Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học Sọ Dừa

Phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học Sọ Dừa

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học là một dạng bài viết thường gặp trong chương trình Ngữ văn lớp 7. Trong bài viết ngày hôm nay Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc bài văn mẫu viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học Sọ Dừa giúp các bạn có thêm kiến thức khi làm dạng bài viết này.

1. Dàn ý phân tích đặc điểm nhân vật Sọ Dừa

Phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học Sọ Dừa

a. Mở bài

- Giới thiệu về truyện và nhân vật Sọ Dừa.

b. Thân bài

* Sự ra đời của Sọ Dừa:

- Một bà mẹ đã lâu chưa có con, khi đi làm đồng do khát nước nên uống nước trong một chiếc sọ dừa, về nhà liên có thai.

- Sau đó đẻ ra một bé trai không chân và không tay, duy nhất chỉ có mỗi một cái đầu nhìn như sọ dừa, nên cậu bé được đặt là Sọ Dừa.

* Tấm lòng hiếu thảo của Sọ Dừa.

- Khi gia đình khó khăn, Sọ Dừa liền đi đến nhà phú ông ở đợ kiếm tiền phụ giúp gia đình.

* Hành trình làm cho nhà phú ông:

- Tuy mang hình hài xấu xí nhưng lại vô cùng nhanh nhẹn, nên khi xin đi ở đợ cho nhà phú ông. Ban đầu phú ông không nhận nhưng sau một hồi tính toán, thấy Sọ Dừa nuôi cơm đỡ tốn nên nhận.

- Công việc hàng ngày của Sọ Dừa là đưa trâu đi ăn đồng xa. Do chăm trâu béo tốt nên được phú ông rất tin tưởng.

- Nhà phú ông có ba cô con gái nhưng chỉ có cô út là dịu dàng, nết na, hay nhận việc mang cơm cho Sọ Dừa nên anh mang lòng yêu cô và muốn cưới cô làm vợ

- Thương con, mẹ Sọ Dừa qua thưa chuyện thì bị thách mang thật nhiều sính lễ là vàng bạc châu báu thì phú ông mới gả con gái cho.

- Sọ Dừa biến được nhiều vàng bạc để làm sính lễ do vốn dĩ là tiên xuống trần gian để thử lòng con người.

c. Kết bài

Khái quát và nhận xét về nhân vật Sọ Dừa.

2. Phân tích đặc điểm nhân vật Sọ Dừa

Trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam, có rất nhiều câu chuyện cổ tích hay và ý nghĩa. TUy nhiên truyện cổ tích để lại cho em nhiều ấn tượng nhất chính là truyện Sọ Dừa.

Sọ Dừa là kiểu nhân vật đội lốt, đây không phải kiểu nhân vật hiếm có trong văn học Việt Nam và thế giới. Chúng ta có thể kể đến hàng loạt các truyện như: chàng Cóc; chàng Ếch, … Những nhân vật đội lốt thường có vẻ bề ngoài xấu xí, đôi khi làm người ta khiếp sợ nhưng bên trong lại là một người thông minh, có tâm hồn, tấm lòng nhân hậu, bao dung, ấm áp.

Sọ Dừa là sự kết hợp giữa cái bình thường và khác thường. Nhân vật có nguồn gốc xuất thân từ một gia đình “có hai vợ chồng nghèo” nhưng cách Sọ Dừa được sinh ra lại rất khác thường. Mẹ của chàng vào rừng kiếm củi vì khát nước mà uống nước trong chiếc sọ dừa, sau đó bà mang thai và không lâu sau sinh ra Sọ Dừa. Sự mang thai đã kì lạ, đến cả hình dạng của Sọ Dừa cũng kì lạ không kém, không chân không tay, nhân vật chỉ như chiếc Sọ Dừa tròn lông lốc, khiến ai nhìn thấy cũng phải sợ hãi. Sự khác thường của nhân vật cũng như báo trước những điều phi thường của nhân vật.

Dù có vẻ bề ngoài xấu xí, dị hình nhưng ẩn bên trong đó là một người tuấn tú, tài giỏi. Sọ Dừa đã trải qua hàng loạt thử thách để bộc lộ tài năng, phẩm chất của mình. Chàng tài giỏi trong công việc chăn bò, ngày nắng cũng như ngày mưa, chàng chăm chỉ làm việc, con nào con nấy cũng no căng bụng. Việc đó đã đập tan sự nghi ngờ của mẹ, của phú ông khi luôn cho rằng Sọ Dừa là người vô tích sự. Đến với thử thách thứ hai, Sọ Dừa xin cưới con gái nhà phú ông. Đến ngày kết hôn ai cũng ngỡ ngàng, mọi đồ sính lễ đều được chuẩn bị đầy đủ và Sọ Dừa lột xác trở thành một chàng trai tuấn tú. Chàng còn là một người thông minh, sáng dạ, Sọ Dừa miệt mài đèn sách chuẩn bị cho kì thi và đã đỗ đầu làm trạng nguyên. Xây dựng nhân vật có sự đối lập giữa hình thức bên ngoài với vẻ đẹp bên trong tác giả dân gian đã lên tiếng khẳng định vẻ đẹp bên trong mới là điều quan trong nhất. Phản ánh đúng quan điểm của nhân dân ta “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” . Đồng thời cũng khẳng định vẻ đẹp, giá trị chân chính của con người không phải ở vẻ ngoài hào nhoáng mà là vẻ đẹp phẩm chất bên trong.

Qua câu chuyện Sọ Dừa, các tác giả dân gian đã nên lên chân lí muốn đời của dân tộc “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”. Đồng thời tác phẩm còn ca ngợi lòng nhân ái đối với những người chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh trong xã hội. Khẳng định phẩm chất bên trong là cái đáng quý, đáng đề cao hơn vẻ bề ngoài.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
42 11.254
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm