Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê và kênh đào Panama

Thực hành viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê và kênh đào Panama

Bài 38: Thực hành: Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê và kênh dào Pa-na-ma - Đây là nội dung bài học môn Địa lý lớp 10. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ các mẫu bài viết giới thiệu về kênh đào Xuy-ê, bài văn ngắn về kênh đào Panama để các bạn hiểu rõ hơn về các công trình nổi tiếng này.

Sau đây là nội dung chi tiết các mẫu bài viết về kênh đào Xuy-ê và kênh đào Panama, mời các bạn cùng theo dõi.

1. Giới thiệu về kênh đào Xuy-ê

Kênh Xuy-ê được đào cắt ngang eo đất Xuy-ê của Ai Cập, nối Biển Đỏ và Địa Trung Hải

Kênh Xuy-ê được đào vào năm 1859 và được mở cho tàu qua lại vào ngày 17 tháng 11 năm 1869. Kênh dài 195 km (121 dặm). Tàu có trọng tải từ 150 nghìn tấn đến 250 nghìn lấn qua được kênh. Thời gian qua kêrh trung bình 11 đến 12 giờ. Tháng 6 năm 1956, Ai Cập tuyên bố quốc hữu hoá kênh Xuy-ê từ đế quốc Anh

Kềnh Xuy-ê là con đường ngắn nhất nối Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, làm xích gần hai khu công nghiệp ở Tây Âu với khu vực Đông Á và Nam Á giàu tài nguyên khoáng sản và các loại nguyên liệu nông nghiệp. Nhờ có kênh Xuy-ê nên giảm được chi phí vận tải, giá thành sản phẩm. Đảm bảo an toàn cho người và hàng hoá có thể tránh được thiên tai so với việc vận chuyển trên quãng đường dài. Đem lại nguồn thu lớn cho Ai Cập thông qua thuế quan...

Do cuộc chiến tranh I-xra-en - Ai Cập xảy ra vào năm 1967, kênh đào bị đóng cửa mãi đến tháng 6 năm 1975 mới mở cửa trở lại. Đây là nguyên nhân khiến Ai Cập làm mất nguồn thu từ thuế hải quan, hạn chế việc giao lưu buôn bán với các nước trên thế giới; các nước ven Địa Trung Hải và Biển Đen làm tăng chi phí vận chuyển, độ an toàn cho người và hàng hoá...

2. Bài văn ngắn về kênh đào Panama

Kênh Pa-na-ma, con đường hàng hải nối hai khu vực kinh tế năng động Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

1. Vị trí địa lí của kênh Pa-na-ma

Kênh đào Pa-na-ma nằm ở vị trí cực Nam của eo đất Trung Mĩ, cũng là nơi khởi đầu của lục địa Nam Mĩ. Kênh Pa-na-ma cắt qua eo đất, nơi có chiều ngang hẹp nhất chỉ 50km, nối liền Đại Tây Dương với Thái Bình Dương.

2. Đặc điểm của kênh đào và quá trình khai thác

- Kênh Pa-na-ma được khởi công xây dựng từ năm 1882, nhưng do sai lầm về thiết kế, đến năm 1904, khi Hoa Kì thay Pháp, công trình mới được tổ chức thi công và năm 1914 thì chính thức đưa vào khai thác. Kênh có chiều dài 64km nhưng do độ chênh mực nước biển của hai đại dương đến 26m nên các kĩ sư phải thiết kế thêm nhiều âu tàu. Do vậy, kênh chỉ có.khả năng tiếp nhận được tàu có trọng tải dưới 65.000 tấn.

3. Những lợi ích của kênh đào khi hoạt động

- Kênh đào Pa-na-ma cho phép rút ngắn lộ trình hàng hải từ các cảng cửa hai bờ Đại Tây Dương sang các cảng hai bờ Thái Bình Dương từ 14 đến 81%. Kênh Pa-na-ma là con đường hàng hải quan trọng đối với nền kinh tế và các hoạt động quản sự nối thông hai bờ đông-tây của Hoa Kì. Vì vậy, bằng mọi giá Hoa Kì đã tìm cách kiếm soát kênh đào này lâu dài.

- Nhờ sự đấu tranh bền bỉ, tháng 12/1999, Hoa Kì đã phải traọ trả hoàn toàn chủ quyền kiểm soát kênh đào và vùng đất rộng 1.430km2 dọc hai bờ kênh về cho nhân dân Pa-na-ma.

- Kênh đào Pa-na-ma còn là tuyến hàng hải liên kết kinh tế và tình hữu nghị giữa các nước hai bờ đông tây của khu vực kinh tế Mĩ Latinh đầy năng động hiện nay.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Giáo dục đào tạo của hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 1.794
0 Bình luận
Sắp xếp theo