Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá gan lớn 2024

Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá gan lớn 2024. Sán lá gan là một căn bệnh nguy hiểm. Người nhiễm sán lá gan lớn nếu không chuẩn đoán và chữa trị kịp thời có nguy cơ mắc bệnh ung thư đường mật và một số bệnh khác làm suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bài viết dưới đây của HoaTieu.vn sẽ cung cấp thông tin về việc chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá gan lớn 2024. Mời bạn đọc tham khảo.

Quyết định số 1203/QĐ-BYT Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá gan lớn.
Quyết định số 1203/QĐ-BYT Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá gan lớn.

1. Quy định về Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá gan lớn 2024

Ngày 16/05/2022 Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 1203/QĐ-BYT về việc Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá gan lớn.

Nội dung của quyết định: Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá gan lớn.

Theo đó, để phòng ngừa bệnh sán lá gan, cần thực hiện các biện pháp sau: không ăn sống các loại rau mọc dưới nước, không uống nước lã, khi nghi ngờ bị nhiễm sán lá gan lớn phải đến cơ sở khám chữa bệnh để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời, định kỳ tẩy sán cho trâu bò, vật nuôi...

Quyết định số 1203/QĐ-BYT đã được HoaTieu.vn cập nhật và đăng tải tại bài viết: Quyết định 1203/QĐ-BYT 2022 Hướng dẫn chuẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá gan lớn.

Bạn chỉ cần click vào link bài viết tham khảo và tải file về máy để sử dụng.

2. Bệnh sán lá gan lớn là gì?

Bệnh sán lá gan lớn (fascioliasis) do loài sán lá Fasciola hepatica hoặc Fasciola gigantica gây nên. Nó có hình lá dẹt chiều dài từ 20-30mm, rộng từ 8-13mmm. Loài sán này chủ yếu ký sinh ở động vật ăn cỏ như trâu, bò, cừu, dê…và có thể ký sinh gây bệnh ở người.

Ở Việt Nam, Viện Sốt Rét – Kí sinh trùng – Côn trùng Trung ương cho biết, đến nay bệnh sán lá gan lớn đã xuất hiện ở 47 tỉnh, thành phố; tỷ lệ nhiễm cao nhất ở một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên (Bình Định, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Gia Lai và TP. Đà Nẵng).

Đối với khu vực Hà Nội và một số vùng xung quanh Hà Nội, mỗi năm tiếp nhận khoảng 300 – 400 trường hợp tại các viện điều trị chuyên ngành. Tỉnh Bắc Ninh là một trong các địa phương có bệnh lưu hành, hiện nay đang có bệnh nhân điều trị.

3. Hậu quả bệnh sán lá gan lớn

Hình ảnh minh họa vòng đời của sán lá gan
Hình ảnh minh họa vòng đời của sán lá gan

Sán lá gan ở người là bệnh nguy hiểm, gây nhiều biến chứng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Khi nhiễm sán lá gan lớn, sau khi vào dạ dày, tá tràng, các vỏ nang trùng sẽ giải phóng ra các ấu trùng. Các ấu trùng này xuyên qua thành tá tràng, vào ổ bụng rồi di chuyển đến sinh trưởng và phát triển ở nhu mô gan.

Trong quá trình ký sinh ở gan, sán lá gan tiết ra các chất độc làm phá hủy nhu mô gan, gây áp xe gan. Sau khoảng 2 - 3 tháng phát triển ở nhu mô gan, sán có thể chui vào đường mật, tiếp tục phát triển và đẻ trứng trong một khoảng thời gian rất dài.

Nếu không được phát hiện và điều trị, sán lá gan lớn có thể gây bệnh ung thư đường mật. Một số ít trường hợp, ấu trùng sán lá gan lớn di chuyển lạc chỗ và gây bệnh ở một số cơ quan khác như da, cơ, khớp, vú, dạ dày, đại tràng,...

4. Triệu chứng bệnh sán lá gan lớn

Bệnh sán lá gan lớn thường có các triệu chứng đau vùng hạ sườn phải lan về phía sau hoặc đau vùng thượng vị và mũi ức; tính chất đau không đặc hiệu, có thể âm ỉ, đôi khi đau dữ dội, cũng có trường hợp không đau bụng. Bệnh nhân mệt mỏi, có cảm giác đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, có thể sốt hoặc đau khớp, đau cơ và mẩn ngứa...

Khi xét nghiệm tìm thấy trứng sán trong phân hoặc xét nghiệm máu bằng kỹ thuật miễn dịch (ELISA) tìm thấy kháng thể kháng sán lá gan lớn trong huyết thanh bệnh nhân.

Vì vậy, khi bệnh nhân có các triệu trứng nghi ngờ mắc bệnh kể trên, cần đến các cơ sở y tế gần nhất để xét nghiệm và điều trị.

5. Cách điều trị sán lá gan lớn

- Nguyên tắc điều trị:

  • Điều trị sớm, đủ liều và dùng thuốc đặc hiệu.
  • Điều trị hỗ trợ khi cần thiết để nâng cao thể trạng cho bệnh nhân.
  • Lưu ý những trường hợp chống chỉ định điều trị cho phụ nữ có thai, những người đang bị bệnh cấp tính hoặc suy tim, suy gan, suy thận, bệnh tâm thần..., cơ địa dị ứng với thuốc cần dùng.

- Thuốc điều trị: thuốc lựa chọn là Triclabendazole 250 mg, liều 10 mg/kg cân nặng, uống một lần duy nhất sau khi ăn no. Liều duy nhất. Uống với nước đun sôi để nguội. Uống sau khi ăn no. (Cần tiến hành thăm khám và uống thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý mua thuốc về uống).

Chống chỉ định: người đang bị bệnh cấp tính khác; phụ nữ có thai; phụ nữ đang cho con bú; người có tiền sử mẫn cảm với thuốc hoặc một trong các thành phần của thuốc; người đang vận hành máy móc, tàu xe; người bệnh trong giai đoạn cấp của các bệnh mạn tính về gan, thận, tim mạch. . .

6. Cách phòng bệnh sán lá gan lớn

Nhiễm sán lá gan lớn liên quan đến thói quen và tập quán ăn uống của người dân, vì vậy phòng bệnh là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết.

Để phòng bệnh sán lá gan lớn, không nên ăn sống các loại rau nọc dưới nước; không uống nước lã; định kỳ tẩy sán cho trâu bò, vật nuôi; người nghi ngờ nhiễm sán lá gan lớn phải đến cơ sở khám chữa bệnh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Chủ động phát hiện và điều trị sớm bệnh sán lá gan lớn tại vùng lưu hành bệnh.

7. Tiêu chuẩn khỏi bệnh

- Hết triệu chứng lâm sàng.

- Các xét nghiệm cận lâm sàng trở về bình thường, đặc biệt tổn thương gan trên chuẩn đoán hình ảnh.

Bài viết trên đã cung cấp thông tin về chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá gan lớn. Mời bạn đọc tham khảo các bài viết có liên quan tai mục Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 77
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm