Mẫu công văn giải trình nộp chậm bảo hiểm xã hội

Việc chậm nộp bảo hiểm xã hội trong doanh nghiệp hiện do rất nhiều nguyên nhân gây ra như: Do kế toán sơ suất, bỏ sót không nộp BHXH cho nhân viên, do kế toán nghỉ việc, kế toán nghỉ thai sản... Trong những trường hợp này, doanh nghiệp phải gửi công văn giải trình chậm nộp lên cơ quan BHXH.

1. Mức phạt chậm đăng ký BHXH, BHTN

Tùy theo mức độ vi phạm mà có các mức phạt khác nhau, bạn cần tìm hiểu để tránh trường hợp DN mình bị phạt.

Mức phạt từ 500,000 – 1,000,000 trong trường hợp người lao động và doanh nghiệp:

  • Không tham gia BHXH theo quy định
  • Có tham gia BHXH nhưng không đúng mức

Phạt tiền từ 12% – 15% tổng tiền phải đóng BHXH khi doanh nghiệp vi phạm:

  • Chậm đóng BHXH, BHTN.
  • Đóng bảo hiểm không đúng mức quy định.
  • Đóng không đủ số lượng nhân viên cần đóng BHXH, BHTN.

Tuy nhiên, mức phạt không quá 75,000,000 đồng.

Phạt tiền từ 18% – 20% tổng tiền phải đống BHXH trong trường hợp DN không đóng BHXH, BHTN cho toàn bộ nhân viên

  • Nộp tiền BHXH, BHTN chưa đóng hoặc chậm đóng.
  • Đóng tiền lãi của tiền bảo hiểm chưa đóng hoặc chậm đóng.

2. Quy định lãi chậm đóng BHXH, BHYT và BHTN

Về mức lãi chậm đóng BHXH, BHYT và BHTN, DN có thể tham khảo chi tiết Quyết định 60/2015/QĐTTg ngày 27/11/2015. Và được quy định cụ thể như sau:

Lãi suất khi DN chậm nộp BHYT trên 30 ngày là: 2 lần lãi suất thị trường liên ngân hàng không kỳ hạn 9 tháng năm trước liền kề thời gian chậm đóng bảo hiểm. Nếu lãi suất năm trước liền kề không có kỳ hạn 9 tháng thù sử dụng lãi suất của kỳ hạn liền trước kỳ hạn 9 tháng.

Lãi bị phạt do trốn, chậm đóng hoặc chiếm dụng tiền đóng, hưởng BHXH, BHYT trên 30 ngày: 2 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH, BHTN bình quân của năm trước liền kề (và được tính trên số tiền, thời gian chậm đóng).

Trong trường hợp là 15 ngày đầu tháng 01 hằng năm, bạn sẽ nhận được thông báo lãi suất bình quân theo tháng trên cơ sở lãi suất bình quân từ BHXH Việt Nam.

Đóng BHXH, BHYT là bảo vệ quyền và lợi ích cho người lao động, chính vì thế Doanh nghiệp nên hiểu rõ để việc trích và nộp bảo hiểm đúng theo quy định tránh bị trường hợp vi phạm. Nhưng nếu Doanh nghiệp bị chậm nộp hoặc không nộp bảo hiểm thì phải dùng mẫu công văn giải trình chậm nộp BHXH để được nộp bù và nộp phạt (nếu có).

3. Mẫu công văn giải trình nộp chậm bảo hiểm xã hội

Đơn vị:……………..

Mã đơn vị:………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:………….

….…….., ngày …..tháng ………..năm …..

Kính gửi: Bảo hiểm xã hội……………

- Tên đơn vị:..................................................

- Mã số quản lý:................................

- Địa chỉ:................................

Nội dung:

+ Báo tăng mức lương đóng BHXH của ………………………….. năm

+ Báo tăng lao động thai sản tháng…………

Lý do:

Kế toán của công ty nghỉ thai sản, công ty chưa tuyển được người thay thế nên việc báo cáo bị chậm trễ

Đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội xem xét, giải quyết theo quy định.

Thủ trưởng đơn vị

(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

Tên đơn vị:…………………

Mã số: ………….

DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ

(Kèm theo công văn số: ………ngày tháng năm …..)

STT

Họ và tên

Mã số

Nội dung đề nghị

Mới

Căn cứ điều chỉnh

1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

Mẫu công văn giải trình nộp chậm bảo hiểm xã hội

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
1 46.955
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo