Thế giới quan duy tâm có quan điểm thế nào về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức?

Thế giới quan duy tâm có quan điểm thế nào về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức? Vật chất và ý thức có mối quan hệ liên kết với nhau. Thế giới quan duy tâm có quan điểm, nhận xét thế nào về mối quan hệ này? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

1. Thế giới quan duy tâm có quan điểm thế nào về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức?

Thế giới quan duy tâm có quan điểm sau về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức: Ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên.

Trong đó, theo quan điểm của triết học, vật chất và ý thức được hiểu như sau:

  • Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan mà con người biết được qua cảm giác, được cảm giác chụp lại, chép lại, phản ánh, tồn tại không phụ thuộc cảm giác
  • Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan lên bộ óc con người dựa trên cơ sở hoạt động thực tiễn, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Đây là phản ánh tích cực chủ động sáng tạo hình ảnh chủ quan…

2. Hệ thống triết học nào quan niệm sự vật là phức hợp của các cảm giác?

Thế giới quan duy tâm có quan điểm thế nào về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức?

Hệ thống triết học quan niệm sự vật là phức hợp của các cảm giác là duy vật biện chứng.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng là một bộ phận của học thuyết triết học do Karl Marx và Friedrich Engels đề xướng. Cốt lõi của chủ nghĩa duy vật biện chứng là chủ nghĩa duy vật kết hợp với phép biện chứng.

Định nghĩa khái quát về phép biện chứng duy vật, Ph.Ăngghen cho rằng: “Phép biện chứng… là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”.

3. Làm thế nào để xác định lập trường của các nhà triết học?

Theo Ăngghen, vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại.

Vấn đề này được gọi là vấn đề cơ bản của triết học bởi hai lẽ:

  • Thứ nhất, nó nảy sinh cùng với sự ra đời của triết học và tồn tại trong tất cả các trường phái triết học cho tới tận ngày nay;
  • Thứ hai, giải quyết vấn đề này là cơ sở để giải quyết tất cả các vấn đề triết học khác còn lại và là tiêu chuẩn để xác định lập trường, thế giới quan của các nhà triết học cũng như các học thuyết của họ.

=> Để xác định lập trường của các nhà triết học cần xác định được quan hệ giữa tư duy và tồn tại theo quan điểm của các nhà triết học đó.

4. Triết học ra đời từ bao giờ?

Triết học ra đời từ rất sớm: Từ khoảng thế kỷ VIII đến thế kỷ VI TCN, tại các quốc gia văn minh cổ đại như: Hy Lạp, Ấn Độ, Trung Quốc.

Hoa Tiêu vừa gửi đến bạn đọc quan điểm của thế giới quan duy tâm về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức và các vấn đề khác liên quan đến triết học.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 10.054
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm