Cách tính tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, Tết 2025
Cách tính tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, Tết 2025. Tiền lương và thưởng Tết là hai vấn đề quan trọng liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao động. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn băn khoăn về các quy định pháp luật liên quan đến hai vấn đề này. Trong bài viết dưới đây, Hoa Tiêu sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn các quy định hiện hành về cách tính tiền lương và thưởng Tết.
Tính lương ngày lễ, tết 2025
- 1. Cách tính tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, Tết 2025
- 2. Hình thức trả lương thưởng lễ, Tết theo quy định nhà nước
- 3 Cách tính tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ, làm đêm
- 4. Ví dụ cách tính lương ngày lễ cho người lao động làm thêm giờ
- 5. Cách tính lương ngoài giờ cho người lái xe
- 6. Cách tính tiền làm thêm giờ của công chức

Bài viết sau sẽ hướng dẫn các bạn cách tính tiền làm thêm giờ vào các ngày nghỉ lễ, Tết, đêm cũng như cuối tuần một cách cụ thể nhằm đảm bảo về thu nhập cũng như quyền lợi bản thân khi các bạn làm thêm giờ tại doanh nghiệp và công ty. Mời bạn cùng tham khảo.
1. Cách tính tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, Tết 2025
Để nhanh chóng tính được cho mình lương thưởng lễ, Tết của bản thân, mời các bạn sử dụng:
1.1. Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian
Tại Khoản 1 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định tiền lương làm thêm giờ đối với người lao động hưởng lương theo thời gian được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 300% x Số giờ làm thêm
Trong đó: Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường bằng tiền lương thực trả của công việc đang làm của tháng hoặc tuần hoặc ngày mà người lao động làm thêm giờ chia tổng số giờ thực tế làm việc tương ứng trong tháng hoặc tuần hoặc ngày người lao động làm thêm giờ
Lưu ý:
(i) Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm của tháng hoặc tuần hoặc ngày mà người lao động làm thêm giờ không bao gồm:
- Tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.
- Tiền thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động 2019, tiền thưởng sáng kiến.
- Tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ.
- Hỗ trợ khi có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.
(ii) Tổng số giờ thực tế làm việc tương ứng trong tháng hoặc tuần hoặc ngày người lao động làm thêm giờ không quá số ngày làm việc bình thường trong tháng và số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, 01 tuần theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn và không kể số giờ làm thêm.
1.2. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm
Căn cứ Khoản 2 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm thì tiền lương làm thêm giờ tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 300% x Số sản phẩm làm thêm
Lưu ý: Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. Trường hợp làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần (theo khoản 2 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP).
2. Hình thức trả lương thưởng lễ, Tết theo quy định nhà nước
Tại Khoản 1 và 2 Điều 96 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hình thức trả lương như sau:
1. Công ty và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.
2. Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.
Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì công ty phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.
3 Cách tính tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ, làm đêm
Theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm thêm giờ được trả lương theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm như sau:
- Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
- Vào ngày nghỉ hàng tuần, ít nhất bằng 200%;
- Vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300%.
Chú ý:
- Nếu người lao động được nghỉ bù những giờ làm thêm, thì người sử dụng lao động chỉ phải trả phần tiền chênh lệch so với tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm của ngày làm việc bình thường.
- Người lao động làm việc vào ban đêm (thời giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ) thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm vào ban ngày.
- Ngoài ra, người lao động làm thêm giờ vào ban đêm còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.

4. Ví dụ cách tính lương ngày lễ cho người lao động làm thêm giờ
Để giúp các bạn dễ dàng tính được lương làm thêm giờ vào ngày lễ, Tết, Hoa Tiêu mời các bạn cùng tham khảo một số ví dụ về cách tính cụ thể như sau:
4.1. Trường hợp người lao động làm thêm giờ vào ca ngày
Đối với lao động trả lương theo thời gian: Nếu làm thêm ngoài giờ tiêu chuẩn thì doanh nghiệp, cơ quan phải trả lương làm thêm giờ theo cách tính sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả x 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm
Trong đó:
Tiền lương giờ thực trả được xác định trên cơ sở tiền lương thực trả của tháng mà người lao động làm thêm giờ (trừ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, tiền thưởng và các khoản thu nhập khác không có tính chất lương) chia cho số giờ thực tế làm việc trong tháng (không kể số giờ làm thêm) nhưng không quá 200 giờ, đối với công việc có điều kiện lao động, môi trường lao động bình thường trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm.
Ví dụ 1: Cách tính tiền làm thêm giờ cho lương theo thời gian
Tiền lương trong hợp đồng của anh Bình là 3,120,000 đồng (làm việc trong điều kiện lao động bình thường với số ngày làm việc thực tế bằng số ngày làm việc của doanh nghiệp chọn là 26 ngày/tháng). Anh Bình làm 60 giờ tăng ca ngày thường trong tháng và không có giờ tăng ca nào sau 10 giờ tối. Vậy tiền lương của anh Bình nhận được là:
• Tiền lương giờ thực trả là: 3,120,000 đồng/26/8 = 15,000đ
• Tiền làm thêm giờ ngày thường: 15,000 đồng x 150% x 60 giờ = 1,350,000đ
Đối với lao động trả lương theo sản phẩm: nếu ngoài giờ tiêu chuẩn doanh nghiệp, cơ quan có yêu cầu làm thêm số lượng, khối lượng sản phầm, công việc ngoài định mức hoặc những công việc phát sinh chưa xác định trong kế hoạch sản xuất kinh doanh năm, mà doanh nghiệp, cơ quan cần làm thêm giờ thì đơn giá tiền lương của những sản phẩm, công việc làm thêm được trả bằng 150% so với đơn giá tiền lương của sản phẩm làm trong giờ tiêu chuẩn, nếu làm thêm vào ngày thường; bằng 200%, nếu làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần; bằng 300%, nếu làm thêm vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương.
Tiền lương làm thêm giờ = Đơn giá tiền lương sản phẩm x Số lượng sản phẩm làm ra trong giờ làm thêm x 150% hoặc 200% hoặc 300%
Ví dụ 2:
Anh Ba làm ra 2,000 sản phẩm trong tháng với đơn giá là 2,000 đồng/chiếc. Để hoàn thành số lượng này, anh Ba đã thực hiện 200 giờ làm bình thường và 60 giờ làm thêm ngày thường và không có giờ tăng ca nào sau 10 tối. Tiền lương của anh Ba được tính như sau:
Lương sản phẩm giờ = 2,000 chiếc x 2,000đ / 260 giờ = 15,385đ
Lương sản phẩm giờ thường = 15,385đ x 200 giờ x 100% = 3,077,000đ
Lương sản phẩm thêm giờ = 15,385đ x 60 giờ x 150% = 1,384,650đ
Tổng lương tháng = 3,077,000đ + 1,384,650đ = 4,461,650đ
4.2. Trường hợp người lao động làm thêm giờ vào ban đêm
Đối với lao động trả lương theo thời gian:
1. Tiền lương làm vào ban đêm
Tiền lương làm vào ban đêm = Tiền lương giờ thực trả x 130% x Số giờ làm vào ban đêm
2. Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm
Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm = (Tiền lương làm vào ban đêm x 150% hoặc 200% hoặc 300%) + (Tiền lương giờ thực trả x 20%)
Ví dụ 3: Trả lương cho người lao động làm thêm vào ban đêm
Theo quy định tại Điều 98 Bộ luật lao động thì trường hợp quý công ty yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì người lao động được trả lương như sau:
Giả sử đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm ngày bình thường của người lao động là A thì:
- Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm của ngày bình thường được trả ít nhất là: 150%A + 30%A + (20% x 150%A) = 210%A.
- Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm của ngày nghỉ hằng tuần được trả ít nhất là: 200%A + 30% A + [20% x (200%A)] = 270%A
- Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm của ngày nghỉ Lễ tết, ngày nghỉ có hưởng lương được trả như sau:
- Đối với lao động hưởng lương tháng, được trả ít nhất là: 300%A + 30% A + 20% x (300%A) = 390%A
- Đối với lao động hưởng lương ngày thì ngoài tiền lương ít nhất bằng 390%A, người lao động còn được trả tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định.
Đối với lao động trả lương theo sản phẩm:
1. Tiền lương làm vào ban đêm
Tiền lương của sản phẩm làm vào ban đêm = Đơn giá tiền lương của sản phẩm làm vào ban đêm làm trong giờ tiêu chuẩn vào ban ngày x 130% x Số giờ làm thêm vào ban đêm
2. Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm
Tiền lương của sản phẩm làm thêm vào ban đêm = (Tiền lương của sản phẩm làm vào ban đêm x 150% hoặc) 200% hoặc 300% + (Đơn giá tiền lương của sản phẩm làm vào ban đêm làm trong giờ tiêu chuẩn vào ban ngày x 20%)
Ví dụ 4: Cách tính lương làm thêm giờ vào ban đêm
Anh Thuận làm việc tại nhà máy may với mức lương là 20,000 đồng/giờ thực trả. Anh làm tăng ca thêm 3 tiếng vào ban đêm vào ngày làm việc bình thường. Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm của anh Thuận được tính như sau:
(20,000đ x 3 giờ x 130% x 150%) + (20,000đ x 20%) = 121,000đ
5. Cách tính lương ngoài giờ cho người lái xe

Theo quy định tại Công văn 1262/LĐTBXH-TL thì:
Tiền lương làm thêm giờ áp dụng cho mọi đối tượng, trừ những người làm việc theo lương sản phẩm theo định mức, lương khoán hoặc trả lương theo thời gian làm việc không ổn định như làm việc trên các phương tiện vận tải đường bộ (kể cả lái xe con), đường sông, đường biển và đường hàng không, thu mua hải sản, nông sản, thực phẩm...
Như vậy, lái xe không thuộc đối tượng áp dụng chế độ tiền lương làm thêm giờ. Tuy nhiên, nếu lái xe giao kết hợp đồng lao động với công ty và thỏa thuận ghi rõ trong hợp đồng lao động thì lái xe vẫn được hưởng lương làm thêm giờ theo quy định pháp luật.
6. Cách tính tiền làm thêm giờ của công chức
- Đối với NLĐ hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do doanh nghiệp quy định theo Điều 105 của Bộ luật Lao động 2019 và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ | = | Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường | x | Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% | x | Số giờ làm thêm |
Trong đó:
Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường | = | Tiền lương thực trả của công việc đang làm của tháng hoặc tuần hoặc ngày mà NLĐ làm thêm giờ (T1) | / | Tổng số giờ thực tế làm việc tương ứng trong tháng hoặc tuần hoặc ngày NLĐ làm thêm giờ (T2) |
- Đối với NLĐ hưởng lương theo sản phẩm
NLĐ hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thêm giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với doanh nghiệp và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ | = | Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường | x | Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% | x | Số sản phẩm làm thêm |
Trong đó:
- Mức ít nhất bằng 150% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày thường;
- Mức ít nhất bằng 200% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần;
- Mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.
Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.
Tham khảo thêm
Lương hưu và trợ cấp một lần khi nghỉ hưu 2025
Tiền lương hưu 2025 có phải nộp thuế thu nhập cá nhân?
Làm bao nhiêu tháng thì được thưởng Tết năm 2025?
Tiền lương có được coi là tài sản riêng 2025?
Khen thưởng 20/11 giáo viên 2025 như thế nào?
Cách tính tiền thừa giờ cho giáo viên Tiểu học 2025
Lương, thưởng dịp 2/9/2025 được tính thế nào?
File Excel tính tiền thưởng Tết Nguyên đán 2025
- Chia sẻ:
Phùng Thị Kim Dung
- Ngày:
- Tham vấn:
Đinh Ngọc Tùng
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

- Nguyễn HùngThích · Phản hồi · 0 · 31/01/21
Gợi ý cho bạn
-
Giáo viên kiêm nhiệm là gì? Giáo viên được kiêm nhiệm bao nhiêu chức danh?
-
Giảm trừ gia cảnh là gì? Mức giảm trừ gia cảnh mới nhất 2025
-
Bỏ lương cơ sở, lương công chức viên chức được tính như thế nào 2025?
-
Cách tính số tháng giảm trừ gia cảnh theo quy định mới nhất 2025
-
Giờ làm việc ban đêm năm 2025 được tính từ giờ nào đến giờ nào?
-
Lao động làm việc 8 tiếng 1 ngày có được nghỉ giữa giờ 2025?
-
Phụ cấp kiêm nhiệm của giáo viên 2025 theo quy định mới từ 1/7/2024
-
2/9 năm 2024 nghỉ mấy ngày?
-
Chế độ trực hè, trực Tết của giáo viên các cấp 2025
-
Mức đóng đoàn phí công đoàn mới nhất 2025
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Top 4 bài phân tích 16 câu giữa bài Vội vàng
Mẫu hợp đồng góp vốn
Có thể bạn quan tâm
-
Hồ sơ thi viên chức giáo viên năm 2025 gồm những gì?
-
Quy định về luân chuyển giáo viên 2025 mới nhất
-
Hệ số lương Đại học, Cao đẳng, Trung cấp mới nhất 2025
-
Hồ sơ xin việc giáo viên 2025 gồm những gì?
-
30/4 1/5 năm 2025 nghỉ mấy ngày?
-
Cách tính số tháng giảm trừ gia cảnh theo quy định mới nhất 2025
-
Định mức tiết dạy của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội 2025
-
Quy định ngày công chuẩn của tháng 2025
-
Danh mục mã ngạch lương công chức viên chức mới nhất 2025
-
Cách tính tiền một tiết dạy của giáo viên các cấp năm 2025
-
Giáo viên kiêm nhiệm là gì? Giáo viên được kiêm nhiệm bao nhiêu chức danh?
-
Quy định về định mức tiết dạy của giáo viên 2025

Bài viết hay Lao động - Tiền lương
Bảng chuyển xếp lương công chức viên chức theo quy định mới nhất
Tiền lương hưu 2025 có phải nộp thuế thu nhập cá nhân?
Không được đình công ở nơi sử dụng lao động trong trường hợp nào 2025?
Khi nào người lao động bị cắt lương hưu?
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2023 của Thị trường chứng khoán
File Excel tính tiền thưởng Tết Nguyên đán 2025