Xương dài ra do đâu?

Xương dài ra do đâu? Chúng ta tăng trưởng chiều cao nhờ vào sự dài ra của xương. Vậy xương dài ra nhờ đâu? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

1. Xương dài ra do đâu?

Xương dài ra nhờ quá trình phân bào ở sụn tăng trưởng còn được gọi là các điểm cốt hóa của xương.

Ở trẻ sơ sinh phần lớn các xương được tạo nên bằng chất liệu sụn, và khi trẻ phát triển, sụn này dần dần biến thành xương - qua một tiến trình gọi là tiến trình cốt hóa.

Với các xương dài chúng nằm ở đầu xương và khi trưởng thành sẽ cốt hoá và hoà nhập với thân xương. Các xương ngắn, xương dẹt đều có sụn tăng trưởng là phần sụn bao bọc xung quanh.

2. Xương to ra do đâu?

Xương dài ra do đâu?

Bên cạnh việc dài ra thì xương còn to ra. Xương dài ra nhờ vào quá trình phân bào ở sụn tăng trưởng còn xương to ra là dựa vào các tế bào màng xương phân chia tạo ra những tế bào mới đẩy tế bào cũ vào trong rồi hóa xương.

3. Quá trình phát triển của xương

Xương là mô sống liên tục được đổi mới trong suốt cuộc đời, với các tế bào cũ được thay thế bằng các tế bào mới.

Trẻ sơ sinh sau khi ra đời, nhờ quá trình cốt hóa sụn đầu các xương dài sẽ giúp cho xương dài ra, cơ thể tăng trưởng về chiều cao cũng như cân nặng. Ở giai đoạn phát triển, quá trình tạo xương mới diễn ra mạnh mẽ hơn quá trình phá hủy xương, xương tăng trưởng nhanh cả về chiều dài, chiều ngang và kéo dài đến khoảng năm 25 tuổi.

Xương liên tục phát triển trong 18 - 20 năm đầu đời, sau đó cần được bảo dưỡng và sửa chữa để duy trì sức mạnh. Quá trình này diễn ra với sự tham gia của 3 loại tế bào chính:

  • Osteocytes: Chúng là những tế bào bị mắc kẹt trong xương, có nhiệm vụ kết nối với các tế bào xương khác và giúp giao tiếp trong mô xương.
  • Nguyên bào xương: Các tế bào nguyên bào xương này tạo nên một hỗn hợp protein gọi là osteoid, sau đó osteoid trải qua quá trình khoáng hóa và trở thành xương mới. Ngoài ra, nguyên bào xương có nhiệm vụ hỗ trợ sửa chữa xương cũ, sản xuất hormone bao gồm cả prostaglandin.
  • Osteoclasts: Các tế bào này giải phóng axit và enzyme để hòa tan khoáng chất trong xương, sau đó tiêu hóa chúng (gọi chung là quá trình tái hấp thụ). Osteoclasts có khả năng tái tạo xương, nhất là các phần xương bị tổn thương, giúp các dây thần kinh và mạch máu đi qua thuận lợi.

Kích thước và khối lượng của xương phát triển đến một giới hạn nhất định, không thể tăng trưởng được nữa, mức này gọi là khối lượng xương đỉnh. Chỉ số này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe xương. Tăng khối lượng xương đỉnh thêm 10% có thể giảm đến 50% nguy cơ loãng xương, gãy xương.

Trong khoảng từ 25 – 35 tuổi, hệ xương sẽ ở giai đoạn cân bằng, quá trình tạo xương và phá hủy xương ở ngưỡng bằng nhau. Xương không dài ra nhưng vẫn chưa xảy ra tình trạng mất xương.

Bước qua tuổi 35, quá trình phá hủy xương sẽ chiếm ưu thế, từ 35 – 40 tuổi, mỗi năm khối lượng xương sẽ sụt giảm khoảng 0,1 – 0,5%. Đây được xem là thời kỳ mất xương chậm.

Khi phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh, lượng hormone estrogen suy giảm mạnh mẽ khiến quá trình mất xương diễn ra nhanh hơn. Mỗi năm, phụ nữ sẽ mất đi khoảng 1 – 3% khối lượng xương.

Quá trình mất xương của nam giới cũng bắt đầu diễn ra từ khoảng năm 40 tuổi nhưng với tốc độ chậm hơn nữ giới. Từ sau 65 tuổi, quá trình mất xương của nam giới bắt đầu diễn ra mạnh mẽ.

=> Trong giai đoạn trước 25 tuổi xương phát triển mạnh mẽ nhất, đến một độ tuổi sẽ chững lại và sau đó xảy ra quá trình mất xương.

Hoa Tiêu vừa gửi đến bạn đọc những nguyên nhân khiến xương dài ra, xương to và quá trình phát triển của xương. Xương có chức năng quan trọng trong quá trình sống, hoạt động của con người. Tại mỗi giai đoạn của cơ thể, xương lại có các trạng thái khác nhau, do đó chúng ta cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với vận động cơ thể để xương phát triển an toàn và hiệu quả.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
5 8.655
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm