Vai trò của sụn tăng trưởng? Thời điểm sụn tăng trưởng đóng lại
Vai trò của sụn tăng trưởng là gì? Hiện nay, nhiều người chưa quan tâm hoặc chưa biết đến vai trò vô cùng quan trọng của sụn tăng trưởng, dẫn đến lơ là thời gian sụn tăng trưởng đóng, chính điều này đã khiến cho việc áp dụng phương pháp chăm sóc chiều cao từ sớm gặp trở ngại.
Dưới đây, Hoatieu xin chia sẻ chi tiết vai trò của sụn tăng trưởng và thời gian sụn tăng trưởng đóng, mời các bạn tham khảo.
Quan sát hình 8.5 hãy cho biết vai trò của sụn tăng trưởng
1. Sụn tăng trưởng là gì?
Sụn tăng trưởng là một cấu trúc sụn nằm gần đầu của nhiều xương như xương dài, xương ống ngắn của bàn tay, bàn chân và các đốt sống của trẻ em. Các đĩa sụn tăng trưởng này chỉ xuất hiện trong thời kỳ phát triển và sẽ biến mất khi quá trình dậy thì hoàn tất.
2. Vai trò của sụn tăng trưởng
Qua hình 8.5 SGK Sinh học 8 dưới đây, chúng ta có thể thấy được vai trò của sụn tăng trưởng trong quá trình dài ra của xương:
- Vai trò của sụn tăng trưởng là để làm dài xương, tế bào sụn ở hai đầu xương tăng trưởng sẽ làm cho xương dài ra để tăng trưởng chiều cao.
- Mỗi xương dài có 2 đĩa tăng trưởng ở đầu. Sụn được hình thành tại khu vực đĩa tăng trưởng, sau đó cứng lại bằng cách lắng đọng canxi, hình thành mô xương. Do đó, đĩa tăng trưởng chính là vị trí diễn ra sự phát triển của xương dài.
- Đến tuổi trưởng thành, sự phân chia của sụn tăng trưởng không còn thực hiện được nữa, do đó người không cao thêm. Tuy nhiên, màng xương vẫn có khả năng sinh ra tế bào xương để bổi đắp phía ngoài của thân xương làm cho xương lớn lên, trong khi các tế bào huỷ xương tiêu huỷ thành trong của ống xương làm cho khoang xương ngày càng rộng ra.
3. Thời điểm sụn tăng trưởng đóng lại
Sụn tăng trưởng cuối cùng được thay thế bằng xương hoặc đóng lại vì sự tăng sinh của các tế bào trong mảng tăng trưởng giảm dần.
Thời điểm sụn tăng trưởng đóng lại khác nhau ở mỗi người. Theo Tiến sĩ Andre C. Grant, hầu hết trẻ em ngừng phát triển khoảng 2 năm kể từ khi kết thúc giai đoạn dậy thì, thường kết thúc ở 14 tuổi đối với trẻ em gái và 16-17 tuổi đối với trẻ em trai.
Điều này có nghĩa là trong hầu hết các trường hợp, các sụn tăng trưởng của bé gái đóng từ 14 đến 16, còn các bé trai đóng vào khoảng từ 16 đến 19 tuổi. Trong trường hợp dậy thì sớm, trẻ chuyển thành người lớn sớm hơn dự kiến. Mảng tăng trưởng đóng lại sớm hơn dẫn đến tầm vóc thấp.
Trên đây vai trò của sụn tăng trưởng và các thông tin liên quan đến sụn tăng trưởng mà Hoatieu đã tổng hợp được và chia sẻ tới các bạn. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các bài tập khác trong chương trình Lớp 8 mảng Học tập nhé.
Các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa? để thảo luận học tập và giải đáp bất cứ điều gì chưa hiểu nhé, thành viên trong nhóm sẽ giúp đỡ rất tận tình.
- Chia sẻ:Lê Diệu Linh
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Lớp 10
Em hãy sưu tầm một số quy tắc hoặc công cụ hỗ trợ quản lí tài chính cá nhân hiệu quả
Bài tập bổ trợ Tiếng Anh 10 i-Learn Smart World có đáp án (Unit 1-5)
Bài thơ Cây chuối đọc hiểu
Viết bài giới thiệu một sản phẩm thân thiện với môi trường (6 bài)
Đề thi giữa kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức (13 đề)
Soạn bài Xúy Vân giả dại Kết nối tri thức ngắn nhất