Ở xương dài màng xương có chức năng gì?

Ở xương dài màng xương có chức năng gì? Màng xương là một bộ phận cấu thành của xương. Màng xương có chức năng gì ở xương dài? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

1. Ở xương dài màng xương có chức năng gì?

Ở xương dài màng xương có chức năng giúp xương phát triển to về bề ngang.

Màng xương giúp xương dài phát triển về bề ngang như sau:

Tế bào ở màng xương phân chia thành các tế bào mới, đẩy tế bào cũ vào trong rồi hóa xương khiến xương dài to ra.

=> Ở xương dài, màng xương có vai trò giúp xương phát triển bề ngang.

2. Phản ứng màng xương

Phản ứng màng xương xảy ra khi vỏ xương phản ứng với một trong nhiều tổn thương. U, nhiễm trùng, chấn thương, một số thuốc và một số bệnh khớp có thể nâng cao màng xương từ vỏ xương và hình thành các dạng phản ứng màng xương khác nhau

Màng xương ở trẻ em thường hoạt tính hơn và ít dính với vỏ xương hơn so với người lớn. Vì vậy, phản ứng màng xương có thể xảy ra sớm hơn và có tính xâm nhập hơn ở người lớn.

Có các kiểu phản ứng màng xương:

  • Xâm lấn
  • Không xâm lấn

3. Màng xương là gì?

Phản ứng màng xương

Màng xương là một loại màng sinh học nhân tạo mới được chiết xuất từ Collagen là chính (chiếm hơn 95%), đây là những miếng Collagen có cấu tạo 3 chiều với tính chất thô và xốp giúp thẩm thấu chống viêm nhiễm và làm vết thương nhanh lành hơn.

Màng xương là màng liên kết bao quanh xương, chúng ta thường không quan sát được màng xương trên phim X-quang

4. Thành phần cấu tạo của xương

Con người được sinh ra với khoảng 270 xương mềm. Khi trưởng thành và phát triển, một số xương sẽ hợp nhất lại với nhau. Do đó, khi đến tuổi trưởng thành, con người có khoảng 206 chiếc xương. Xương lớn nhất trong cơ thể là xương đùi và xương nhỏ nhất là xương bàn đạp ở tai giữa, chỉ dài khoảng 3 mm.

Thành phần chính của xương là protein collagen, tạo thành một khung mềm. Các khoáng chất cần thiết là canxi và photpho có nhiệm vụ làm cứng khung xương để tạo ra sức mạnh. Khoảng 99% lượng canxi trong cơ thể được tích trữ bên trong xương và răng.

Các loại xương trong cơ thể:

- Mỗi xương của bộ xương người có một hình thể khác nhau, tùy theo chức năng ở từng đoạn cơ thể. Phụ thuộc vào hình thể, xương được chia thành 4 loại chính, bao gồm:

  • Xương dài: Phần lớn các xương dài là xương tứ chi, chẳng hạn như xương cánh tay, cẳng tay, xương đùi và cẳng chân. Các xương này được cấu tạo phù hợp với các động tác vận động rộng.
  • Xương ngắn: Bao gồm các xương như cổ tay, cổ chân, được cấu tạo để thực hiện các hoạt động hạn chế nhưng yêu cầu mềm dẻo và phối hợp.
  • Xương dẹt: Là các xương ở vòm sọ, xương bả vai, xương chậu và có chức năng bảo vệ cơ thể.Xương không đều hay xương bất định hình: Đây là các xương có hình thể phức tạp, không được xếp vào các loại chính, chẳng hạn như xương hàm trên, xương thái dương hoặc các xương nền sọ.
  • Xương vừng: Đây là các xương nhỏ, nằm ở bên trong gân cơ và thường được đệm vào các khớp để giảm độ ma sát của gân, cơ và giúp màng xương hoạt động tốt hơn. Xương bánh chè là một xương vừng lớn và quan trọng trong cơ thể.

- Các loại xương theo cấu trúc bao gồm:

  • Xương màng, bao gồm xương sọ mặt
  • Xương sụn gồm các xương chi, xương ức, xương cột sống, xương sườn,…

Hoa Tiêu vừa gửi đến bạn đọc chức năng của màng xương trong xương dài và các thành phần, cấu tạo của xương người. Xương có chức năng quan trọng trong hoạt động sống của con người, giúp con người thực hiện các hoạt động, nâng đỡ cơ thể, bảo vệ cơ thể... Chúng ta cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để xương phát triển toàn diện.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
5 7.225
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm