Từ kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy, thầy cô hãy chia sẻ những dấu hiệu mất an toàn hoặc bạo lực học đường đối với học sinh
Từ kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy, thầy cô hãy chia sẻ những dấu hiệu mất an toàn hoặc bạo lực học đường đối với học sinh
Bạo lực học đường luôn là vấn đề nhức nhối, nóng hổi được cả nhà trường, cha mẹ học sinh và toàn xã hội quan tâm. Để đảm bảo một môi trường an toàn cho các em học sinh có thể phát triển tốt cả về thể chất lẫn tâm hồn, bên cạnh việc giáo dục kiến thức, thầy cô còn cần phải có các kỹ năng nhận biết những dấu hiệu mất an toàn hoặc bạo lực học đường đối với học sinh để có các biện pháp phối hợp với nhà trường và phụ huynh phòng tránh và đảm bảo an toàn cho học sinh.
Vậy thế nào là những dấu hiệu mất an toàn hoặc bạo lực học đường đối với học sinh mà thầy cô có thể nhận thấy từ kinh nghiệm thực tiến giảng dạy? Đây là câu hỏi tự luận module 7 mà giáo viên phải hoàn thành sau khóa tập huấn. Mời thầy cô tham khảo chi tiết tại bài viết sau.
Bài viết dưới đây có sự biên tập, chỉnh sửa và nội dung do Hoa Tiêu tự sản xuất. Thầy cô chỉ nên lấy làm đáp án tham khảo.
1. Trường học an toàn là gì?
Một trường học an toàn là trường học có cơ sở vật chất đáp ứng hoạt động dạy và học trong tất cả các hoạt động (như thiên tai, bạo lực, vấn nạn xã hội,...), có các hoạt động quản lý và giáo dục về phòng chống các ảnh hưởng tiêu cực để đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần cho học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý và những người đang làm việc trong trường học.
Khi học sinh được học tập trong môi trường học an toàn thì sẽ được phát triển toàn diện theo hướng đúng đắn, không bị ảnh hưởng bởi tác động tiêu cực khiến học sinh bị ảnh hướng tâm lý và dần ảnh hướng đến cuộc sống.
Các tác động tiêu cực tồn tại xung quanh môi trường giáo dục, từ ngoài vào trong nhà trường, từ khách quan đến chủ quan. Vì vậy cần có những biện pháp đề phòng, bảo vệ học sinh trước những tiêu cực đó.
2. Bạo lực học đường là gì?
Bạo lực học đường là một trong những tác động tiêu cực có ảnh hưởng mạnh và xuất hiện, tồn tại qua nhiều thế hệ.
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp, ép buộc người khác ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của người bị hại trong phạm vi trường học hoặc xuất phát từ trường học, đối tượng chủ yếu là học sinh và sinh viên.
Hình thức của hành vi bạo lực học đường
Hiện nay, Hình thức của hành vi bạo lực học đường ngày càng được nhận diện đa dạng hơn, bao gồm các hành vi: Bạo lực thân thể, tình dục, tinh thần, lao động hoặc kinh tế.
Việc xác định hình thức của hành vi bạo lực học đường sẽ giúp giáo viên dễ dàng hơn trong việc nhận biết dấu hiệu mất an toàn hoặc bạo lực học đường đối với học sinh của mình.
3. Những dấu hiệu mất an toàn hoặc bạo lực học đường đối với học sinh
Những dấu hiệu Bạo lực học đường đối với học sinh
Dấu hiệu Bạo lực học đường đối với học sinh thường là những dấu hiệu khó nhận biết nhưng cũng rất dễ nếu thầy cô để tâm quan sát.
- Đầu tiên là dấu hiệu bất thường về tâm lý: Trẻ sẽ có các dấu hiệu bất ổn về tâm lý như ở trên lớp không muốn nghe giảng, trầm lặng, không muốn nói chuyện với bất kỳ ai, nói dối cha mẹ, thầy cô, tỏ ra mệt mỏi, không có hứng thú với bất kỳ cái gì, chán nản… Dần dần có thể sẽ có những biểu hiện bất thường trầm trọng hơn như việc không muốn ăn uống, mất ngủ do gặp ác mộng, thì đây cũng là dấu hiệu nghi ngờ học sinh có thể bị bạn bạo hành.
- Hai là, xuất hiện vết thương trên người: Cơ thể thường xuyên có những vết bầm tím, bị thương… trẻ luôn kêu mệt mỏi, đau đớn trong người. Chúng ta có thể để ý các vùng mặt, lưng, tay, chân của trẻ. Tuy nhiên, có thể trẻ sẽ nói là bị ngã xe và tất nhiên lý do đó chỉ có thể dùng 1 vài lần, không thể dùng mãi được. Vì vậy chúng ta nên thường xuyên quan sát các biểu hiện về mặt cơ thể của trẻ hay các vết thương có trên người trẻ. Quần áo của trẻ cũng thường xuyên sẽ có dấu hiệu xộc xệch, bị rách, bị bẩn do bị đánh đập, kéo quần áo.
- Ba là, liên tục hỏng, mất đồ: Đồ dùng học tập của trẻ thường xuyên bị mất bị hỏng không rõ nguyên nhân. Khi nói thì có thể trẻ nói để quên hoặc đánh rơi.
- Bốn là, xa lánh, tách biệt với bạn bè, gia đình: Nếu một đứa trẻ hòa đồng bỗng nhiên chỉ ru rú trong nhà, thích tách biệt với mọi người, không thích giao du, tiếp xúc với ai, không muốn tham gia các hoạt động chung của gia đình hay thậm chí nhắc đến bạn bè như trước, rất có thể là một "báo động đỏ" mà phụ huynh và giáo viên cần để tâm.
Dấu hiệu trường học không an toàn
- Cơ sở vật chất nhà trường tồi tàn, không được nâng cấp. Mất an toàn cho học sinh.
- Ví dụ: Dãy nhà xuống cấp, có thể sập bất cứ lúc nào. Lan can cầu thang bị lỏng, vỡ không được sửa chữa kịp thời...
- Bên cạnh đó, các thiết bị đảm bảo an toàn trường học cũng không được kiểm tra thường xuyên, thay mới, bổ sung đầy đủ. Ví dụ: Bình chữa cháy,...
- Ngoài cơ sở vật chất, sự bất cẩn không đáng có của người lớn, cụ thể là thầy cô, cha mẹ, bảo vệ, nhân viên nhà trường trong việc giám sát học sinh tuân thủ nội quy nhà trường, lớp học, pháp luật; hay để cho người lạ có cơ hội tiếp cận các em ngay chính trong trường học cũng tạo ra nhiều mối nguy hiểm rình rập học sinh mỗi ngày.
4. Làm thế nào để xây dựng trường học an toàn?
Để trường học an toàn đòi hỏi 3 khía cạnh: xây dựng chính sách, các biện pháp công trình và phi công trình, các khía cạnh này phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau.
- Xây dựng chính sách bao gồm: ban hành các quy định, chính sách từ trung ương đến địa phương như lồng ghép chương trình giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào giáo trình, trang bị các trang thiết bị ứng phó thảm họa như: thiết bị phòng cháy chữa cháy, áo phao, hệ thống thông tin liên lạc và cảnh báo sớm tại trường học và phân bổ kinh phí cho các hoạt động quản lý rủi ro thảm họa tại trường học. Xây dựng các chính sách, quy định sẽ giúp đảm bảo tính phổ quát và liên tục của hoạt động cũng như cung cấp các cơ sở pháp lý cho các can thiệp công trình và phi công trình.
- Các biện pháp công trình, bao gồm việc:
- Trường học có vị trí an toàn; được thiết kế và thi công theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng quốc gia, có khả năng chống chịu trong điều kiện thiên tai, hiểm họa, đảm bảo duy trì công tác dạy và học;
- Trường học được thiết kế hướng tới giảm tối đa các rủi ro thiên tai liên quan tới cơ sở vật chất, ví dụ: khuôn viên trường học có không gian mở, có đường dốc trượt cho xe lăn; công trình/thiết bị nước sạch và vệ sinh ứng phó được với thiên tai, lối vào trường học phải an toàn,..
- Trường học có các thiết bị, phương tiện giúp trường ứng phó được với nhiều loại thiên tai, (ví dụ túi sơ cấp cứu), và trong trường hợp cần thiết, là nơi trú ẩn của cộng đồng.
- Các biện pháp phi công trình bao gồm: xây dựng các kế hoạch quản lý rủi ro thảm họa tại trường học, tập huấn và xây dựng năng lực cho giáo viên và học sinh về quản lý rủi ro thảm họa, nâng cao nhận thức về những việc cần làm và những việc không nên làm trong các thảm họa, tổ chức diễn tập sơ tán để kiểm tra kế hoạch ứng phó và xác định những vấn đề cần khắc phục
Ví dụ cụ thể:
- Trường học có các chính sách, hướng dẫn về PC&GNTT, ví dụ: đánh giá mức độ an toàn của trường học, lập kế hoạch quản lý thiên tai;
- Thành lập và/hoặc nâng cao năng lực Ban quản lý thiên tai của trường học (BQL) (BQL bao gồm cả các cán bộ trong trường, phụ huynh và những người có liên quan khác);
- Trường học thực hiện các kế hoạch PC&GNTT đã được phê duyệt như: sơ tán học sinh khỏi lớp học đến nơi an toàn, các hoạt động diễn tập tại trường học và với cộng đồng,…
- Giáo viên được tập huấn/bồi dưỡng về các chương trình, tài liệu về PC&GNTT;
- Trường học xây dựng và tích hợp các nội dung giáo dục về PC&GNTT vào chương trình học;
- Học sinh biết cách ứng phó trước, trong và sau khi thiên tai xảy ra;
- Giáo viên, học sinh được tham gia các hoạt động giáo dục về PC&GNTT tại cộng đồng
Tham khảo nội dung chi tiết:
5. Nguyên nhân của bạo lực học đường
Nguyên nhân của bạo lực học đường có thể được phân tích qua ba nhóm chính: nguyên nhân từ học sinh, gia đình và xã hội, cũng như từ môi trường học đường.
Thứ nhất, đó là nguyên nhân từ chính các em học sinh.
- Tâm lý và sinh lý lứa tuổi: Học sinh ở độ tuổi vị thành niên (12-17 tuổi) thường có tâm lý bồng bột, thích khẳng định bản thân và dễ bị ảnh hưởng bởi bạn bè. Những biến đổi tâm sinh lý này có thể dẫn đến hành vi thiếu kiểm soát, dễ dàng tham gia vào các hành vi bạo lực khi bị kích thích hoặc rủ rê.
- Thiếu hụt kỹ năng sống: Nhiều học sinh chưa được trang bị đầy đủ kỹ năng ứng xử và giải quyết xung đột, sự sai lệch trong quan điểm, chuẩn mực sống... dễ dẫn đến nhận thức và hành động sai, phản ứng bằng bạo lực khi gặp phải mâu thuẫn.
Thứ hai, nguyên nhân từ môi trường gia đình và xã hội:
+ Nguyên nhân từ gia đình:
- Cách giáo dục của cha mẹ: Những bậc phụ huynh áp dụng phương pháp giáo dục bằng cách la mắng hoặc đánh đập có thể vô tình hình thành tính hung hăng ở con cái. Ngược lại, sự nuông chiều quá mức cũng có thể khiến trẻ trở nên háo thắng và dễ bị lôi kéo vào hành vi xấu.
Môi trường gia đình không ổn định: Trẻ em lớn lên trong gia đình có mâu thuẫn, bạo lực hoặc thiếu sự quan tâm có nguy cơ cao hơn trong việc phát triển hành vi bạo lực - Trẻ em lớn lên trong gia đình có mâu thuẫn, bạo lực hoặc thiếu sự quan tâm có nguy cơ cao hơn trong việc phát triển hành vi bạo lực
- Việc con cái tiếp xúc với văn hóa như phim ảnh, sách báo, game, đồ chơi (kiếm, súng) mang tính bạo lực... cũng gây ra những tác động tiêu cực, thúc đẩy sự gia tăng tính hung hăng ở trẻ.
+ Nguyên nhân từ môi trường xã hội:
- Môi trường xã hội cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng bạo lực học đường. Đa số những vụ việc bạo lực học đường thường xảy ra với những thanh thiếu niên sống trong cộng đồng dân cư có môi trường sống thiếu thốn, trình độ dân trí thấp, nghèo khổ, nhiều đối tượng nghỉ học sớm, chơi bời lêu lổng, nơi có nhiều tệ nạn xã hội... khi tiếp xúc với nhiều đối tượng xấu đó đã tác động xấu tới các em, dần dần đưa vào môi trường học đường và tác động, ảnh hưởng đến những học sinh khác trong nhà trường.
- Ảnh hưởng của văn hóa và truyền thông: Sự tiếp xúc với các nội dung bạo lực qua phim ảnh, trò chơi điện tử và mạng xã hội có thể khuyến khích hành vi bạo lực ở trẻ em. Những mô tả tiêu cực về bạo lực trong truyền thông cũng có thể làm gia tăng cảm giác bất an và dẫn đến hành vi bạo lực như một cách để tự bảo vệ
Thứ ba, nguyên nhân từ nhà trường:
- Chương trình giáo dục chưa hiệu quả: Nhiều trường học tập trung vào việc truyền thụ kiến thức mà quên đi nhiệm vụ giáo dục nhân cách. Chương trình giáo dục đạo đức công dân thường nặng về lý thuyết, thiếu các hoạt động trải nghiệm thực tế giúp học sinh nhận thức rõ về giá trị của lòng nhân ái và trách nhiệm.
- Thiếu sự quan tâm từ giáo viên: Một số giáo viên chưa thực sự quan tâm đến tình hình của học sinh, dẫn đến việc không phát hiện kịp thời các hành vi bạo lực trong lớp học
Trên đây là gợi ý giải đáp câu hỏi: Từ kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy, thầy cô hãy chia sẻ những dấu hiệu mất an toàn hoặc bạo lực học đường đối với học sinh?
Mời các bạn tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Tài Liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Lanh Lảnh Lót
- Ngày:
- Tham vấn:Nguyễn Thị Hải Yến
Gợi ý cho bạn
-
Thực hành đánh giá thực trạng CSVC, TB&CN trong dạy học, giáo dục để thực hiện CTGDPT 2018
-
Tài liệu tập huấn SGK Công nghệ 8 bộ Cánh Diều
-
Gợi ý đáp án tự luận Module 7 Tiểu Học (mới 2024)
-
(Đủ 10 câu) Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Kinh tế pháp luật 12 Kết nối tri thức
-
Gợi ý Đáp án Module 6 năm 2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Tập huấn giáo viên
Ngân hàng câu hỏi ôn tập Mô đun 3
Bài thu hoạch tập huấn SGK Tiếng việt lớp 1 bộ sách Cánh Diều
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Âm nhạc cấp tiểu học
Bài tập cuối khóa module 9 môn Toán Tiểu học
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Giáo dục quốc phòng và An ninh 11 Cánh Diều
(Chuẩn) Đáp án trắc nghiệm tập huấn Lịch sử Địa lí 9 Chân trời sáng tạo