Hơi ấm ổ rơm đọc hiểu
Đọc hiểu Hơi ấm ổ rơm
Hơi ấm ổ rơm của nhà thơ Nguyễn Duy là một tác phẩm nổi tiếng trong văn học Việt Nam. Bài thơ với câu từ giản dị đã gợi cho người đọc những tình cảm yêu thương trân trọng về cuộc sống giản dị của người nông dân, của những vùng quê thanh bình. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc mẫu đề đọc hiểu Hơi ấm ổ rơm có đáp án chi tiết giúp các em nắm được nội dung chính của bài thơ Hơi ấm ổ rơm cũng như các biện pháp nghệ thuật của tác phẩm.
1. Nội dung chính của bài thơ Hơi ấm ổ rơm
Hơi ấm ổ rơm của nhà thơ Nguyễn Duy là một tác phẩm nổi tiếng trong văn học Việt Nam. Bài thơ thể hiện được tấm lòng nhân hậu, tràn đầy tình yêu thương và sẻ chia của người mẹ vùng đồng chiêm dành cho một người khách lỡ đường. Qua đó, tác giả cũng bày tỏ tình cảm chân thành sâu sắc của tác giả dành cho đời sống quê hương cũng như những người dân nghèo khó.
2. Đọc hiểu Hơi ấm ổ rơm
Đọc văn bản sau:
HƠI ẤM Ổ RƠM
Nguyễn Duy
Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm
Bà mẹ đón tôi trong gió đêm
"Nhà mẹ hẹp, nhưng còn mê(1) chỗ ngủ"
Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ
Rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm.
Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm,
Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng,
Trong hơi ấm hơn ngàn chăn đệm
Của những cọng rơm xơ xác, gầy gò.
Hạt gạo nuôi tất thảy chúng ta no,
Riêng cái ấm nồng nàn như lửa
Cái dịu ngọt lên hương của lúa
Đâu dễ chia cho tất cả mọi người.
(In trong tập Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, 1973)
Ghi chú:
(1) mê: nhiều
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5
Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ trên.
Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
Câu 3. Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong thơ sau: Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm?
Câu 4. Nhận xét tình cảm của nhân trữ tình trong bài thơ.
Câu 5. Bài học sâu sắc nhất anh/chị nhận được qua bài thơ trên là gì?
Trả lời
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ tự do.
Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên: Nhân vật "tôi" (nhà thơ).
Câu 3.
- Biện pháp tu từ so sánh: rơm vàng bọc tôi được so sánh với kén bọc tằm qua từ như.
- Hiệu quả:
+ Giúp câu thơ giàu hình ảnh, sinh động, hấp dẫn, tăng sức gợi hình, gợi cảm.
+ Nhấn mạnh những cảm nhận của nhân vật tôi về người mẹ: ấm áp, an toàn, được chở che, bao bọc. Qua đó thể hiện lòng biết ơn, trân trọng của nhân vật tôi trước tấm lòng yêu thương người mẹ.
Câu 4.
- Tình cảm của nhân vật nhân vật trữ tình trong bài thơ là tình cảm biết ơn, trân trọng với người mẹ nhân dân đã cưu mang, chở che, bao bọc cho những người lính, dù đó không phải là con đẻ của mình.
- Đó là những tình cảm giản dị, mộc mạc, có ý nghĩa hình thành nhân cách và giáo dục lối sống đẹp cho thế hệ trẻ.
Câu 5.
- Bài học sâu sắc nhất em nhận được qua bài thơ trên là phải ghi nhớ công lao của những người đã giúp đỡ mình trong cuộc sống.
- Sở dĩ em nhận ra bài học trên vì:
+ Những người giúp đỡ mình trong lúc khó khăn là những người thực sự tử tế, nhân hậu, quan tâm đến mình.
+ Khi ghi nhớ công ơn đó, bản thân mình sẽ sống tốt hơn, có động lực để vươn lên.
+ Nếu không biết ghi nhớ công ơn của những người đã giúp đỡ mình, ta sẽ trở thành kẻ vô ơn, sống ích kỉ, cuộc sống trở nên vô nghĩa.
3. Đọc hiểu văn bản Hơi ấm ổ rơm
Hơi ấm ổ rơm
Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm
Bà mẹ đón tôi trong gió đêm
"Nhà mẹ hẹp, nhưng còn mê chỗ ngủ"
Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ
Rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm.
Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm,
Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng,
Trong hơi ấm hơn ngàn chăn đệm
Của những cọng rơm xơ xác, gầy gò.
Hạt gạo nuôi tất thảy chúng ta no,
Riêng cái ấm nồng nàn như lửa
Cái dịu ngọt lên hương của lúa
Đâu dễ chia cho tất cả mọi người./
(Nguyễn Duy – Cát trắng)
Câu 1 (0,5 điểm): Nêu hoàn cảnh của nhân vật trữ tình trong văn bản?
Hoàn cảnh của nhân vật trữ tình trong văn bản là đêm khuya, bị lỡ đường, xin ngủ nhờ. Gặp bà cụ nghèo sẵn sàng cho ngủ qua đêm. Nhân vật trữ tình đã rất cảm động trước tấm lòng của bà cụ.
Câu 2 (2,0 điểm). Vì sao trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm, nhân vật trữ tình lại thao thức? Hình ảnh hương mật ong của ruộng thể hiện cảm nhận gì của tác giả khi nằm trong hơn ấm ổ rơm?
Nhân vật trữ tình thao thức vì:
- Xúc động khi nhận được sự giúp đỡ, đùm bọc của bà cụ nghèo; cảm thấy hạnh phúc khi được trở che, yêu thương.
- Hương mật ong của ruộng là hương vị dịu ngọt, thanh đằm, thơm mát mà nhân vật trữ tình cảm nhận từ mùi thơm rơm rạ, ruộng đồng; đó còn là hương vị ngọt ngào của lòng yêu thương bình dị, chân thành mà bà mẹ quê dành cho đứa con – người lính qua đường.
Câu 3 (2,0 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ ba?
- Biện pháp nghệ thuật: nhân hóa hạt gạo nuôi (tất cả chúng ta no), so sánh cái ấm nồng nàn như lửa. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: cái ấm nồng nàn, cái dịu ngọt.
- Tác dụng: Khẳng định hạt gạo nuôi dưỡng sự sống con người mỗi ngày nhưng hơi ấm rơm rạ từ lòng người sẽ cho con người một giá trị khác: lòng yêu thương bồi đắp tâm hồn người.
+ Biện pháp so sánh, ẩn dụ diễn tả gợi cảm niềm xúc động mãnh liệt của người lính khi nhận được tình yêu thương của người mẹ nghèo. Ôm rơm kia vốn chỉ là một thứ phụ phẩm được tận dụng thay cho chăn đệm, nhưng lại trở thành biểu tượng của tình yêu thương giản dị, mộc mạc, chân thành, nồng ấm, thiêng liêng.
Câu 4 (1,5 điểm): Em có cảm nhận gì về hình ảnh người mẹ trong bài thơ?
Hình ảnh người mẹ nghèo trong bài thơ hiện lên với cả một tấm lòng cao cả, nhân hậu, bình dị mộc mạc, dân dã mà đầy chu đáo ân tình…
Người mẹ ấy sẵn sàng nhường cơm sẻ áo, dù hoàn cảnh của mình cũng khó khăn. Mỗi hành động, lời nói của mẹ đầy tình yêu thương như ruột thịt.
4. Hơi ấm ổ rơm tự luận
Câu 1: Nêu nội dung và ý nghĩa của bài Hơi ấm ổ rơm.
Bài thơ là dòng suy nghĩ của nhân vật trữ tình về tấm lòng thơm thảo, ấm áp, cao cả của người mẹ nghèo, quê hương nghèo đã nuôi dưỡng sự sống và tâm hồn biết bao con người con người mà không phải ai cũng thấy được.
Câu 2: Em hiểu sao về nhan đề Hơi ấm ổ rơm là như thế nào?
Nhan đề thể hiện tình thương của bà mẹ đồng chiêm dành cho nhân vật trữ tình ( ở đây là người lính lỡ đường) tuy hoàn cảnh có túng thiếu nhưng ấm áp tình người.
Câu 3: Em hiểu sao về người mẹ trong bài thơ Hơi ấm ổ rơm.
Người mẹ trong bài thơ hiện lên với bao ấm áp, thân thương, người mẹ ấy mang trong mình đức hy sinh cao cả.
Câu 4: Chỉ ra tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong câu thơ :"rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm " trong bài Hơi ấm ổ rơm.
Biện pháp so sánh "rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm" thể hiện sự ấm áp, hạnh phúc, cảm động về nghĩa tình người mẹ đồng chiêm dành cho nhân vật trữ tình.
5. Trắc nghiệm Hơi ấm ổ rơm
HƠI ẤM Ổ RƠM
Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm
Bà mẹ đón tôi trong gió đêm
Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ
Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ
Rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm
Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm
Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng
Trong hơi ấm nhiều hơn chăn đệm
Của những cọng rơm xơ xác gày gò
Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no
Riêng cái ấm nồng nàn như lửa
Cái mộc mạc lên hương của lúa
Đâu dễ chia cho tất cả mọi người.
(Nguyễn Duy, Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, 1973)
Câu 1. Văn bản trên viết theo thể thơ nào?
A. Bảy chữ
C. Tự do
B. Tám chữ
D. Thất ngôn Đường luật
Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
A. Nhân vật tôi
B. Nhân vật người mẹ
C. Tác giả, xuất hiện trực tiếp, xưng tên riêng
D. Chủ thể ẩn
Câu 3. Ý nào không nói đúng hoàn cảnh mà nhân vật tôi gõ cửa nhà bà mẹ?
A. Đêm khuya bị lỡ đường
B. Ngoài trời lạnh
C. Đi qua một vùng đồng chiêm
D. Gặp ngôi nhà tranh rộng rãi
Câu 4. Đâu là lời nói của người mẹ trong bài thơ?
A. Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ
B. Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ
C. Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no
D. Cả 3 đáp án trên đều sai
Câu 5. Câu thơ Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Ẩn dụ
D. Nhân hoá và So sánh
Câu 6. Dòng thơ nào nói lên trực tiếp tâm trạng của nhân vật tôi khi được nằm trong hơi ấm ổ rơm?
A. Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm
B. Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng
C. Riêng cái ấm nồng nàn như lửa
D. Cái mộc mạc lên hương của lúa
Câu 7. Ý nào khái quát nội dung chính của bài thơ?
A. Đề cập đến ý nghĩa hơi ấm ổ rơm của người mẹ cưu mang người chiến sĩ trong đêm khuya lỡ đường.
B. Đề cập đến hình bóng người mẹ nghèo vùng đồng chiêm đã cưu mang người chiến sĩ.
C. Đề cập đến kỉ niệm về đêm lỡ đường của người chiến sĩ.
D. Đề cập đến tấm lòng người mẹ nghèo cưu mang người chiến sĩ và lòng biết ơn của người chiến sĩ.
Câu 8. Anh/chị hiểu như thế nào về hình ảnh hương mật ong của ruộng?
Trong bài thơ "Hơi Ấm Ổ Rơm" của nhà thơ Nguyễn Khuyến, hình ảnh "hương mật ong của ruộng" được sử dụng để miêu tả sự tươi mát, ngọt ngào và thân thiện của một không gian quen thuộc, mang đến cảm giác an lành và ấm áp cho người đọc.
Câu 9. Nêu cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong bài thơ
Trong bài thơ "Hơi ấm ổ rơm" của nhà thơ Tố Hữu, hình ảnh người mẹ được miêu tả rất chân thực và đầy tình cảm. Người mẹ trong bài thơ được tác giả tả dưới hình ảnh một người phụ nữ nghèo khổ, sống trong một ổ rơm nhỏ bé, nhưng lại toát lên một tình yêu thương vô bờ bến dành cho con cái. Người mẹ trong bài thơ được miêu tả là người luôn chăm sóc, nuôi dưỡng và che chở cho con cái trong mọi hoàn cảnh. Dù cuộc sống khó khăn, người mẹ vẫn luôn cố gắng tạo ra một không gian ấm áp, an lành cho con cái. Hình ảnh "hơi ấm ổ rơm" chính là biểu tượng cho tình mẫu tử vô điều kiện của người mẹ, nơi mà con cái luôn cảm thấy được yên bình và an toàn. Hơn nữa, người mẹ trong bài thơ còn được miêu tả là người biết chia sẻ, nhân hậu và luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác. Dù cuộc sống của mình còn thiếu thốn, người mẹ vẫn không ngại hy sinh và chia sẻ những gì mình có với những người xung quanh. Hình ảnh này thể hiện tình yêu thương và lòng nhân ái của người mẹ, làm cho người đọc cảm nhận được sự cao cả và đáng quý của tình mẫu tử.
6. Đọc hiểu văn bản Hơi ấm ổ rơm
Hãy đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:
Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm
Bà mẹ đón tôi trong gió đêm:
– Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ
Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ
Rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm
Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm
Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng
Trong hơi ấm nhiều hơn chăn đệm
Của những cọng rơm xơ xác gày gò
Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no
Riêng cái ấm nồng nàn như lửa
Cái mộc mạc lên hương của lúa
Đâu dễ chia cho tất cả mọi người.
(“Hơi ấm ổ rơm”- Nguyễn Duy)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Xác định thể thơ?
Câu 2. Ngôi nhà của người mẹ hiện lên như thế nào trong đoạn thơ?
Câu 3. Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.
Câu 4. Cảm xúc của tác giả trong đoạn thơ hiện lên như thế nào?
Gợi ý
Câu 1.
– Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
– Thể thơ: tự do
Câu 2.
– Ngôi nhà của người mẹ hiện lên:
+ ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm
+ Nhà mẹ hẹp; chiếu chăn chả đủ
+ mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm
– Những hình ảnh trên cho thấy: nhà mẹ nghèo, vất vả nhưng gần gũi, quen thuộc, yêu thương.
Câu 3.
– Phép tu từ: liệt kê. Tác giả liệt kê các hình ảnh: đồng chiêm, nhà tranh, ổ rơm, bà mẹ, hơi ấm, lửa, lúa…
– Tác dụng: phép liệt kê làm hiện lên thật sống động hình ảnh một ngôi nhà thân thương, bình dị. Nơi đó có người mẹ yêu thương hết lòng lo lắng, yêu thương người chiến sĩ. Căn nhà chỉ có ổ rơm mẹ lót con nằm nhưng trong cái nghèo khó vất vả, nhà thơ cảm nhận được hơi ấm ổ rơm, hơi ấm tình mẹ, hơi ấm quê hương, ruộng đồng quanh mình.
Câu 4.
Cảm xúc của tác giả: xúc động, yêu thương trước sự chăm sóc bình dị của mẹ; thao thức trong hơi ấm ổ rơm vì nhận ra mùi đồng ruộng quê hương mộc mạc, ân tình.
Trên đây là 3 mẫu đề đọc hiểu văn bản Hơi ấm ổ rơm của tác giả Nguyễn Duy có đáp án chi tiết Hoatieu đã chia sẻ. Hy vọng thông qua nội dung trên các bạn đọc đã hiểu rõ hơn về nội dung cũng như các hình thức nghệ thuật, ý nghĩa của bài thơ Hơi ấm ổ rơm.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:
Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
(2 đề) Đọc hiểu Giàn bầu trước ngõ có đáp án
Đọc hiểu Khi con tu hú có đáp án (nhiều đề)
Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 8 ngữ liệu ngoài SGK
Soạn văn 8 Người mẹ vườn cau ngắn gọn dễ hiểu
Soạn bài Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI trang 64 ngắn nhất
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Văn 8 2023 - Đọc hiểu (có đáp án chi tiết)
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Top 4 bài phân tích 16 câu giữa bài Vội vàng
Mẫu hợp đồng góp vốn
Có thể bạn quan tâm
-
Hơi ấm ổ rơm đọc hiểu
-
(2 đề) Đọc hiểu Giàn bầu trước ngõ có đáp án
-
Suy nghĩ câu Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc
-
Phân tích nhân vật bé Em trong truyện Áo Tết (có dàn ý)
-
Cảm nhận bài thơ quê hương của Đỗ Trung Quân siêu hay
-
Những nét đặc sắc của truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê
-
(4 đề) Đọc hiểu Trong lời mẹ hát có đáp án
-
Viết đoạn văn chia sẻ cảm xúc về bài thơ Nhớ mùa thu Hà Nội
-
Phân tích truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam
-
Phân tích Chợ tết cực hay
-
Soạn Viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện) Kết nối tri thức
-
(6 mẫu) Phân tích truyện ngắn Bầy chim chìa vôi của Nguyễn Quang Thiều lớp 8, 9

Bài viết hay Văn mẫu 8
Liệt kê hình ảnh gợi tả đảo Sơn Ca
Thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống lớp 8 trang 111
Đọc mở rộng theo thể loại Tốt tô chan bên cửa sổ
Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác trang 15 lớp 8 CTST
(Mới cập nhật) Viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa lớp 8
Hãy viết đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ “Nắng mới” của Lưu Trọng Lư