Tải Nghị định 08/2022/NĐ-CP file doc, pdf
Nghị định số 08 2022 hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP
- Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
- Chương II. BẢO VỆ CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG VÀ DI SẢN THIÊN NHIÊN
- Mục 1. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC
- Điều 4. Nội dung kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt
- Điều 5. Trình tự, thủ tục ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt
- Mục 2. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
- Điều 6. Nội dung kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí
- Điều 7. Trình tự, thủ tục ban hành kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí
- Điều 8. Nội dung kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh
- Điều 9. Trình tự, thủ tục ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh
- Điều 10. Thực hiện biện pháp khẩn cấp trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng
- Mục 3. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẤT
- Điều 11. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân trong bảo vệ môi trường đất
- Điều 12. Khu vực phải được điều tra, đánh giá, phân loại chất lượng môi trường đất
- Điều 13. Điều tra, đánh giá, xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất do tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm
- Điều 14. Điều tra, đánh giá, xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất thuộc trách nhiệm của nhà nước
Ngày 10/01 năm 2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2022/NĐ-CP về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Theo đó, Nghị định này quy định cụ thể về bảo vệ các thành phần môi trường (nước, không khí, đất) và di sản thiên nhiên, trong đó, nêu rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân trong bảo vệ môi trường đất...
Nghị định áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có hoạt động liên quan đến các nội dung quy định nêu trên trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển, lòng đất và vùng trời....
Văn bản pháp luật này thuộc lĩnh vực Tài nguyên môi trường được HoaTieu.vn cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.
Nghị định số 08/2022/NĐ-CP
CHÍNH PHỦ _______ Số: 08/2022/NĐ-CP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2022 |
NGHỊ ĐỊNH
Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
____________
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết khoản 4 Điều 9; khoản 5 Điều 13; khoản 4 Điều 14; khoản 4 Điều 15; khoản 3 Điều 20; khoản 4 Điều 21; khoản 4 Điều 23; khoản 2 Điều 24; khoản 3 Điều 25; khoản 7 Điều 28; khoản 7 Điều 33; khoản 7 Điều 37; khoản 6 Điều 43; khoản 6 Điều 44; khoản 5 Điều 46; khoản 8 Điều 49; khoản 6 Điều 51; khoản 4 Điều 52; khoản 4 Điều 53; khoản 5 Điều 54; khoản 5 Điều 55; khoản 7 Điều 56; khoản 3 Điều 59; khoản 5 Điều 61; khoản 1 Điều 63; khoản 7 Điều 65; khoản 7 Điều 67; điểm d khoản 2 Điều 69; khoản 2 Điều 70; khoản 3 Điều 71; khoản 8 Điều 72; khoản 7 Điều 73; khoản 4 Điều 78; khoản 3, khoản 4 Điều 79; khoản 3 Điều 80; khoản 5 Điều 85; khoản 1 Điều 86; khoản 1 Điều 105; khoản 4 Điều 110; khoản 7 Điều 111; khoản 7 Điều 112; khoản 4 Điều 114; khoản 3 Điều 115; điểm a khoản 2 Điều 116; khoản 7 Điều 121; khoản 4 Điều 131; khoản 4 Điều 132; khoản 4 Điều 135; khoản 5 Điều 137; khoản 5 Điều 138; khoản 2 Điều 140; khoản 5 Điều 141; khoản 4 Điều 142; khoản 3 Điều 143; khoản 5 Điều 144; khoản 4 Điều 145; khoản 2 Điều 146; khoản 7 Điều 148; khoản 5 Điều 149; khoản 5 Điều 150; khoản 3 Điều 151; khoản 4 Điều 158; khoản 6 Điều 160; khoản 4 Điều 167; khoản 6 Điều 171 Luật Bảo vệ môi trường về bảo vệ các thành phần môi trường; phân vùng môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường; giấy phép môi trường, đăng ký môi trường; bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đô thị, nông thôn và một số lĩnh vực; quản lý chất thải; trách nhiệm tái chế, xử lý sản phẩm, bao bì của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu; quan trắc môi trường; hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, bồi thường thiệt hại về môi trường; công cụ kinh tế và nguồn lực bảo vệ môi trường; quản lý nhà nước, kiểm tra, thanh tra và cung cấp dịch vụ công trực tuyến về bảo vệ môi trường.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có hoạt động liên quan đến các nội dung quy định tại Điều 1 Nghị định này trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển, lòng đất và vùng trời.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hệ thống thu gom, thoát nước mưa của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gồm mạng lưới thu gom, thoát nước (đường ống, hố ga, cống, kênh, mương, hồ điều hòa), các trạm bơm thoát nước mưa và các công trình phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom, chuyển tải, tiêu thoát nước mưa, chống ngập úng.
2. Hệ thống thu gom, xử lý, thoát nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gồm mạng lưới thu gom nước thải (đường ống, hố ga, cống), các trạm bơm nước thải, các công trình xử lý nước thải và các công trình phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom, xử lý nước thải và thoát nước thải sau xử lý vào môi trường tiếp nhận.
3. Công trình, thiết bị xử lý chất thải tại chỗ là các công trình, thiết bị được sản xuất, lắp ráp sẵn hoặc được xây dựng tại chỗ để xử lý nước thải, khí thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình; công viên, khu vui chơi, giải trí, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, chợ, nhà ga, bến xe, bến tàu, bến cảng, bến phà và khu vực công cộng khác; hộ gia đình, cá nhân có phát sinh nước thải, khí thải phải xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
4. Nước làm mát là nước phục vụ mục đích giải nhiệt cho thiết bị, máy móc trong quá trình sản xuất, không tiếp xúc trực tiếp với nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hóa chất sử dụng trong các công đoạn sản xuất.
5. Tự xử lý chất thải là hoạt động xử lý chất thải do chủ nguồn thải thực hiện trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải bằng các hạng mục, dây chuyền sản xuất hoặc công trình bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
6. Tái sử dụng chất thải là việc sử dụng lại chất thải một cách trực tiếp hoặc sử dụng sau khi đã sơ chế. Sơ chế chất thải là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật cơ - lý đơn thuần nhằm thay đổi tính chất vật lý như kích thước, độ ẩm, nhiệt độ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân loại, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý nhằm phối trộn hoặc tách riêng các thành phần của chất thải cho phù hợp với các quy trình quản lý khác nhau.
7. Tái chế chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật để thu lại các thành phần có giá trị từ chất thải.
8. Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật (khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải.
9. Nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
10. Chất thải rắn thông thường là chất thải rắn không thuộc danh mục chất thải nguy hại và không thuộc danh mục chất thải công nghiệp phải kiểm soát có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại.
11. Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác thải sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người.
12. Chất thải công nghiệp là chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, trong đó bao gồm chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát và chất thải rắn công nghiệp thông thường.
13. Vi nhựa trong sản phẩm, hàng hóa là các hạt nhựa rắn, không tan trong nước có đường kính nhỏ hơn 05 mm với thành phần chính là polyme tổng hợp hoặc bán tổng hợp, được phối trộn có chủ đích trong các sản phẩm, hàng hóa bao gồm: kem đánh răng, bột giặt, xà phòng, mỹ phẩm, dầu gội đầu, sữa tắm, sữa rửa mặt và các sản phẩm tẩy da khác.
14. Sản phẩm nhựa sử dụng một lần là các sản phẩm (trừ sản phẩm gắn kèm không thể thay thế) bao gồm khay, hộp chứa đựng thực phẩm, bát, đũa, ly, cốc, dao, thìa, dĩa, ống hút, dụng cụ ăn uống khác có thành phần nhựa được thiết kế và đưa ra thị trường với chủ đích để sử dụng một lần trước khi thải bỏ ra môi trường.
15. Bao bì nhựa khó phân hủy sinh học là bao bì có thành phần chính là polyme có nguồn gốc từ dầu mỏ như nhựa Polyme Etylen (PE), Polypropylen (PP), Polyme Styren (PS), Polyme Vinyl Clorua (PVC), Polyethylene Terephthalate (PET) và thường khó phân hủy, lâu phân hủy trong môi trường thải bỏ (môi trường nước, môi trường đất hoặc tại bãi chôn lấp chất thải rắn).
16. Khu bảo tồn thiên nhiên bao gồm vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh và khu bảo vệ cảnh quan được xác lập theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp và thủy sản.
17. Hàng hoá môi trường là công nghệ, thiết bị, sản phẩm được sử dụng để bảo vệ môi trường.
18. Hệ thống thông tin môi trường là một hệ thống đồng bộ theo một kiến trúc tổng thể bao gồm con người, máy móc thiết bị, kỹ thuật, dữ liệu và các chương trình làm nhiệm vụ thu nhận, xử lý, lưu trữ và phân phối thông tin về môi trường cho người sử dụng trong một môi trường nhất định.
19. Hạn ngạch xả nước thải là tải lượng của từng thông số ô nhiễm có thể tiếp tục xả vào môi trường nước.
20. Nguồn ô nhiễm điểm là nguồn thải trực tiếp chất ô nhiễm vào môi trường phải được xử lý và có tính chất đơn lẻ, có vị trí xác định.
21. Nguồn ô nhiễm diện là nguồn thải chất ô nhiễm vào môi trường, có tính chất phân tán, không có vị trí xác định.
22. Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải là cơ sở có hoạt động xử lý chất thải (bao gồm cả hoạt động tái chế, đồng xử lý chất thải) cho các hộ gia đình, cá nhân, cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
Chương II. BẢO VỆ CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG VÀ DI SẢN THIÊN NHIÊN
Mục 1. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC
Điều 4. Nội dung kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt
Nội dung chính của kế hoạch quản lý chất lượng nước mặt được quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Bảo vệ môi trường. Một số nội dung được quy định chi tiết như sau:
1. Về đánh giá chất lượng môi trường nước mặt; xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước mặt; xác định khu vực sinh thủy:
a) Hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường nước mặt đối với sông, hồ giai đoạn tối thiểu 03 năm gần nhất;
b) Tổng hợp hiện trạng các vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước mặt, nguồn sinh thủy đã được xác định theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.
2. Về loại và tổng lượng chất ô nhiễm thải vào môi trường nước mặt:
a) Kết quả tổng hợp, đánh giá tổng tải lượng của từng chất ô nhiễm được lựa chọn để đánh giá khả năng chịu tải đối với môi trường nước mặt từ các nguồn ô nhiễm điểm, nguồn ô nhiễm diện đã được điều tra, đánh giá theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 Luật Bảo vệ môi trường;
b) Dự báo tình hình phát sinh tải lượng ô nhiễm từ các nguồn ô nhiễm điểm, nguồn ô nhiễm diện trong thời kỳ của kế hoạch.
3. Về đánh giá khả năng chịu tải, phân vùng xả thải, hạn ngạch xả nước thải:
a) Tổng hợp kết quả đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt trên cơ sở các kết quả đã có trong vòng tối đa 03 năm gần nhất và kết quả điều tra, đánh giá bổ sung; xác định lộ trình đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt trong giai đoạn thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt;
b) Phân vùng xả thải theo mục đích bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường nước mặt trên cơ sở kết quả đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt và phân vùng môi trường (nếu có);
c) Xác định hạn ngạch xả nước thải đối với từng đoạn sông, hồ trên cơ sở kết quả đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt và việc phân vùng xả thải.
4. Dự báo xu hướng diễn biến chất lượng môi trường nước mặt trên cơ sở các nội dung sau:
a) Dự báo tình hình phát sinh tải lượng ô nhiễm từ các nguồn ô nhiễm điểm, ô nhiễm diện trong giai đoạn 05 năm tiếp theo;
b) Kết quả thực hiện các nội dung quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
5. Về các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch:
a) Mục tiêu, chỉ tiêu về chất lượng nước mặt cần đạt được cho giai đoạn 05 năm đối với từng đoạn sông, hồ căn cứ nhu cầu thực tiễn về phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường; mục tiêu chất lượng nước của sông, hồ nội tỉnh phải phù hợp với mục tiêu chất lượng nước của sông, hồ liên tỉnh;
b) Mục tiêu và lộ trình giảm xả thải vào các đoạn sông, hồ không còn khả năng chịu tải nhằm mục tiêu cải thiện chất lượng nước, cụ thể: tổng tải lượng ô nhiễm cần giảm đối với từng thông số ô nhiễm mà môi trường nước mặt không còn khả năng chịu tải; phân bổ tải lượng cần giảm theo nhóm nguồn ô nhiễm và lộ trình thực hiện.
6. Về biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt; giải pháp hợp tác, chia sẻ thông tin và quản lý ô nhiễm nước mặt xuyên biên giới:
a) Các biện pháp quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường đối với đoạn sông, hồ không còn khả năng chịu tải;
b) Các biện pháp, giải pháp bảo vệ các vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước mặt, nguồn sinh thủy theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước;
c) Các biện pháp, giải pháp về cơ chế, chính sách để thực hiện lộ trình quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều này;
d) Các biện pháp, giải pháp kiểm soát các nguồn xả thải vào môi trường nước mặt;
đ) Thiết lập hệ thống quan trắc, cảnh báo diễn biến chất lượng môi trường nước mặt, bao gồm cả chất lượng môi trường nước mặt xuyên biên giới, phù hợp với quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia và nội dung quan trắc môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh;
e) Các biện pháp, giải pháp hợp tác, chia sẻ thông tin về chất lượng môi trường nước mặt xuyên biên giới;
g) Các biện pháp, giải pháp khác.
7. Về giải pháp bảo vệ, cải thiện chất lượng môi trường nước mặt:
a) Các giải pháp về khoa học, công nghệ xử lý, cải thiện chất lượng môi trường nước mặt;
b) Các giải pháp về cơ chế, chính sách;
c) Các giải pháp về tổ chức, huy động sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng;
d) Các giải pháp công trình, phi công trình khác.
8. Tổ chức thực hiện:
a) Phân công trách nhiệm đối với cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp thực hiện kế hoạch;
b) Cơ chế giám sát, báo cáo, đôn đốc thực hiện;
c) Danh mục các dự án, nhiệm vụ ưu tiên để thực hiện các mục tiêu của kế hoạch;
d) Cơ chế phân bổ nguồn lực thực hiện.
Điều 5. Trình tự, thủ tục ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt
1. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với các sông, hồ liên tỉnh có vai trò quan trọng với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường được ban hành đối với từng sông, hồ liên tỉnh theo quy định sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan lập, phê duyệt, triển khai đề án điều tra, đánh giá, xây dựng dự thảo kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với từng sông, hồ liên tỉnh;
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi dự thảo kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với từng sông, hồ liên tỉnh đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan để lấy ý kiến bằng văn bản; nghiên cứu, tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo kế hoạch, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành. Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ bao gồm: tờ trình; dự thảo kế hoạch; dự thảo quyết định ban hành kế hoạch; báo cáo giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý; văn bản góp ý của các cơ quan có liên quan;
c) Căn cứ yêu cầu quản lý nhà nước và đề xuất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định việc giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng nước mặt đối với từng sông, hồ liên tỉnh cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các địa phương, cơ quan có liên quan thực hiện.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc xây dựng, lấy ý kiến và hoàn thiện dự thảo kế hoạch theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này; gửi hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản này đến Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.
2. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông, hồ nội tỉnh có vai trò quan trọng với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường được xây dựng chung cho toàn bộ sông, hồ nội tỉnh hoặc riêng cho từng sông, hồ nội tỉnh và theo quy định sau:
a) Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan lập, phê duyệt và thực hiện đề án điều tra, đánh giá, xây dựng dự thảo kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt sông, hồ nội tỉnh;
b) Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh gửi dự thảo kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt sông, hồ nội tỉnh đến các Ủy ban nhân dân cấp huyện, các sở, ban, ngành liên quan và cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giáp ranh để lấy ý kiến bằng văn bản; nghiên cứu, tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo kế hoạch, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ban hành. Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bao gồm: tờ trình; dự thảo kế hoạch; dự thảo quyết định ban hành kế hoạch; báo cáo giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý; văn bản góp ý của các cơ quan có liên quan.
3. Việc xác định sông, hồ có vai trò quan trọng với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường được căn cứ vào hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt, hiện trạng nguồn thải, nhu cầu sử dụng nguồn nước cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường nước mặt và các yêu cầu quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường khác.
4. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với các sông, hồ liên tỉnh phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia. Trường hợp quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia chưa được ban hành, kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với các sông, hồ liên tỉnh phải phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước và phải được rà soát, cập nhật phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia khi được ban hành.
5. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với các sông, hồ nội tỉnh phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh. Trường hợp quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh chưa được ban hành, kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với các sông, hồ nội tỉnh phải phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước và phải được rà soát, cập nhật phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh khi được ban hành.
6. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được xây dựng phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm. Trước ngày 30 tháng 6 năm thứ tư của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước, cơ quan phê duyệt kế hoạch chỉ đạo tổ chức tổng kết, đánh giá việc thực hiện kế hoạch kỳ trước, xây dựng, phê duyệt kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo để làm cơ sở đề xuất kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Mục 2. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
Điều 6. Nội dung kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí
Nội dung chính của kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí được quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật Bảo vệ môi trường. Một số nội dung được quy định chi tiết như sau:
1. Về đánh giá công tác quản lý, kiểm soát ô nhiễm không khí cấp quốc gia; nhận định các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí:
a) Hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường không khí quốc gia trong giai đoạn tối thiểu 03 năm gần nhất; tổng lượng phát thải gây ô nhiễm môi trường không khí và phân bố phát thải theo không gian tự các nguồn ô nhiễm điểm, nguồn ô nhiễm di động, nguồn ô nhiễm diện; ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường không khí tới sức khỏe cộng đồng;
b) Kết quả thực hiện các chương trình quan trắc chất lượng môi trường không khí, các trạm quan trắc tự động, liên tục chất lượng môi trường không khí và khí thải công nghiệp; việc sử dụng số liệu quan trắc phục vụ công tác đánh giá diễn biến và quản lý chất lượng môi trường không khí trong giai đoạn tối thiểu 03 năm gần nhất;
c) Hiện trạng công tác quản lý chất lượng môi trường không khí cấp quốc gia giai đoạn tối thiểu 03 năm gần nhất; các vấn đề bất cập, tồn tại trong công tác quản lý chất lượng môi trường không khí;
d) Nhận định các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí.
2. Mục tiêu quản lý chất lượng môi trường không khí:
a) Mục tiêu tổng thể: tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý chất lượng môi trường không khí phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường theo kỳ kế hoạch;
b) Mục tiêu cụ thể: định lượng các chỉ tiêu nhằm giảm thiểu tổng lượng khí thải phát sinh từ các nguồn thải chính; cải thiện chất lượng môi trường không khí.
3. Nhiệm vụ và giải pháp quản lý chất lượng môi trường không khí:
a) Về cơ chế, chính sách;
b) Về khoa học, công nghệ nhằm cải thiện chất lượng môi trường không khí;
c) Về quản lý, kiểm soát chất lượng môi trường không khí.
4. Chương trình, dự án ưu tiên để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Quy chế phối hợp, biện pháp quản lý chất lượng môi trường không khí liên vùng, liên tỉnh phải thể hiện đầy đủ các nội dung, biện pháp phối hợp xử lý, quản lý chất lượng môi trường không khí; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong công tác quản lý chất lượng môi trường không khí liên vùng, liên tỉnh, thu thập và báo cáo, công bố thông tin trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm.
6. Tổ chức thực hiện kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí, bao gồm:
a) Phân công trách nhiệm của cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp trong việc thực hiện kế hoạch;
b) Cơ chế giám sát, báo cáo, đôn đốc thực hiện;
c) Danh mục các chương trình, dự án ưu tiên để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của kế hoạch;
d) Cơ chế phân bổ nguồn lực thực hiện.
Điều 7. Trình tự, thủ tục ban hành kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí
1. Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí được ban hành theo quy định sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan tổ chức lập, phê duyệt, triển khai đề án điều tra, đánh giá, xây dựng dự thảo kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí;
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi dự thảo kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan để lấy ý kiến góp ý bằng văn bản; nghiên cứu, tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo kế hoạch, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành. Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ bao gồm: tờ trình, dự thảo kế hoạch, dự thảo quyết định ban hành kế hoạch; báo cáo tổng hợp, giải trình tiếp thu dự thảo kế hoạch; văn bản góp ý của các cơ quan có liên quan.
2. Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia. Trường hợp quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia chưa được ban hành, kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí phải phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và phải được rà soát, cập nhật phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia khi được ban hành.
3. Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí được xây dựng phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm. Trước ngày 30 tháng 6 năm thứ tư của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước, cơ quan phê duyệt kế hoạch chỉ đạo tổ chức tổng kết, đánh giá việc thực hiện kế hoạch kỳ trước, xây dựng, phê duyệt kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo để làm cơ sở đề xuất kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Điều 8. Nội dung kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh
Nội dung chính của kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh được quy định tại khoản 4 Điều 13 Luật Bảo vệ môi trường. Một số nội dung được quy định chi tiết như sau:
1. Về đánh giá chất lượng môi trường không khí ở địa phương: hiện trạng chất lượng môi trường không khí khu vực đô thị, nông thôn và các khu vực khác.
2. Về đánh giá công tác quản lý chất lượng môi trường không khí; quan trắc môi trường không khí; xác định và đánh giá các nguồn phát thải khí thải chính; kiểm kê phát thải; mô hình hóa chất lượng môi trường không khí; thực trạng và hiệu quả của các giải pháp quản lý chất lượng không khí đang thực hiện; hiện trạng các chương trình, hệ thống quan trắc; tổng hợp, xác định, đánh giá các nguồn phát thải chính (nguồn ô nhiễm điểm, nguồn ô nhiễm di động, nguồn ô nhiễm diện); thực hiện kiểm kê các nguồn phát thải chính và mô hình hóa chất lượng môi trường không khí.
3. Phân tích, nhận định nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí: nguyên nhân khách quan từ các yếu tố khí tượng, thời tiết, khí hậu theo mùa, các vấn đề ô nhiễm liên tỉnh, xuyên biên giới (nếu có); nguyên nhân chủ quan từ hoạt động phát triển kinh tế - xã hội làm phát sinh các nguồn khí thải gây ô nhiễm không khí (nguồn ô nhiễm điểm, nguồn ô nhiễm di động, nguồn ô nhiễm diện).
4. Về đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe cộng đồng: thông tin, số liệu về số ca bệnh do ảnh hưởng của ô nhiễm không khí (nếu có); kết quả đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khỏe người dân tại địa phương.
5. Mục tiêu và phạm vi quản lý chất lượng môi trường không khí: hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường không khí, hiện trạng công tác quản lý chất lượng môi trường không khí ở địa phương.
6. Nhiệm vụ và giải pháp quản lý chất lượng môi trường không khí:
a) Về cơ chế, chính sách;
b) Về khoa học, công nghệ nhằm cải thiện chất lượng môi trường không khí;
c) Về quản lý, kiểm soát chất lượng môi trường không khí.
7. Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh, bao gồm:
a) Phân công trách nhiệm của cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp trong việc thực hiện kế hoạch;
b) Cơ chế giám sát, báo cáo, đôn đốc thực hiện;
c) Cơ chế phân bổ nguồn lực thực hiện.
8. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh theo hướng dẫn kỹ thuật của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Điều 9. Trình tự, thủ tục ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh
1. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh được ban hành theo quy định sau:
a) Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan lập, phê duyệt và thực hiện đề án điều tra, đánh giá, xây dựng dự thảo kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh;
b) Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh gửi dự thảo kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh đến các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan và cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giáp ranh trong trường hợp cần thiết để lấy ý kiến góp ý bằng văn bản; nghiên cứu, tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo kế hoạch, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ban hành.
Hồ sơ trình ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh bao gồm: tờ trình; dự thảo kế hoạch; dự thảo quyết định ban hành kế hoạch; báo cáo tổng hợp, giải trình tiếp thu hoàn thiện dự thảo kế hoạch; văn bản góp ý của các cơ quan có liên quan.
2. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh. Trường hợp quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh chưa được ban hành, kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh phải phù hợp yêu cầu quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và phải được rà soát, cập nhật phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh khi được ban hành.
3. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh được xây dựng phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm. Trước ngày 30 tháng 6 năm thứ tư của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước, cơ quan phê duyệt kế hoạch chỉ đạo tổ chức tổng kết, đánh giá việc thực hiện kế hoạch kỳ trước, xây dựng, phê duyệt kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo để làm cơ sở đề xuất kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Điều 10. Thực hiện biện pháp khẩn cấp trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng
1. Trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng do sự cố môi trường, việc ứng phó sự cố môi trường được thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương X Luật Bảo vệ môi trường.
2. Trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 14 Luật Bảo vệ môi trường chỉ đạo thực hiện các biện pháp khẩn cấp sau:
a) Hạn chế, tạm dừng hoặc điều chỉnh thời gian hoạt động của cơ sở sản xuất có lưu lượng xả bụi, khí thải lưu lượng lớn ra môi trường và thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường;
b) Hạn chế, phân luồng hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải đường bộ;
c) Tạm dừng hoặc điều chỉnh thời gian làm việc của các cơ quan, tổ chức, trường học;
d) Tạm dừng hoạt động tập trung đông người ở ngoài trời.
3. Trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng liên phạm vi liên vùng, liên tỉnh, xuyên biên giới theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều này, Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo Thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo thực hiện các biện pháp khẩn cấp quy định tại khoản 2 Điều này. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp khẩn cấp trên địa bàn quản lý theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
4. Trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng trên phạm vi nội tỉnh theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện biện pháp quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng được xác định như sau:
a) Môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng cấp liên vùng, liên tỉnh khi chỉ số chất lượng không khí Việt Nam (VN_AQI) ngày có giá trị từ 301 trở lên theo kết quả quan trắc của các trạm quan trắc môi trường quốc gia, địa phương trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giáp ranh trở lên trong thời gian 03 ngày liên tục;
b) Môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng cấp tỉnh khi chỉ số chất lượng không khí Việt Nam (VN_AQI) ngày có giá trị từ 301 trở lên theo kết quả quan trắc của các trạm quan trắc môi trường quốc gia, địa phương trên địa bàn trong thời gian 03 ngày liên tục.
Mục 3. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẤT
Điều 11. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân trong bảo vệ môi trường đất
1. Việc triển khai dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, hoạt động sản xuất nông nghiệp, sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, sử dụng đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường đất, bảo đảm không làm ô nhiễm, suy giảm, thoái hóa chất lượng đất, không làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định.
2. Việc chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản phải bảo đảm không làm ô nhiễm, suy thoái đất và được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Việc sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm phải bảo đảm không gây tác động xấu đến cảnh quan môi trường, cản trở dòng chảy; trả lại đất đúng với trạng thái mặt đất theo yêu cầu của cơ quan giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Điều 12. Khu vực phải được điều tra, đánh giá, phân loại chất lượng môi trường đất
1. Khu vực phải được điều tra, đánh giá, phân loại chất lượng môi trường đất bao gồm:
a) Khu vực bị nhiễm độc hóa chất trong chiến tranh;
b) Khu vực có khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, kho chứa hóa chất, kho chứa thuốc bảo vệ thực vật, làng nghề đã đóng cửa hoặc di dời;
c) Khu vực có cơ sở sản xuất đã đóng cửa hoặc di dời thuộc một trong các loại hình sau: khai thác, chế biến khoáng sản độc hại, khoáng sản kim loại; chế biến khoáng sản có sử dụng hóa chất độc hại; sản xuất gang, thép, luyện kim (trừ cán, kéo, đúc từ phôi nguyên liệu); sản xuất hoá chất vô cơ cơ bản (trừ khí công nghiệp), phân bón vô cơ (trừ phối trộn, sang chiết, đóng gói), thuốc bảo vệ thực vật hóa học (trừ phối trộn, sang chiết); lọc, hóa dầu; nhiệt điện (trừ sử dụng khí, dầu DO); tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại; có công đoạn mạ, làm sạch bề mặt kim loại bằng hóa chất nguy hiểm; sản xuất pin, ắc quy;
d) Khu vực ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật.
2. Điều tra, đánh giá chất lượng môi trường đất bao gồm điều tra, đánh giá sơ bộ và điều tra, đánh giá chi tiết.
Điều 13. Điều tra, đánh giá, xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất do tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm
1. Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân gây ô nhiễm môi trường đất có trách nhiệm thực hiện việc điều tra, đánh giá chi tiết theo quy định tại Điều 16 Nghị định này; xây dựng và thực hiện phương án xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.
2. Phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất phải được gửi tới cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh để tổ chức kiểm tra, giám sát.
Điều 14. Điều tra, đánh giá, xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất thuộc trách nhiệm của nhà nước
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh tổ chức điều tra, đánh giá sơ bộ đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này; điều tra, đánh giá chi tiết, xây dựng phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đối với khu vực ô nhiễm môi trường đất do lịch sử để lại hoặc không xác định được tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm trên địa bàn theo quy định tại Điều 16 và Điều 17 Nghị định này để làm căn cứ lập dự án quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt dự án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực ô nhiễm môi trường đất thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
3. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo việc tổ chức điều tra, đánh giá sơ bộ đất quốc phòng, đất an ninh theo quy định tại Điều 15; điều tra đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất quốc phòng, đất an ninh theo quy định tại Điều 16 Nghị định này; phê duyệt dự án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực ô nhiễm môi trường đất quốc phòng, đất an ninh đã được điều tra, đánh giá theo quy định tại Điều 16 Nghị định này và pháp luật về ngân sách nhà nước.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả thực hiện xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đối với đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
5. Khuyến khích việc đa dạng hóa nguồn vốn để xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất theo quy định của pháp luật.
.............................
Tải Nghị định 08/2022/NĐ-CP file doc, pdf
3,2 MB 12/01/2022 10:14:00 SATải Nghị định 08/2022/NĐ-CP .pdf
3,2 MB 14/01/2022 3:20:45 CH
Cơ quan ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Lê Văn Thành |
Số hiệu: | 08/2022/NĐ-CP | Lĩnh vực: | Môi trường |
Ngày ban hành: | 10/01/2022 | Ngày hiệu lực: | 10/01/2022 |
Loại văn bản: | Nghị định | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng hiệu lực: | Còn hiệu lực |
- Chia sẻ:Milky Way
- Ngày:
Bài liên quan
-
Danh sách vùng đặc biệt khó khăn được nghỉ hưu sớm
-
Đang hưởng lương hưu mất thì thân nhân có được hưởng chế độ tử tuất?
-
Điểm mới về căn cước công dân gắn chip
-
Xe không chính chủ là gì 2025?
-
Chính thức giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% trong năm 2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Có thể bạn quan tâm
-
Nghị định 10/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định trong lĩnh vực khoáng sản
-
Quyết định 1966/QĐ-BNTMT 2019
-
Thông tư 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại
-
Quyết định 1988/QĐ-BTNMT 2019
-
Phụ lục Nghị định 08/2022/NĐ-CP doc
-
Luật phòng cháy chữa cháy 2025
-
Luật Địa chất và Khoáng sản 2024, số 54/2024/QH15
-
Nghị định 55/2021/NĐ-CP sửa đổi mức phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trường
-
Thông tư 17/2021/TT-BTNMT quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước
-
Thông tư 32/2017/TT-BCT
-
Tải Nghị định 08/2022/NĐ-CP file doc, pdf
-
Nghị định 02/2017/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại
Bài viết hay Tài nguyên - Môi trường
Quyết định 1170/QĐ-BTNMT 2019
Thông tư số 42/2011/TT-BTNMT: Quy định Quy trình kỹ thuật và Định mức kinh tế - kỹ thuật về tư liệu môi trường
Quyết định 2211/QĐ-BTNMT 2019
Thông tư 30/2013/TT-BCT
Thông tư 16/2021/TT-BTNMT quy định xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật thuộc quản lý Nhà nước
Thông tư 28/2018/TT-BTNMT Kỹ thuật công tác bay đo từ trong điều tra địa chất khoáng sản
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác