Xác suất để tung ra mặt chẵn khi tung một con xúc xắc là bao nhiêu?

Xác suất để tung ra mặt chẵn khi tung một con xúc xắc là bao nhiêu? Tung xúc xắc là trò chơi quen thuộc với mỗi người, liệu các bạn có biết tỉ lệ tung xúc xắc ra mặt chẵn là bao nhiêu?

Toán xác suất luôn là bài toán khiến nhiều học sinh đau đầu khi phải đi tìm không gian mẫu, biến cố. Cùng Hoatieu.vn đi tìm lời giải của bài toán nhé

1. Xác suất để tung ra mặt chẵn khi tung một con xúc xắc là bao nhiêu?

1 con xúc xắc có các mặt: 1, 2, 3, 4, 5, 6

=> Không gian mẫu là Ω = (1, 2, 3, 4, 5, 6)

Các mặt chẵn gồm: 2, 4, 6

=> Biến cố ở đây xuất hiện 3 lần

Xác suất để tung ra mặt chẵn khi tung một con xúc xắc là:

P\left(A\right)\;=\;\frac{n\left(A\right)}{n\left(\;\Omega\;\right)}\(P\left(A\right)\;=\;\frac{n\left(A\right)}{n\left(\;\Omega\;\right)}\)

=> P (A) = \begin{array}{l}\frac36\\\end{array}\(\begin{array}{l}\frac36\\\end{array}\) = 50%

=> Xác suất để tung ra mặt chẵn khi tung một con xúc xắc là 50%

2. Lý thuyết toán xác suất

Xác suất để tung ra mặt chẵn khi tung một con xúc xắc là bao nhiêu?

Gọi A là biến cố liên quan đến phép thử T

Khi đó xác suất của biến cố A là \frac{n\left(A\right)}{n\left(\;\Omega\;\right)}\(\frac{n\left(A\right)}{n\left(\;\Omega\;\right)}\)

Kí hiệu của biến cố là P(A)

Trong đó:

  • n\left(A\right)\(n\left(A\right)\) là số phần tử của tập hợp A
  • n\left(\Omega\right)\(n\left(\Omega\right)\) là số các kết quả có thể xảy ra của phép thử

Để xác định n\left(A\right)\(n\left(A\right)\) và  n\left(\Omega\right)\(n\left(\Omega\right)\) chúng ta có thể sử dụng một số cách thông dụng sau

Liệt kê các phần tử của không gian mẫu và biến cố rồi chúng ta đếm (nếu số phần tử ít)

Sử dụng các quy tắc đếm để xác định số phần tử của không gian mẫu và biến cố. (Nếu số phần tử nhiều)

3. Bài tập xác suất

Bài 1: Trong một chiếc hộp đựng 6 viên bi đỏ, 8 viên bi xanh, 10 viên bi trắng. Lấy ngẫu nhiên 4 viên bi. Tính số phần tử của:

1. Không gian mẫu

2. Các biến cố:

A: " 4 viên bi lấy ra có đúng hai viên bi màu trắng"

B: " 4 viên bi lấy ra có ít nhất một viên bi màu đỏ"

C: " 4 viên bi lấy ra có đủ 3 màu"

Bài 2: Một xạ thủ bắn liên tục 4 phát đạn vào bia. Gọi Ak là các biến cố " xạ thủ bắn trúng lần thứ k" với k = 1,2,3,4. Hãy biểu diễn các biến cố sau qua các biến cố A1, A2, A3, A4

A: "Lần thứ tư mới bắn trúng bia’’

B: "Bắn trúng bia ít nhất một lần’’

C: " Chỉ bắn trúng bia hai lần’’

Bài 3: 

Xét phép thử tung con súc sắc 6 mặt hai lần. Tính số phần tử của:

1. Xác định không gian mẫu

2. Các biến cố:

A:" số chấm xuất hiện ở cả hai lần tung giống nhau"

B:" Tổng số chấm xuất hiện ở hai lần tung chia hết cho 3"

Bài 4: 

Gieo một đồng tiền 5 lần. Xác định và tính số phần tử của:

1. Không gian mẫu

2. Các biến cố:

A: " Lần đầu tiên xuất hiện mặt ngửa"

B: " Mặt sấp xuất hiện ít nhất một lần"

C: " Số lần mặt sấp xuất hiện nhiều hơn mặt ngửa"

Bài 5:

Bộ bài tú - lơ khơ có 52 quân bài. Rút ngẫu nhiên ra 4 quân bài. Tìm xác suất của các biến cố:

A: "Rút ra được tứ quý K ‘’

B: "4 quân bài rút ra có ít nhất một con Át"

C: "4 quân bài lấy ra có ít nhất hai quân bích’’

Bài 6:

Trong một chiếc hộp có 20 viên bi, trong đó có 8 viên bi màu đỏ, 7 viên bi màu xanh và 5 viên bi màu vàng. Lấy ngẫu nhiên ra 3 viên bi. Tìm xác suất để:

1. 3 viên bi lấy ra đều màu đỏ

2. 3 viên bi lấy ra có không quá hai màu.

Bài 7: 

Trong một chiếc hộp có 20 viên bi, trong đó có 8 viên bi màu đỏ, 7 viên bi màu xanh và 5 viên bi màu vàng. Lấy ngẫu nhiên ra 3 viên bi. Tìm xác suất để:

1. 3 viên bi lấy ra đều màu đỏ

2. 3 viên bi lấy ra có không quá hai màu.

Trên đây, Hoatieu.vn đã gửi đến bạn đọc lời giải của bài toán Xác suất để tung ra mặt chẵn khi tung một con xúc xắc là bao nhiêu? Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
4 14.304
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm