Trắc nghiệm Lịch sử 7 Chân trời sáng tạo có đáp án

Tải về

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 7 CTST

Trắc nghiệm Lịch sử 7 Chân trời sáng tạo có đáp án được Hoatieu chia sẻ đến các bạn đọc trong bài viết sau đây là trọn bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 7 sách mới Chân trời sáng tạo sẽ giúp các em học sinh nắm vững và củng cố các kiến thức khi học môn Lịch sử Địa lí 7. Sau đây là nội dung chi tiết câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 7 CTST, mời các em cùng tham khảo và tải về làm tài liệu sử dụng.

Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử 7 sách mới

Ma trận đề thi Lịch sử 7 CTST

TT

Nội dung kiến thức

(theo Chương/bài/chủ đề)

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tổng

số câu

1

Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu.

5

4

5

14

2

Các cuộc phát kiến địa lí.

3

2

2

7

3

Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu trung đại.

3

2

2

7

4

Văn hóa Phục hưng.

5

4

4

13

5

Phong trào Cải cách tôn giáo.

3

3

2

8

6

Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX.

3

2

3

8

7

Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX.

5

4

4

13

8

Vương triều Gúp-ta.

4

2

2

8

9

Vương triều hồi giáo Đê-li.

4

2

2

8

10

Đế quốc Mô-gôn.

4

2

2

8

11

Khái quát về Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.

6

5

5

16

12

Vương quốc Cam-pu-chia.

6

5

4

15

13

Vương quốc Lào.

6

5

4

15

14

Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô- Đinh- Tiền Lê (938-1009).

8

6

5

19

15

Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009-1226).

6

6

5

17

16

Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400)

6

5

4

15

17

Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên

6

5

3

14

18

18. Nội dung Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1400 – 1407)

4

3

5

12

19

Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)

8

6

4

18

20

Đại Việt thời Lê Sơ (1428 - 1527)

8

7

5

20

21

Vùng đất phía nam từ đầu TK X đến đầu TK XVI

6

5

4

15

Tổng

107

85

78

270

CÂU HỎI VÀ PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI

Nội dung: Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu. (Số câu 14)

a) Nhận biết:

Câu 1. Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ

  1. quý tộc Giec-man.Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử 7
  2. chủ nô Rô-ma.
  3. quý tộc Rô-ma.
  4. nông dân tự do.

Câu 2. Xã hội phong kiến Tây Âu có hai giai cấp là

  1. lãnh chúa và nông nô.Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử 7
  2. địa chủ và nông dân.
  3. chủ nô và nô lệ.
  4. tư sản và nông dân.

Câu 3. Lãnh địa phong kiến thuộc quyền cai quản của giai cấp nào sau đây?

  1. Lãnh chúa.Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử 7
  2. Nông nô.
  3. Nhà vua.
  4. Địa chủ.

Câu 4. Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến là

  1. nông nô.Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử 7
  2. nông dân tự do.
  3. nô lệ.
  4. lãnh chúa.

Câu 5. Cư dân sống trong thành thị Tây Âu trung đại chủ yếu là

  1. thương nhân và thợ thủ công.Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử 7
  2. lãnh chúa và nông nô.
  3. nông nô và thợ thủ công.
  4. thương nhân và nông nô.

b) Thông hiểu:

Câu 1. Vương quốc Phơ-răng sau này phát triển thành nước

  1. Pháp.Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử 7
  2. Anh.
  3. Tây Ban Nha.
  4. I-ta-li-a.

Câu 2. Kinh tế chủ đạo của lãnh địa phong kiến Tây Âu thời trung đại là

  1. nông nghiệp.Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử 7
  2. thủ công nghiệp.
  3. thương nghiệp.
  4. không có kinh tế chủ đạo.

Câu 3. Nông nô được hình thành từ những tầng lớp nào sau đây?

  1. Nô lệ và nông dân.Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử 7
  2. Binh lính thất bại trong chiến tranh và nô lệ.
  3. Nông dân và thợ thủ công.
  4. Nô lệ và thợ thủ công.

Câu 4. Thành thị Tây Âu trung đại được hình thành từ nguyên nhân nào sau đây?

  1. Nghề thủ công phát triển nảy sinh nhu cầu trao đổi buôn bán.Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử 7
  2. Sản xuất bị đình trệ, cần thúc đẩy kinh tế phát triển.
  3. Các lãnh chúa cho xây dựng các thành thị trung đại.
  4. Sự ngăn cản giao lưu buôn bán của các lãnh địa.

c) Vận dụng:

Câu 1. Việc làm nào sau đây của người Giec-man đã tác động trực tiếp đến sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu?

  1. Chia ruộng đất, phong tước vị cho quí tộc.Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử 7
  2. Tiêu diệt đế quốc Rô-ma.
  3. Thành lập hàng loạt vương quốc mới.
  4. Thành lập các thành thị trung đại.

Câu 2. Đặc điểm của nền kinh tế trong các lãnh địa phong kiến là

  1. nền kinh tế tự cung, tự cấp.Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử 7
  2. nền kinh tế hàng hóa.
  3. trao đổi bằng hiện vật.
  4. có sự trao đổi buôn bán.

Câu 3. Ý nào sau đây phản ánh không đúng đặc điểm của nông nô?

  1. Cũng giống như nô lệ, nông dân không có quyền xây dựng gia đình riêng.Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử 7
  2. Nông nô là lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa.
  3. Nông nô phải nộp cho lãnh chúa 1/2 sản phẩm thu được và nhiều thứ thuế khác.
  4. Nông nô phải chịu sự đối xử tàn nhẫn của lãnh chúa.

Câu 4. Ý nào sau đây không đúng khi nói về lãnh địa phong kiến?

  1. Lãnh địa là trung tâm giao lưu buôn bán thời phong kiến.Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử 7
  2. Lãnh địa là vùng đất thuộc quyền sở hữu của các lãnh chúa phong kiến.
  3. Lãnh địa là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến.
  4. Nông nô là lao động chủ yếu trong các lãnh địa.

Câu 5. Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện thành thị ở châu Âu thời trung đại là

  1. các thợ thủ công có nhu cầu trao đổi, mua bán.Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử 7
  2. các nông nô có nhu cầu trao đổi, mua bán.
  3. các thương nhân có nhu cầu trao đổi, mua bán.
  4. các lãnh chúa phong kiến có nhu cầu trao đổi, mua bán.

Nội dung: Các cuộc phát kiến địa lí. (Số câu 7)

a) Nhận biết:

Câu 1. Các quốc gia nào sau đây đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lí?

  1. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử 7
  2. Hi Lạp, Italia.
  3. Anh, Hà Lan.
  4. Tây Ban Nha, Anh.

Câu 2. Người đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới là

  1. Ma-gien-lan.Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử 7
  2. C. Cô-lôm-bô.
  3. V. Ga-ma.
  4. B. Đi-a-xơ.

Câu 3. Người đầu tiên tìm ra châu Mĩ là

  1. C. Cô-lôm-bô.Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử 7
  2. B. Đi-a-xơ.
  3. V. Ga-ma.
  4. Ma-gien-lan.

b) Thông hiểu:

Câu 1. Các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV - XVI được thực hiện bằng con đường nào sau đây?

  1. Đường biển.Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử 7
  2. Đường bộ.
  3. Đường sắt.
  4. Đường hàng không.

Câu 2. Hướng đi thám hiểm của C.Cô-lôm-bô là đi về

  1. hướng Tây.Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử 7
  2. hướng Đông.
  3. hướng Nam.
  4. hướng Bắc.

c) Vận dụng.

Câu 1. Hệ quả quan trọng nhất của phát kiến địa lí đối với Tây Âu thời hậu kì trung đại là

  1. đem lại cho con người những hiểu biết về trái đất, vùng đất mới.Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử 7
  2. thúc đẩy trao đổi kinh tế giữa các châu lục.
  3. nền văn hóa của thổ dân châu Mĩ bị hủy diệt.
  4. làm nảy sinh nạn buôn bán nô lệ.

Câu 2. Hậu quả của các cuộc phát kiến địa lí là

  1. sự ra đời của chủ nghĩa thực dân và nạn cướp bóc thuộc địa.Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử 7
  2. thúc đẩy quá trình tan rã của chế độ phong kiến tập quyền.
  3. con đường đi lại giữa các châu lục được nối liền.
  4. tạo điều kiện ra đời chủ nghĩa tư bản.

Nội dung: Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu trung đại.(Số câu 7)

a) Nhận biết:

Câu 1. Giai cấp tư sản được hình thành từ những thành phần nào sau đây?

  1. Thương nhân giàu có, chủ xưởng, chủ đồn điền.Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử 7
  2. Địa chủ giàu có, chủ xưởng, chủ đồn điền.
  3. Quý tộc, nông dân giàu có, chủ đồn điền.
  4. Thương nhân giàu có, thợ thủ công nhỏ lẻ, chủ đồn điền.

Câu 2. Đến đầu thế kỉ XVI, hình thức tổ chức sản xuất mới xuất hiện ở Tây Âu là

  1. công trường thủ công.Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử 7
  2. phường hội.
  3. công ty đa quốc gia.
  4. xí nghiệp.

Câu 3. Hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu là

  1. tư sản và vô sản.Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử 7
  2. tư sản và tiểu tư sản.
  3. tư sản và nông dân.
  4. tiểu tư sản và nông dân.

b) Thông hiểu:

Câu 1: Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến nông dân phải làm thuê trong các xí nghiệp của tư sản?

  1. Họ bị mất đất, phải làm thuê kiếm sống.Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử 7
  2. Họ thấy vào xí nghiệp tư bản dễ sống hơn.
  3. Họ có thể giàu lên, trở thành tư sản.
  4. Họ không muốn lao động bằng nông nghiệp.

Câu 2. Tầng lớp vô sản được hình thành từ

  1. người làm thuê, thợ thủ công, nông dân.Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử 7
  2. thợ thủ công, nông dân, chủ xưởng.
  3. nông dân, dân thành thi, thương nhân.
  4. thợ thủ công, nông dân, thương nhân.

c) Vận dụng:

Câu 1. Chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu được hình thành trên cơ sở nào sau đây?

  1. Vốn và công nhân làm thuê.Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử 7
  2. Các thành thị trung đại và công ty thương mại.
  3. Thu vàng bạc và hương liệu từ Ấn Độ, phương Đông.
  4. Sự phá sản của chế độ phong kiến và sự vươn lên của tư sản.

Câu 2. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến những biến đổi về kinh tế, giai cấp ở Tây Âu như thế nào?

  1. Ra đời hình thức kinh doanh tư bản, hình thành hai giai cấp tư sản và công nhân.Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử 7
  2. Giữ nguyên hình thức bóc lột phong kiến, hình thành hai giai cấp quí tộc và công nhân.
  3. Cải cách hình thức bóc lột phong kiến, hình thành hai giai cấp quí tộc và nông nô.
  4. Ra đời hình thức kinh doanh tư bản, hình thành hai giai cấp thương nhân và thợ thủ công.

Nội dung: Văn hóa Phục hưng (Số câu 13)

a) Nhận biết:

Câu 1. Phong trào Văn hóa Phục hưng bắt đầu từ nước

  1. I-ta-li-a.Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử 7
  2. Đức.
  3. Thụy Sĩ.
  4. Pháp.

Câu 2. Trong thời Phục hưng đã xuất hiện rất nhiều nhà văn hóa, khoa học thiên tài. Người ta gọi là những

  1. “con người khổng lồ”.Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử 7
  2. “con người thông minh”.
  3. “con người vĩ đại”.
  4. “con người xuất chúng”.

Câu 3. Đại diện tiêu biểu nhất của phong trào Văn hóa Phục hưng trong lĩnh vực hội họa là

  1. Lê-ô-na đờ Vanh-xi.Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử 7
  2. Đan-tê.
  3. Cô-péc-ních.
  4. Ga-li-lê.

Câu 4. Đại diện tiêu biểu nhất của phong trào Văn hóa Phục hưng trong lĩnh vực văn học là

  1. Đan-tê.Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử 7
  2. Cô-péc-ních.
  3. Ga-li-lê.
  4. Lê-ô-na đờ Vanh-xi.

Câu 5. Tác giả của vở kịch nổi tiếng Rô-mê-ô và Giu-li-ét là ai?

  1. Sếch-xpia.Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử 7
  2. Đan-tê.
  3. Cô-péc-ních.
  4. Lê-ô-na đờ Vanh-xi.

b) Thông hiểu

Câu 1. Nội dung của phong trào Văn hóa Phục Hưng là

  1. Đề cao giá trị con người, khoa học - kĩ thuật, chống phong kiến.Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử 7
  2. Đòi cải tạo xã hội phong kiến, xây dựng chủ nghĩa tư bản.
  3. Chống chủ nghĩa tư bản, đề cao giá trị con người, khoa học - kĩ thuật.
  4. Đòi khôi phục lại thời huy hoàng của chế độ phong kiến Tây Âu.

Câu 2. Phong trào Văn hóa Phục hưng nhằm khôi phục lại tinh hoa của văn hóa

  1. Hy Lạp - La Mã.Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử 7
  2. Ba-bi-lon - Lưỡng Hà.
  3. Trung Quốc - Ấn Độ.
  4. Pháp - I-ta-li-a.

Câu 3. Thế kỉ XVI là thời kì Văn hoá Phục hưng phát triển rực rỡ ở các nước

  1. Tây Âu.Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử 7
  2. Đông Âu.
  3. Nam Âu.
  4. Bắc Âu.

Câu 4. Ý nào phản ánh không đúng nội dung của phong trào Văn hóa Phục hưng?

  1. Đề cao quyền độc lập của các dân tộc.Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử 7
  2. Lên án nghiêm khắc Giáo hội Kitô, tấn công vào trật tự xã hội phong kiến.
  3. Đề cao giá trị nhân bản và tự do cá nhân.
  4. Xây dựng thế giới quan tiến bộ của giai cấp tư sản.

c) Vận dụng

Câu 1. Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào Văn hóa Phục hưng là gì?

  1. Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng của giai cấp tư sản chống chế độ phong kiến lỗi thời.Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử 7
  2. Cố vũ, mở đường cho văn hóa châu Âu phát triển.
  3. Tạo ra sự phát triển vượt bậc của khoa học – kĩ thuật.
  4. Tạo ra “những người khổng lồ”.

Câu 2. Giai cấp tư sản khởi xướng phong trào Văn hóa Phục hưng với mục đích quan trọng nhất là

  1. Xây dựng nền văn hóa mới của giai cấp tư sản.Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử 7
  2. Khôi phục tinh hoa văn hóa của Hi Lạp, Rôma cổ đại.
  3. Lấy lại những giá trị văn hóa đã bị Giáo hội Ki-tô và chế độ phong kiến vùi dập.
  4. Đề cao giá trị con người, quyền tự do cá nhân và tri thức khoa học – kĩ thuật.

Câu 3. Điều kiện nào đóng vai trò chủ yếu dẫn đến sự ra đời của Phong trào Văn hoá Phục hưng?

  1. Sự phát triển của giai cấp tư sản.Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử 7
  2. Sự xuất hiện quan hệ tư bản chủ nghĩa.
  3. Sự lớn mạnh của thành thị.
  4. Nhiều phát minh khoa học - kĩ thuật.

Câu 4. Vì sao phong trào Văn hóa Phục hưng được Ăng-ghen đánh giá là một “Cuộc cách mạng tiến bộ, vĩ đại”?

  1. Làm biến đổi căn bản trong nhận thức của con người châu Âu tại thời điểm đó.Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử 7
  2. Mở ra những vùng đất mới, con đường mới và những dân tộc mới.
  3. Thị trường thế giới được mở rộng, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển.
  4. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

.................................

Để xem chi tiết trọn bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 7 CTST mời các bạn sử dụng file tải về trong bài.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
3 631
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm