Mẫu quyết định thành lập hội đồng thanh lý tài sản 2024 mới cập nhật

Thanh lý là tài sản cố định là bỏ đi những tài sản đã hết thời gian khấu hao, hư hỏng, những tài sản đã lâu đời và lạc hậu không thể sử dụng, hoặc những tài sản mà doanh nghiệp muốn thay thế để đổi mới. Mẫu quyết định thành lập hội đồng thanh lý tài sản là mẫu không thể thiếu trong quá trình thanh lý.

1. Hội đồng thanh lý tài sản gồm những ai?

Thành phần Hội đồng thanh lý tài sản của đơn vị thường sẽ bao gồm (nhưng không bắt buộc):

  • Người đứng đầu đơn vị (giám đốc): Chủ tịch Hội đồng;
  • Kế toán trưởng, kế toán tài sản;
  • Trưởng (hoặc phó) bộ phận phụ trách quản lý tài sản;
  • Nhân viên có hiểu biết về đặc điểm, tính năng kỹ thuật của tài sản thanh lý.

2. Mẫu quyết định thành lập hội đồng thanh lý tài sản cố định

Mẫu quyết định thành lập hội đồng thanh lý tài sản

(TÊN DOANH NGHIỆP)

.........................

Số: .................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

, ngày … tháng … năm …







QUYẾT ĐỊNH

Về việc thành lập Hội đồng thanh lý tài sản cố định

- Căn cứ Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ tài chính về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định;

- Căn cứ Điều lệ của công ty............................ ;

- Căn cứ vào Quyết định thanh lý TSCĐ số ngày................. của ........................................ ;

- Xét đề nghị của .................................................... ,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Nay thành lập Hội đồng thanh lý tài sản cố định ........................................................ (Doanh nghiệp có thể ghi rõ TSCĐ cần thanh lý, hoặc ghi nhận chung là những tài sản không còn sử dụng nữa, những tài sản bị hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được nữa, hoặc những TSCĐ lạc hậu về kỹ thuật hoặc không còn phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp) của ........................................................ , gồm các thành viên theo danh sách đính kèm.

Điều 2. Hội đồng thanh lý tài sản cố định có trách nhiệm:

- Phân tích, đánh giá cụ thể số lượng, chất lượng tài sản cố định cần thanh lý;

- Định giá tài sản cố định cần thanh lý và tiến hành bán đấu giá công khai theo đúng quy định hiện hành của pháp luật;

- Tổng hợp, chuẩn bị hồ sơ về kết quả chỉ định để báo cáo, trình Ban Giám đốc phê duyệt.

Điều 3. Hội đồng thanh lý tài sản cố định tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Hội đồng thanh lý tài sản cố định và các phòng ban, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Nơi nhận:

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT

- ........................ ;

- Lưu:................ .

CỦA DOANH NGHIỆP

(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG THANH LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

(Kèm theo Quyết định số ngày )

STT

HỌ VÀ TÊN

CHỨC VỤ

CHỨC VỤ HĐ
Chủ tịch hội đồng hoặc Thành viên hội đồng)

1

2

3

4

5

6

3. Mẫu quyết định thành lập hội đồng thanh lý tài sản

CÔNG TY…………..

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập -Tự do - Hạnh phúc

Số: 24/QĐ-CTY

….….., ngày….. tháng…. năm…..

QUYẾT ĐỊNH

Về việc thành lập Hội đồng thanh lý tài sản

GIÁM ĐỐC CÔNG TY TNHH…………………..

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/ 2003;

Căn cứ Điều lệ Công ty……………………;

Căn cứ Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định;

Xét đề nghị của Phòng Sản Xuất tại tờ trình số…………ngày……….về việc Thành lập Hội đồng thanh lý tài sản cố định;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Thành lập hội đồng thanh lý tài sản máy móc sản xuất hỏng tồn trong kho của Công ty…………………gồm các Ông (Bà) có tên sau:

+ Chủ tịch hội đồng:

  • Ông (Bà)……………………..

+ Thành viên:

  • Ông (Bà)……………………..
  • Ông (Bà)……………………..

Điều 2. Hội đồng có nhiệm vụ đánh giá cụ thể số lượng, chất lượng tài sản để thanh lý, bán đấu giá công khai theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Trưởng phòng Kế toán, Trưởng phòng Hành chính, Các cơ quan và Cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận

Giám đốc

4. Thủ tục thanh lý tài sản cố định

Bước 1: Đề nghị thanh lý tài sản

Căn cứ kết quả kiểm kê tài sản, quá trình theo dõi sử dụng, bộ phận cơ sở vật chất của doanh nghiệp lập tờ trình đề thủ trưởng đơn vị phê duyệt danh mục thanh lý tài sản theo các mẫu cố định.

Bước 2: Quyết định thanh lý tài sản

Thủ trưởng đơn vị quyết định thanh lý tài sản cố định và thành lập hội đồng kiểm kê, đánh giá lại tài sản.

Bước 3: Thành lập Hội đồng thanh lý; kiểm kê, đánh giá tài sản của doanh nghiệp

Thành phần Hội đồng thanh lý tài sản của đơn vị bao gồm:
+ Thủ trưởng đơn vị: Chủ tịch Hội đồng;
+ Kế toán trưởng, kế toán tài sản;
+ Trưởng (hoặc phó) bộ phận cơ sở vật chất, cán bộ phụ trách tài sản;
+ Cán bộ có hiểu biết về đặc điểm, tính năng kỹ thuật của tài sản thanh lý;
+ Đại diện đoàn thể: Công đoàn, Thanh tra Nhân dân (nếu cần).

Bước 4: Tiến hành thanh lý: Hội đồng thanh lý tài sản trình Thủ trưởng đơn vị quyết định hình thức xử lý tài sản

+ Bán tài sản (quyết định giá bán, các thủ tục khi bán...).
+ Huỷ tài sản.

Bước 5: Tổng hợp, xử lý kết quả thanh lý tài sản của đơn vị

- Hội đồng thanh lý tài sản lập Biên bản thanh lý tài sản cố định, tập hợp các văn bản liên quan đến kết quả xử lý tài sản (hóa đơn bán hàng, biên bản hủy tài sản...).

- Bộ phận kế toán ghi giảm tài sản và giá trị tài sản theo qui định hiện hành của Nhà nước. Tiền thu được từ thanh lý tài sản tại đơn vị, sau khi đã trừ đi chi phí thực hiện việc thanh lý tài sản, số còn lại được chuyển vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị.

Trên đây là các Mẫu quyết định thành lập hội đồng thanh lý tài sản 2024 mới nhất. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục Thuế - Kế toán - Kiểm toán trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
2 32.772
0 Bình luận
Sắp xếp theo