoạch can thiệp, bác sĩ cũng như các KTV thảo luận với cha mẹ/người chăm sóc về kết quả khám, đánh giá và chẩn đoán, điểm mạnh, điểm yếu của trẻ. Bên cạnh đó, các nhu cầu ưu tiên của gia đình về trẻ cũng được tìm hiểu để thiết lập mục tiêu can thiệp phù hợp. Các buổi can thiệp cho trẻ đều có sự tham gia cùng của cha mẹ/người chăm sóc, KTV giải thích cho cha mẹ/người chăm sóc trong hoặc sau mỗi buổi trị liệu về mục tiêu của các hoạt động can thiệp và sự đáp ứng của trẻ.
Tuy nhóm chưa tổ chức được các buổi thảo luận định kỳ về tiến triển của trẻ và việc thay đổi kế hoạch can thiệp giữa bác sĩ và các KTV nhưng luôn có sự trao đổi, thảo luận thường xuyên với nhau nếu KTV gặp khó khăn trong quá trình can thiệp cho trẻ.
Báo cáo đã ghi nhận nhiều lợi ích khi thực hiện PHCN đa ngành cho TKT ở mức độ hợp tác cao (Các nhà chuyên môn cùng đánh giá trẻ tại một phiên, cùng thảo luận và báo cáo tổng hợp dựa trên sự đồng thuận của cả nhóm). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn tồn tại một số thách thức1.
2.3. Thí điểm của Bộ Y tế
Trong nhiều năm qua, trong các các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, thực hiện các chương trình, dự án về PHCN, PHCN dựa vào cộng đồng, phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ em khuyết tật, Bộ Y tế đã chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở KCB, cơ sở PHCN thí điểm và thực hiện phối hợp liên ngành, liên chuyên khoa trong hội chẩn chuyên môn, thực hiện các kỹ thuật chuyên môn KCB, PHCN nhằm nâng cao chất lượng KCB, PHCN.
3. Quá trình xây dựng Tài liệu
Hướng dẫn được xây dựng theo quy trình của Bộ Y tế và bao gồm các bước sau:
- Rà soát tài liệu và Biên tập bản thảo 1: Trong bước này, trước tiên các thành viên chính của ban soạn thảo đã thực hiện việc rà soát tài liệu quốc tế, các mô hình và kinh nghiệm triển khai công tác PHCN theo nhóm tại Việt Nam trong những năm gần đây, và sau đó biên soạn tài liệu.
- Hội thảo tham vấn: tháng 12/2020. Trong hội thảo này chuyên gia quốc tế và trong nước trình bày về các mô hình và bài học kinh nghiệm. Ban soạn thảo trình bày bản thảo lần 1 và lấy ý kiến góp ý của các chuyên gia.
- Chỉnh sửa tài liệu sau hội thảo: tháng 12/2020.
- Áp dụng thí điểm tại 03 bệnh viện bao gồm: Bệnh viện Đại học Y dược Huế, Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế, và Bệnh viện Đa khoa Khu vực Quảng Nam: từ tháng 1/2021 đến tháng 6/2021.
- Chỉnh sửa tài liệu sau kết quả thử nghiệm.
- Lấy ý kiến góp ý từ chuyên gia quốc tế và chuyên gia trong nước vòng 2: tháng 8 - tháng 9/2021. Chỉnh sửa bản dự thảo dựa theo phản hồi của Hội đồng thẩm định và các chuyên gia.
- Thẩm định và Ban hành.
- Trong quá trình xây dựng hướng dẫn, Ban soạn thảo áp dụng một số nguyên tắc trong Hướng dẫn thẩm định về nghiên cứu và đánh giá II (The Appraisal of Guidelines for Research & Evaluation II - hay còn viết tắt là AGREE II) đối với các hướng dẫn lâm sàng.
..............
Văn bản này thuộc lĩnh vực Y tế - Sức khỏe của chuyên mục Pháp luật được HoaTieu.vn cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.
Quyết định 2170/QĐ-BYT 2022 tài liệu “Hướng dẫn phục hồi chức năng theo nhóm cho trẻ khuyết tật”
08/08/2022 11:47:00 SACơ quan ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Trường Sơn |
Số hiệu: | 2170/QĐ-BYT | Lĩnh vực: | Y tế |
Ngày ban hành: | 05/08/2022 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng hiệu lực: |
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Bài liên quan
-
Thông tư 04/2022/TT-BYT sửa đổi một số Thông tư của BYT về đơn thuốc điện tử
-
Danh mục thuốc thiết yếu của Bộ y tế
-
Thông tư 05/2022/TT-BYT về quản lý trang thiết bị y tế
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ ở người của BYT
-
Hướng dẫn Ghi chép Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong 2024
-
Thông tư 38/2018/TT-BYT hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Y tế
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Y tế - Sức khỏe
Thông tư 07/2024/TT-BYT Quy định về đấu thầu thuốc tại cơ sở y tế công lập
Nghị định 176/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế
Công văn 489/BHXH-BT năm 2016 hướng dẫn về thu bảo hiểm, giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội
Thông tư 30/2015/TT-BYT quy định việc nhập khẩu trang thiết bị y tế
Thông tư 25/2019/TT-BYT
Quyết định số 08/2008/QĐ-BYT
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác