Giáo viên nghỉ dịch Covid19 có được hưởng nguyên lương

Để phòng chống dịch Covid-19, học sinh được tạm nghỉ học, còn giáo viên thì nghỉ dạy, thời gian có thể kéo dài cả tháng trời. Vậy trong thời gian nghỉ dịch Covid19 giáo viên có được hưởng nguyên lương không? Mời các bạn cùng theo dõi nội dung sau đây để biết thêm chi tiết.

Tiền lương giáo viên trong thời gian nghỉ dịch Corona

Đến nay, tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước cho học sinh nghỉ học để phòng chống dịch Covid-19. Bộ Giáo dục và Đào tạo tuyên bố sẽ xem xét lùi thời gian kết thúc năm học để phù hợp với tình hình nghỉ học, nghỉ dạy do diễn biến của dịch bệnh. Hiện một số địa phương đã cho học sinh THPT đi học trở lại, nhưng theo khuyến cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hầu hết các tỉnh, thành tiếp tục cho học sinh THCS, tiểu học, mầm non nghỉ học. Thậm chí, TP. HCM còn đề nghị cho học sinh được nghỉ học đến hết tháng 3.

Học sinh, giáo viên các cấp nghỉ học, nghỉ dạy cả tháng trời mà không phải trong dịp hè là việc chưa từng có ở nước ta trong bối cảnh thời bình. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến lịch học, lịch thi của hàng chục triệu học sinh các cấp mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới hàng chục vạn giáo viên đứng lớp.

Thực tế, trong những ngày học sinh nghỉ học, các giáo viên, nhân viên, người lao động các nhà trường vẫn phải tham gia dọn vệ sinh trường lớp, trực trường và hoạt động chuyên môn như: ra bài, chấm bài, hướng dẫn học sinh học tập online. Sau khi học sinh đi học trở lại, giáo viên có nhiệm vụ dạy bù vào các ngày thứ bảy, chủ nhật, thậm chí trong kỳ nghỉ hè (nếu thời gian nghỉ do dịch covid-19 kéo dài) để đảm bảo chương trình năm học. Không ít giáo viên, người lao động ngành Giáo dục băn khoăn liệu thời gian nghỉ dạy phòng dịch hiện nay họ có được hưởng nguyên lương hay có bị trừ khoản phụ cấp nào không?

Theo Bộ luật Lao động hiện hành, đây là quãng thời gian người lao động nghỉ làm việc do dịch bệnh, được xác định là quãng thời gian ngừng việc. Thời gian ngừng việc thể hiện ở 3 nội dung sau:

Thứ nhất, nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương;

Thứ hai, nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương, những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

Thứ ba, nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Điều 98 Bộ luật lao động 2012.

Điều 98. Tiền lương ngừng việc

Trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:

1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương;

2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Như vậy, thời gian giáo viên nghỉ dạy là theo sự chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền, mà cụ thể là Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giáo viên nghỉ dạy trong trường hợp này do nguyên nhân khách quan dịch bệnh. Các đơn vị sự nghiệp công lập (nhà trường) có nghĩa vụ thanh toán lương cho người lao động (giáo viên, người lao động) và các loại phụ cấp theo quy định nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Các khoản phụ cấp đó là: Phụ cấp thâm niên, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp lưu động, phụ cấp khu vực… theo quy định của Luật Viên chức 2010, Luật Giáo dục 2005 (sắp thay thế bởi Luật Giáo dục 2019) và Bộ luật Lao động 2013.

Xem thêm

Đánh giá bài viết
1 1.089
0 Bình luận
Sắp xếp theo