Giải thích câu ca dao Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng ngày tháng mười chưa cười đã tối
Giải thích câu Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng ngày tháng mười chưa cười đã tối
Ca dao tục ngữ được xem là kho tàng văn hóa dân gian vô cùng quý báu của dân tộc ta. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ giải thích câu ca dao Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng ngày tháng mười chưa cười đã tối để các bạn học sinh hiểu rõ hơn về ý nghĩa của câu ca dao này nhé.
Sau đây là các bài văn mẫu giải thích câu tục ngữ Việt Nam: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, Ngày tháng mười chưa cười đã tối. Mời các bạn cùng tham khảo.
1. Giải thích câu tục ngữ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng - Mẫu 1
Kho tàng tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu đã phản ánh kinh nghiệm quý báu của nhân dân ta trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên. Trong đó phải kể đến câu:
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Đầu tiên, câu tục ngữ nói về sự chênh lệch giữa thời gian ban ngày và ban đêm của các tháng trong năm. Dựa vào cơ sở khoa học, nghiên cứu, có thể thấy rằng khi trái đất chuyển động quay xung quanh mặt trời, trái đất luôn luôn quay quanh mặt trời và cũng tự quay quanh trục của mình. Vào thời gian khoảng tháng năm âm lịch, khi bán cầu Bắc ngả về phía mặt trời (mùa hè), nên thời gian ban ngày sẽ kéo dài hơn ban đêm. Tiếp đến, vào khoảng tháng 10 âm lịch, khi bán cầu Bắc đi xa mặt trời (mùa đông), nên thời gian ban ngày sẽ gắn hơn ban đêm.
Với câu tục ngữ này, chúng ta hiểu rõ hơn về quy luật biến chuyển của thiên nhiên, thời điểm đổi mùa trong năm. Khi đó, chúng ta sẽ có sự sắp xếp để sinh hoạt và sản xuất sao cho phù hợp nhất.
2. Giải thích câu tục ngữ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng - Mẫu 2
Tục ngữ được gọi là “túi khôn” của nhân dân ta. Một trong số những câu tục ngữ phản ánh được kinh nghiệm quý báu trong việc quan sát hiện tượng thiên nhiên là:
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Câu tục ngữ thể hiện sự biến đổi của thời gian. Dựa trên kiến thức về khoa học, trái đất luôn chuyển động quanh Mặt trời. Còn trục trái đất luôn nghiêng về một phía không đổi nên lần lượt từng nửa cầu ngả về phía mặt trời còn nửa kia thì chếch xa. Và hiện tượng tháng năm có “ngày dài đêm ngắn” hay tháng mười có “ngày ngắn đêm dài” cũng được lý giải dựa trên quy luật đó. Nước ta nằm ở bán cầu Bắc, vào tháng năm âm lịch sẽ nhận được nhiều ánh sáng của mặt trời. Đây cũng là thời điểm của mùa hè. Vào mùa này thì ngày sẽ dài hơn, còn đêm sẽ ngắn hơn. Đến tháng mười âm lịch, nửa cầu Bắc bị chếch xa phía mặt trời nên nhận được ít ánh sáng. Đây lại là thời điểm của mùa đông, nên có “ngày ngắn đêm dài”.
Cách nói ví von “chưa nằm đã tôi” và chưa cười đã sáng” nhằm muốn nhấn mạnh về sự dài ngắn của thời ngày - đêm. Sự chuyển biến khoảng thời gian ban đêm vào tháng năm trôi đi rất nhanh khiến cho con ta cảm nhận vừa mới chợp mắt nghỉ ngơi thì trời đã chuyển sang sáng mất rồi lại bắt đầu một ngày với những lo toan công việc. Còn sự chuyển biến khoảng thời gian ban ngày vào tháng mười cũng trôi đi rất nhanh, khiến con người chưa kịp vui chơi đã thì trời đã tối.
Đồng thời, câu tục ngữ cũng cho khuyên nhủ con người nên bố trí lịch trình công việc sao cho hợp lý, sắp xếp thời gian một cách phù hợp với những tháng ngày dài đêm ngắn, ngày ngắn đêm dài nhất là ở nông thôn. Nó sẽ giúp người dân có một mùa màng bội thu.
Như vậy, câu tục ngữ đã đem đến cho chúng ta một bài học quý giá về việc quan sát hiện tượng tự nhiên. Từ đó, nó cũng gửi gắm con người nhiều bài học ý nghĩa.
3. Giải thích câu tục ngữ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng - Mẫu 3
Ông cha ta đã có câu tục ngữ nhận xét đúng đắn về độ dài ngày và đêm mùa hè, mùa đông:
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Câu tục ngữ sử dụng vần lưng (“năm” với “nằm”, “mười” với “cười”), vừa có đối (“đêm” và “ngày”, “tháng năm” và “tháng mười”, “nằm” và “cười”, “sáng” và “tối”). Cùng với đó là cách nói hồn nhiên, hóm hỉnh: lấy giấc ngủ: “chưa nằm đã sáng” để đo chiều dài đêm tháng năm, chỉ ra đêm mùa hè là ngắn, rất ngắn; lấy tiếng cười để đo chiều dài ngày tháng mười, ngày mùa đông là ngắn, rất ngắn, chưa chiều đã tối. Như vậy, câu tục ngữ chỉ rõ: ngày mùa hè dài, đêm mùa đông rất dài. Từ đó, chúng ta cần nắm được độ dài thời gian theo đêm và ngày, theo mùa để chủ động bố trí công việc làm ăn và nghỉ ngơi là rất cần thiết. Như vậy, đây là một câu tục ngữ giàu ý nghĩa.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Văn học - Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Hạt đậu nhỏ
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Thơ
Top 4 bài cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Sóng siêu hay
Top 8 mẫu phân tích bài thơ Tỏ lòng hay nhất
Phân tích bài thơ Ngắm trăng siêu hay
4 bài phân tích khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ hay chọn lọc
Cảm nhận về hình tượng nhân vật khách trong bài Phú sông Bạch Đằng
(15 mẫu) phân tích bài thơ Ánh trăng siêu hay