Vì sao nói khả năng gãy xương có liên quan đến lứa tuổi?

Vì sao nói khả năng gãy xương có liên quan đến lứa tuổi? Khả năng gãy xương liên quan đến độ tuổi. Lí do của hiện tượng này là gì? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

Cấu trúc xương của con người thay đổi theo từng lứa tuổi. Càng lớn tuổi lượng cốt giao trong xương càng giảm, điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến xương. Còn nguyên nhân cụ thể của việc gãy xương liên quan đến lứa tuổi là do đâu, hãy cùng Hoatieu khám phá trong bài nhé.

1. Vì sao nói khả năng gãy xương có liên quan đến lứa tuổi?

Khả năng gãy xương liên quan đến độ tuổi vì:

  • Ở người lớn, lượng cốt giao giảm trong khi muối canxi lại nhiều, nên xương giòn, dễ gãy.
  • Lứa tuổi thanh thiếu niên, lượng cốt giao nhiều, nên xương đàn hồi, dẻo dai, chắc khỏe hơn.

Vì sao nói khả năng gãy xương có liên quan đến lứa tuổi?

=> Nói khả năng gãy xương liên quan đến độ tuổi do cấu tạo thành phần xương khác nhau ở mỗi độ tuổi, từ đó tính chất của xương cũng có sự khác biệt. Cụ thể:

  • Ở trẻ em chưa thành niên, cấu trúc xương còn chưa chắc và rất dễ gặp phải tổn thương nếu chịu những tác động vật lý lớn từ bên ngoài gây xô lệch cấu trúc và gãy xương.
  • Ở những người già cao tuổi, lượng Canxi trong xương dần bị giảm, thành phần của xương lcus này chủ yếu là các muối vô cơ khiến xương giòn và dễ gãy. Đặc biệt những người cao tuổi thường hay mắc các bệnh về đau nhức xương khớp hoặc tê bì chân tay cũng một phần bị ảnh hưởng bởi các chất này.
  • Ở tuổi vị thành niên và lứa tuổi thanh thiếu niên là lúc các cấu trúc bắt đầu hình thành một cách vững chắc. Đây được coi là thành trì mang lại sức khỏe xương dẻo dai và đàn hồi hơn. Tình trạng gãy xương cũng có thể ít gặp hơn trừ những trường hợp bị tai nạn nghiêm trọng. Còn đối với trường hợp gãy xương nhẹ hoặc trật khớp sẽ nhanh lành lặn hơn so với người ở các lứa tuổi khác.

2. Khi gặp người bị tai nạn gãy xương chúng ta có nên nắn lại chỗ xương gãy không?

Nếu trên đường đi chúng ta gặp người bị tai nạn gãy xương thì phải xử lý thế nào cho đúng? Có nên nắn lại xương gãy trong lúc chờ cấp cứu không?

Khi gặp người bị gãy xương, chúng ta tuyệt đối không nên tự ý nắn lại đoạn xương bị gãy. Bởi vì chúng ta không có chuyên môn, không được đào tạo, huấn luyện về sơ cứu, chấn thương chỉnh hình, nếu nắn lại chỗ xương gãy sẽ khiến cho chỗ xương gãy bị xô lệch, trở nên nghiêm trọng hơn và có thể đâm vào mạch máu, thịt, khiến người bị tai nạn càng thêm đau đớn.

=> Do vậy, khi gặp người tai nạn gãy xương, chúng ta không nắn lại chỗ xương gãy mà giữ nguyên tư thế của người đó và gọi cấp cứu ngay.

3. Nguyên nhân dẫn đến gãy xương

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng gãy xương như sau:

Hầu hết gãy xương đều do chấn thương, do lực uốn bẻ (hoặc xoắn vặn) trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên như: té ngã, tai nạn giao thông, tai nạn lao động…

Nhưng cũng có trường hợp gãy xương tự nhiên. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do bệnh lý như: loãng xương, lao xương, u xương ác tính, viêm xương tủy...

Gãy xương còn do hoạt động quá nhiều. Khi cơ thể hoạt động quá nhiều dẫn đến cơ bắp chịu nhiều áp lực lên xương, gây gãy xương. Gãy xương do mệt mỏi căng thẳng thường xảy ra phổ biến ở các vận động viên.

4. Biện pháp ngăn ngừa gãy xương ở người cao tuổi

Tình trạng gãy xương xảy ra ở người cao tuổi là khá phổ biến. Với người già, khi bị gãy xương thì khả năng phục hồi chậm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Tình trạng gãy xương ở người già chủ yếu xảy ra ở các vị trí như xương đùi, xương bánh chè, gãy đầu dưới xương quay và gãy đốt sống ở vị trí thứ 3-4-5. Khi bị gãy xương thì vùng xương bị gãy thường đau nhức, có vết bầm tím do tụ máu hoặc có thể không cử động được do xương lệch hẳn đi nơi khác. Gặp tình trạng này cần đưa ngay bệnh nhân tới bệnh viện để kiểm tra và chữa trị để xương sớm lành lại.

Để phòng tránh gãy xương cho người già, cần có những biện pháp thiết thực:

  • Tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra như ngã, vấp té. Để hạn chế được những rủi ro này thì cần thay đổi lại môi trường sống và sinh hoạt của người già như để phòng ngủ ở dưới tầng một, nơi gần nhà tắm; Sàn nhà nên lót thảm và hạn chế ẩm ướt; Vào nhà tắm nên mang dép để tránh bị trơn trượt; đeo kính lão….
  • Không mang vác vật nặng quá sức.
  • Kiểm soát tốt cân nặng để tránh làm gia tăng áp lực lên hệ cơ xương khớp khiến xương ngày càng yếu đi.
  • Lao động, vận động ở tư thế đúng.
  • Luyện tập thể dục mỗi ngày khoảng 30 phút để cải thiện sức khỏe và giúp xương khớp được cứng chắc hơn. Nên chọn các bộ môn vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập dưỡng sinh, tập yoga….
  • Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý. Nên tăng cường ăn các thực phẩm giàu canxi, vitamin D và vitamin C. Nếu cần thiết hãy uống sữa bổ sung canxi để phòng ngừa loãng xương.
  • Bên cạnh đó, người cao tuổi cũng nên thường xuyên đi khám sức khỏe định kì nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề về xương khớp.

Hoa Tiêu vừa gửi đến bạn đọc lí do tại sao nói khả năng gãy xương liên quan đến độ tuổi; cách xử lý khi gặp tai nạn gãy xương và những nguyên nhân dẫn đến tình trạng xương bị gãy. Qua đó chúng ta thấy, ở mỗi lứa tuổi khác nhau, cấu tạo của cơ thể không giống nhau sẽ dẫn đến những tình trạng cơ thể khác nhau.

Mời các bạn tham khảo thêm bài Hãy nêu những nguyên nhân dẫn tới gãy xươngcác thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
4 5.720
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi