Vì sao nhiều tôn giáo lớn trên thế giới được truyền bá và phát triển ở các quốc gia Đông Nam Á?

Hãy giải thích vì sao nhiều tôn giáo lớn trên thế giới được truyền bá và phát triển ở các quốc gia Đông Nam Á? Đây là câu hỏi thuộc bài 10 Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á (thời kì cổ - trung đại) - Lịch sử lớp 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Đông Nam Á là khu vực đa dạng về tôn giáo, đặc biệt là sự phát triển của đạo Công giáo, Phật giáo, Hồi giáo... với nhiều giáo lý khác nhau. Để hiểu vì sao khu vực Đông Nam Á lại phát triển nhiều tôn giáo lớn đến vậy, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của Hoatieu.vn.

Lưu ý: Nội dung dưới đây được sản xuất và biên tập lại bởi HoaTieu.vn, không vì mục đích thương mại. Mọi website lấy nội dung bài viết xin vui lòng dẫn nguồn.

1. Các tôn giáo lớn ở khu vực Đông Nam Á?

Đông Nam Á là khu vực có lịch sử lâu đời với nhiều nền văn hóa lớn có nét đặc trực riêng. Về hành chính, hiện tại, Đông Nam Á bao gồm 11 quốc gia gồm:  Thái Lan, Myanmar, Lào, Campuchia, Việt Nam, Singapore, Indonesia, Malaysia, Brunei, Philippines và Đông Timor.

Do ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ, Trung Quốc, Ảrập và châu Âu, từ xưa các nền văn hóa bản địa Đông Nam Á đã có sự biến đổi, kết hợp hài hòa với văn hóa bản địa. Do đó, những đặc điểm chung và sự tương đồng giữa các cư dân trong khu vực vẫn được tiếp nối và tạo bản sắc nổi trội, đa dạng bậc nhất thế giới cho các quốc gia Đông Nam Á.

Đông Nam Á cũng là khu vực đón tiếp các tôn giáo lớn trên thế giới. Ví dụ như đa phần người dân Philippines theo Kitô giáo, đây cũng là quốc gia Kitô giáo duy nhất ở châu Á; trong khi đó, Phật giáo Nam tông lại rất phát triển tại các quốc gia Lào, Campuchia, Myanmar... Các tôn giáo lớn này đã hòa cùng với tín ngưỡng bản địa của các quốc gia Đông Nam Á, ngày càng phát triển và được phổ biến rộng rãi.

Một số tôn giáo phổ biến ở các quốc gia Đông Nam Á gồm: Phạt giáo, Hindu giáo, Hồi giáo, Kitô giáo (Thiên Chúa giáo)... Những tôn giáo này có sự ảnh hưởng ở mức độ khác nhau giữa các quốc gia. Ví dụ: Phật giáo tiểu thừa là quốc giáo ở Thái Lan, Hồi giáo là quốc giáo ở Indonesia, Brunei, Phật giáo Nam tông (Theravada) tại Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Lào; Phật giáo Bắc tông ở Việt Nam...

Một trong những nguyên nhân các tôn giáo lớn này được người dân Đông Nam Á đón nhận vì:

+ Đa số các quốc gia Đông Nam Á chưa sáng tạo được tôn giáo riêng.

+ Các tôn giáo lớn khi du nhập vào Đông Nam Á (Hồi giáo, Hindu giáo, Phật giáo...) đều đã có đầy đủ hệ thống giáo lý, kinh thánh, kinh phật, giáo luật...; biết cách hòa nhập với bản sắc văn hóa khu vực.

+ Dù có sự giải thích khác nhau về con đường tu tập nhưng đều giáo dục con người hướng thiện, do đó được đa phần cư dân đón nhận.

+ Tôn giáo cũng là một trong những công cụ nô dịch tinh thần của giai cấp thống trị thời kì phong kiến.

2. Hãy giải thích vì sao nhiều tôn giáo lớn trên thế giới được truyền bá và phát triển ở các quốc gia Đông Nam Á?

- Nhiều tôn giáo lớn trên thế giới được truyền bá và phát triển ở các quốc gia Đông Nam Á, vì:

+ Vị trí địa lý: Đông Nam Á là khu vực có vị trí thuận lợi cho quá trình giao thương, tiếp xúc kinh tế, văn hóa với nhiều nên văn minh lớn trên thế giới: phía Bắc tiếp giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Nam Á và vịnh Bengal (gần Ấn Độ), phía đông giáp Châu Đại Dương và Thái Bình Dương, phía nam giáp Australia và Ấn Độ Dương. => Thông qua quá trình giao lưu kinh tế, sự trao đổi buôn bán giữa các khu vực, các tôn giáo lớn có cơ hội từng bước du nhập vào Đông Nam Á.

+ Các quốc gia, dân tộc ở khu vực Đông Nam Á có nền văn hóa đa dạng, tuy nhiên chưa tự sáng tạo ra tôn giáo riêng. Trong khi đó, các tôn giáo lớn như Phật giáo, Thiên chúa giáo, Hindu giáo... khi du nhập vào các quốc gia này đã có đầy đủ hệ thống giáo lý, hướng con người đến tính thiện nên dễ dàng được cư dân Đông Nam Á đón nhận.

+ Các tôn giáo có quá trình hội nhập dần dần với bản sắc văn hóa bản địa, trở nên gần gũi hơn với tư tưởng của dân cư và ảnh hưởng sâu sắc đến chữ viết, văn học, nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc, lễ hội ở các quốc gia Đông Nam Á.

+ Trong thời kỳ phong kiến, hầu hết các nhà nước phong kiến dựa vào tôn giáo làm cơ sở tư tưởng vương triều và vận hành xã hội, đồng thời là công cụ để thống trị tinh thần người dân.

=> Tạo điều kiện giúp tôn giáo ngày càng có chỗ đứng và ảnh hưởng sâu sắc đến tinh thần, văn hóa, chữ viết, văn học, kiến trúc... ở các quốc gia.

Trên đây Hoatieu.vn đã giải đáp hoàn chỉnh câu hỏi Vì sao nhiều tôn giáo lớn trên thế giới được truyền bá và phát triển ở các quốc gia Đông Nam Á? Mời các bạn đón xem các bài viết hữu ích khác tại chuyên mục Học tập: Lớp 10 của Hoatieu nhé.

Đánh giá bài viết
1 490
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm