Truyện Kiều có nguồn gốc từ đâu?

Truyện Kiều được mệnh danh là một trong những tác phẩm kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du. Với những giá trị nhân văn sâu sắc được tác giả truyền tải qua Truyện Kiều, có thể nói Truyện Kiều là một kiệt tác bất hủ trong kho tàng văn học Việt Nam. Vậy Truyện Kiều có nguồn gốc từ đâu hay ý nghĩa nhan đề Truyện Kiều là gì? Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các bạn đọc nguồn gốc của Truyện Kiều lớp 10 hay và chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Truyện Kiều có nguồn gốc từ đâu ?

A. Từ trong dân gian.

B. Từ một tác phẩm tự sự của Trung Quốc.

C. Thương những con người tài hoa bị chà đạp nên tác giả đã sáng tạo ra.

D. Từ cuộc đời một người con gái có tên là Tiểu Thanh.

Đáp án: B

2. Nguồn gốc của Truyện Kiều lớp 10

Nguyễn Du đã lấy cốt truyện từ bộ truyện văn xuôi "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân (lấy bối cảnh Trung Quốc thời vua Gia Tĩnh Đế đời nhà Minh từ năm 1521 tới năm 1567) mà sáng tạo ra "Truyện Kiều". Tác phẩm được viết bằng thơ lục bát dài 3254 câu thơ, đậm đà màu sắc Việt Nam. Ban đầu tác phẩm lấy tên là Đoạn trường tân thanh có nghĩa là "tiếng kêu mới về nỗi đau lòng đứt ruột", sau đổi thành Truyện Kiều.

3. Giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều

- Về nội dung, Truyện Kiều thấm nhuần tinh thần nhân đạo cao đẹp và có giá trị tố cáo hiện thực sâu sắc.

''Truyện Kiều'' xoay quanh số phận của một người phụ nữ thuộc loại "dưới đáy cùng" của xã hội - một người phụ nữ đã phải bán mình chuộc cha và bị xã hội dồn đuổi buộc làm kỹ nữ trong chốn lầu xanh. Nguyễn Du đã vượt lên những định kiến xã hội nặng nề để ca ngợi vẻ đẹp hình thể, tài năng, đặc biệt là vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Vương Thúy Kiều.

Tác phẩm mượn câu chuyện của nàng Kiều để vẽ lên bức tranh toàn cảnh về hiện thực xã hội phong kiến thối nát, kim tiền, xấu xa, đồi bại và đầy rẫy bất công ở Việt Nam vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19; đồng thời thể hiện ước mơ giải phóng con người, đòi quyền sống, quyền tự do, công lý, tình yêu và hạnh phúc.

- Về nghệ thuật, Truyện Kiều là một công trình nghệ thuật về ngôn ngữ, về thơ lục bát, về tả cảnh, tả tình, tả người, ... bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Du trở thành mẫu mực cổ điển vô song.

Nguyễn Du đã chắt lọc những phần tinh tú nhất trong lời ăn, tiếng nói của nhân dân, đặc biệt là ngôn ngữ văn học dân gian, thông qua việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo và dày đặc các khẩu ngữ, ngoa ngữ, thành ngữ, ca dao, tục ngữ và một số thành ngữ Hán Việt đã được "thuần Việt".

4. Ý nghĩa tác phẩm Truyện Kiều

- Truyện Kiều ban đầu vốn có tên gọi khác khác là “Đoạn trường tân thanh”. Em hãy giải mối quan hệ giữa đầu đề đó với nội dung tác phẩm.

Nội dung cơ bản của Truyện Kiều: Truyện Kiều là tiếng kêu đau xót (như đứt từng khúc ruột) của người phụ nữ (nàng Kiều) dưới chế độ phong kiến.

- Đầu đề tác phẩm:

+ Truyện Kiều: tên gọi thể hiện nội dung cơ bản của tác phẩm: dùng tên nhân vật chính của truyện để đặt tên cho tác phẩm.

+ Tên gọi: “Đoạn trường tân thanh” đoạn trường (đứt ruột) tân thanh (tiếng kêu mới) tên gọi được rút ra từ nội dung cơ bản của tác phẩm " tiếng kêu đau xót toát lên từ số phận con người.

Cả hai đầu đề đều phù hợp với nội dung tác phẩm có tác dụng định hướng cho người đọc khi tiếp xúc với văn bản.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
5 9.886
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm