Thông tư 04/2017/TT-BNNPTNT Danh mục loài động vật, thực vật hoang dã trong Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế ĐVTV

Ban hành danh mục các loài động thực vật hoang dã CITES 2017

Ngày 24/2/2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành Thông tư 04/2017/TT-BNNPTNT về việc Ban hành Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Quyết định 16/2016/QĐ-TTg về thành lập, tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật

Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống bệnh động vật thủy sản

Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn

Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT Quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật

THÔNG TƯ
BAN HÀNH DANH MỤC CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT HOANG DÃ QUY ĐỊNH TRONG CÁC PHỤ LỤC CỦA CÔNG ƯỚC VỀ BUÔN BÁN QUỐC TẾ CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT HOANG DÃ NGUY CẤP

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm;

Căn cứ Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES);

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư ban hành Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 4 năm 2017.

Điều 3. Thông tư này thay thế Thông tư 40/2013/TT-BNNPTNT, ngày 5 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này./.

DANH MỤC
CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT HOANG DÃ QUY ĐỊNH TRONG CÁC PHỤ LỤC CỦA CÔNG ƯỚC VỀ BUÔN BÁN QUỐC TẾ CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT HOANG DÃ NGUY CẤP

(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Trong Danh mục này các từ ngữ, ký hiệu dưới đây được hiểu như sau:

1. Loài trong các Phụ lục bao gồm:

a) Loài có tên xác định; hoặc

b) Toàn bộ các loài của một đơn vị phân loại sinh học cao hơn hoặc chỉ một phần xác định của đơn vị phân loại đó.

2. Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) bao gồm:

a) Phụ lục I là danh mục những loài động vật, thực vật hoang dã bị đe doạ tuyệt chủng, nghiêm cấm xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật từ tự nhiên vì mục đích thương mại.

b) Phụ lục II là danh mục những loài động vật, thực vật hoang dã hiện chưa bị đe doạ tuyệt chủng, nhưng có thể dẫn đến tuyệt chủng, nếu việc xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật từ tự nhiên vì mục đích thương mại những loài này không được kiểm soát.

c) Phụ lục III là danh mục những loài động vật, thực vật hoang dã mà một nước thành viên CITES yêu cầu nước thành viên khác của CITES hợp tác để kiểm soát việc xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu vì mục đích thương mại.

3. Từ viết tắt "spp." được dùng để chỉ tất cả các loài của một đơn vị phân loại sinh học cao hơn.

4. Các chỉ dẫn tham khảo khác đối với đơn vị phân loại sinh học cao hơn loài chỉ nhằm mục đích bổ sung thông tin hoặc phân lớp. Các tên gọi phổ thông sau tên khoa học của một họ chỉ mang tính chất tham khảo. Các giải thích này nhằm xác định các loài trong một họ có liên quan được quy định trong các Phụ lục của CITES. Trong hầu hết các trường hợp, không phải tất cả loài trong cùng một họ đều được quy định trong các Phụ lục của CITES.

5. Những từ viết tắt sau đây được sử dụng đối với bậc phân loại thực vật dưới loài:

a) "ssp." được dùng để chỉ phân loài/loài phụ; và

b) "var(s)." được dùng để chỉ đơn vị phân loại dưới loài: thứ

6. Không có loài hoặc một đơn vị phân loại sinh học của thực vật thuộc Phụ lục I được chú giải có liên quan tới loài lai của nó được quy định phù hợp với Điều III của Công ước, vì vậy cây lai nhân giống nhân tạo từ một hoặc nhiều loài hoặc loài phụ có thể được buôn bán khi có chứng nhận nhân giống nhân tạo. Hạt giống, phấn hoa, hoa cắt, cây con và mô của các loài lai này được chứa trong bình (in vitro), trong môi trường rắn hoặc lỏng, được vận chuyển trong vật đựng vô trùng thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước.

7. Tên quốc gia trong ngoặc đơn, sau tên của loài thuộc Phụ lục III là tên các quốc gia thành viên CITES đề xuất đưa loài đó vào Phụ lục.

8. Các thuật ngữ và biểu đạt dưới đây được sử dụng trong các chú giải của các Phụ lục được hiểu là:

a. Dịch chiết:

Bất kỳ cơ chất nào có được trực tiếp từ nguyên liệu thực vật bằng các tác động vật lý hoặc hoá học liên quan đến quá trình chế biến sản xuất. Một dịch chiết có thể ở dạng rắn (ví dụ như tinh thể, nhựa, mảnh vụn tinh hoặc thô), bán lỏng (ví dụ như thể dẻo, nhầy) hoặc chất lỏng (ví dụ như dung dịch, chất hoà tan, dầu, và dầu ép).

b. Sản phẩm hoàn chỉnh được đóng gói phục vụ bán lẻ:

Các sản phẩm, được vận chuyển đơn lẻ hoặc với số lượng lớn, không cần chế biến thêm, đã được đóng gói, dán nhãn để sử dụng ngay hoặc phục vụ cho bán lẻ ở công đoạn phù hợp để được bán hoặc được sử dụng bởi người mua.

c. Bột:

Khô, rắn ở dạng tinh hoặc thô;

d. Dăm gỗ:

Gỗ được băm thành mảnh nhỏ.

9. Một loài được đưa vào Phụ lục thì tất cả các bộ phận và dẫn xuất của chúng cũng nằm trong Phụ lục đó, trừ khi có chú giải cụ thể. Dấu (#) đứng trước các số đặt cùng hàng tên của một loài hoặc một đơn vị phân loại sinh học cao hơn thuộc Phụ lục II hoặc III được dùng để xác định các bộ phận hoặc dẫn xuất của loài thực vật được quy định là 'mẫu vật' thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước theo Điều I, Khoản b, Điểm iii.

10. Các chú giải tra cứu được quy định tại phần cuối của Danh mục này.

11. Trong Danh mục này, tên gọi chính thức của loài là tên khoa học (Latin). Tên tiếng Việt và tiếng Anh chỉ có giá trị tham khảo.

12. Trong Danh mục này, phần động vật được sắp xếp thứ tự theo mức độ tiến hóa (lớp, bộ, họ...), phần thực vật được sắp xếp theo thứ tự A, B, C...

Đánh giá bài viết
1 1.574
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo