Đáp án Mô đun 2 Học thông qua Chơi
HoaTieu.vn xin chia sẻ Đáp án Mô đun 2 Học thông qua Chơi ở Tiểu học - Đáp án Mô đun 2: Nguyên tắc phương pháp và kỹ thuật áp dụng Học thông qua Chơi giúp giáo viên nhanh chóng trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, tự luận, bài tập tìm hiểu 4 nguyên tắc khi vận dụng HTQC, tìm hiểu các phương pháp kĩ thuật áp dụng HTQC vào giảng dạy thực tế. Mời thầy cô tham khảo gợi ý Đáp án Học thông qua Chơi phần 2 chi tiết tại bài viết.
Gợi ý Đáp án Module 2 Học thông qua Chơi
1. Đáp án Mô đun 2 Học thông qua Chơi
Mô đun 2: Nguyên tắc, phương pháp và kỹ thuật áp dụng Học thông qua Chơi.
2.1. Bốn (4) nguyên tắc vận dụng HTQC
2.1.1. Kết nối Học thông qua Chơi với mục tiêu học tập
1. Theo thầy cô, hoạt động học tập đang sử dụng kỹ thuật mảnh ghép hỗ trợ học sinh đạt được mục tiêu học tập về năng lực và phẩm chất như thế nào?
Kỹ thuật dạy học mảnh ghép có tác dụng kích thích tư duy sáng tạo và tính chủ động, phát huy sự năng động của học sinh, đồng thời còn luyện cho các em tinh thần làm việc cá nhân, làm việc tập thể, kỹ năng trình bày kiến thức trước nhóm.
2.1.2. Khuyến khích sự tự chủ của học sinh
Thầy/cô có đề xuất gì để nâng cao sự tự chủ của học sinh trong tiết học này?
Cần tạo hoạt động để học sinh có cơ hội đưa ra ý kiến và chia sẻ ý tuởng của mình để giáo viên và các bạn trong lớp lắng nghe ý kiến.
Học sinh được tự thực hiện các hoạt động qua các trạm và được thể hiện hiểu biết của bản thân.
2.1.3. Quản lí lớp học hiệu quả
Thầy/cô sẽ thay đổi cách quản lí lớp học của mình như thế nào?
- Áp dụng kỷ luật tích cực trong lớp học
- Nên đưa ra các hướng dẫn cụ thể rõ ràng
- Luôn giữ thái độ tốt, đảm bảo học sinh tích cực
- Bao quát lớp học tốt, thường xuyên tương tác và thân thiện với học sinh
2.1.4. Sắp xếp không gian học tập tích cực, cởi mở
Thấy/ cô đã áp dụng hành động nào sau đây trong lớp học của mình?
Trưng bày sản phẩm của học sinh như tranh vũ, sản phẩm học tập theo dự án
Thay đổi cách trang trí theo chủ đề học tập
Sắp xếp đồ đạc theo mục đích học tập
Cho học sinh tham gia trang trí lớp học
Không có hành động nào trên đây
2.2. Các phương pháp kĩ thuật áp dụng HTQC
2.2.1. Đặt các câu hỏi gợi mở
Kể tên một bài học mà thầy cô có thể sử dụng các câu hỏi mở. Ba câu hỏi mở hay mà thầy cô có thể hỏi trong bài học này là gì?
Bài học: Bảo vệ môi trường
1. Môi trường nơi em sống như thế nào?
2. Tại sao cần phải bảo vệ môi trường?
3. Chúng ta nên làm gì để bảo vệ môi trường?
2.2.2. Kĩ thuật KWLH
1. KWLH là viết tắt của từ gì? Kết nối các từ khóa với mảnh ghép tương ứng
K: Đã biết | W: Muốn biết |
L: Học được | H: Như thế nào |
2. Hãy chọn một bài học mà thầy/cô dự định sẽ áp dụng kĩ thuật này?
Bài học: Đồng hồ báo thức
2.2.3. Kĩ thuật Câu - Cụm từ - Từ
1. Kéo từ bên phải vào dãy trong văn bản và diễn vào chỗ trống từ thích hợp:
Thói quen tư duy khi sử dụng "Câu-Cụm từ-Từ giúp người học Tìm hiểu một văn bản và hiểu Ý nghĩa của văn bản đó. Trọng tâm là để Bản thân học sinh nắm bắt được ý tưởng của văn bản hoặc văn bản muốn chuyển tải tới các em điều gì. Điểm nổi bật của kĩ thuật "Câu-Cụm từ-Từ" là tạo ra cuộc thảo luận về lí do tại sao mỗi cá nhân trong nhóm có thể chọn một tử, một cụm từ và một câu khác nhau, và điều này tạo cơ hội cho một cuộc Thảo luận phong phú. Người học cần giải thích về lựa chọn của mình và điều này tạo tiền đề cho việc xem xét các chủ đề, ý nghĩa, dự đoán và bài học được rút ra.
2. Hãy chọn một bài học mà thầy/cô dự định sẽ áp dụng kĩ thuậtCâu-Cụm từ-Từ?
Bài học: Con lợn đất
2.2.4. Nhìn thấy – Suy nghĩ – Băn khoăn
1. Thầy/cô hãy nhìn vào hình ảnh “Guồng nước" và trả lời 5 câu hỏi sau:
Điều gì khiến thầy/cô băn khoăn?
Khi nước mạnh quá hoặc không có nước thì sẽ như thế nào? Vùng này đã có điện hay nước máy chưa?
Thầy/cô nhìn thấy gi?
Những chiếc guồng nước ở vùng cao đang dẫn nước từ suối về để phục vụ sinh hoạt, sản xuất cho người dân nơi đây.
Thầy/cô suy nghĩ gì về hình ảnh này?
Đây là một hệ thống rất hay chỉ lợi dụng sức nước mà có thể mang nước đi xa mà không cần máy móc. Và đây có thể là một điểm đến đặc biệt cho khách du lịch.
2. Các câu sau đúng hay sal?
"Kĩ thuật Nhìn thấy - Suy nghĩ - Băn khoăn không thể sử dụng cho một đoạn phim."
Câu trên là CHƯA ĐÚNG vì kĩ thuật Nhìn thấy – Suy nghĩ – Băn khoăn có thể sử dụng với tất cả đối tượng mà người học có thể quan sát, bao gồm cả đoạn phim, một tấm ảnh, tác phẩm nghệ thuật, cây hoặc con vật...
3. Các câu sau đúng hay sal
Khi thầy/cô sử dụng kĩ thuật Nhìn thấy - Suy nghĩ - Băn khoăn, điều quan trọng là cần khuyến khích học sinh giải thích cho luận điểm mình đưa ra.
Câu trên ĐÚNG vì giá trị của kĩ thuật này không chỉ nằm ở các câu trả lời của học sinh. Bên cạnh đó, kĩ thuật này còn giúp chúng ta hiểu được góc nhìn và cách lập luận của học sinh khi các em tham gia thảo luận.
4. Các câu sau dùng hay sai?
Thầy/cô chỉ có thể sử dụng kĩ thuật Nhìn thấy - Suy nghĩ - Băn khoăn cho học sinh từ lớp 3 trở lên.
Câu trên là SAI vi kĩ thuật Nhìn thấy – Suy nghĩ – Bản khoăn có thể sử dụng với học sinh ở tất cả các cấp học thậm chí với trẻ mầm non. Thầy/cô sẽ thấy ngạc nghiên về khả năng sáng tạo kì diệu của các em. Qua đó, chúng ta có thể học rất nhiều từ các em.
5. Thấy cô ấn tượng với kĩ thuật này không? Tại sao?
Rất ấn tượng. Tại vì kỹ thuật này giúp thu hút sự hứng thủ của học sinh, dễ dàng kết nối với chủ đề bài học. Phát huy tối đa tác dụng trong các cuộc thảo luận nhóm
2.2.5. Kĩ thuật Suy nghĩ – Cặp đôi – Chia sẻ
1. Hãy kéo thả các bước của kỹ thuật "Suy nghĩ Cặp đôi – Chia sẻ" với phần diễn giải tương ứng.
Suy nghĩ: Học sinh "suy nghĩ" cá nhân về những gì các em biết hoặc các em đã học về chủ để
Cặp đôi: Học sinh chia sẻ suy nghĩ của mình với bạn cùng cặp đôi, thảo luận ý tưởng và đặt câu hỏi để tìm hiểu suy nghĩ của bạn về chủ đề.
Chia sẻ: Mỗi cặp đôi sẽ trình bày suy nghĩ, ý tưởng và câu hỏi của mình trước lớp.
2. Theo thầy/cô nên làm gì khi học sinh đang thảo luận ý kiến theo nhóm đội trong kĩ thuật “Suy nghĩ – Cặp đôi – Chia sẻ"?
Giáo viên di chuyển quanh lớp quan sát, gợi ý với các nhóm còn lúng túng với câu hỏi, nhắc nhở học sinh chưa tập trung thảo luận.
Giáo viên bao quát tất cả các nhóm và lắng nghe cuộc hội thoại đang diễn ra với câu trả lời của từng học sinh, đánh giá quá trình học tập của học sinh.
2.2.6 Kĩ thuật Trộn lẫn và Kết nối
Thực hiện Trộn lẫn và Kết nối với các thẻ sau (Kéo các thẻ hình ảnh địa điểm với các mô tả tương ứng)
Hãy chọn một bài học mà thấy /cô dự định sẽ áp dụng kỹ thuật Trộn lẫn và Kết nối
Bài học: Khi trang sách mở ra.
2.2.7 Kĩ thuật mảnh ghép
Bài học hoặc chủ đề nào mà thầy/cô có thể áp dụng kĩ thuật Mảnh ghép?
Bài học. Thời gian biểu - Lớp 2
2.2.8 Tham quan phòng trưng bày
Chủ đề nào có thể phù hợp để áp dụng kĩ thuật tham quan phòng trưng bày?
Những chủ đề có nội dung đơn giản, quen thuộc, gây hứng thú hay những chủ để tạo cho học sinh nhiều ý tưởng để sáng tạo. Vì dụ như thực vật, động vật, các hiện tượng thiên nhiên,..
2. Video Đáp án Mô đun 2: Nguyên tắc phương pháp và kỹ thuật áp dụng Học thông qua Chơi
3. Đáp án Module 1 Học thông qua Chơi ở Tiểu học
Tham khảo chi tiết tại đây:
4. Đáp án Module 3 Học thông qua Chơi
Tham khảo chi tiết tại đây:
5. Đáp án Module 4 Học thông qua Chơi
Tham khảo chi tiết tại đây:
6. Đáp án Module 5 Học thông qua Chơi
Tham khảo chi tiết tại đây:
Trên đây HoaTieu.vn đã gửi đến thầy cô câu hỏi và gợi ý đáp án Module 2 Học thông qua Chơi mà chúng tôi sưu tầm được. Đáp án do đồng nghiệp đã tham gia thi và đạt kết quả cao chia sẻ. Ngoài ra thầy cô có thể tham khảo thêm bộ Giáo án Học thông qua chơi Tiểu học đủ 5 lớp để áp dụng, lồng ghép dạy Học thông qua Chơi vào các môn học, tạo cơ hội cho học sinh được tương tác, trải nghiệm, khám phá và giải quyết vấn đề trong môi trường học tập vui vẻ.
Mời các bạn tham khảo các tài liệu có liên quan khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.
- Cụm từ nào sau đây không phải là một trong 5 đặc điểm của HTQC?
- Thầy cô hãy chọn một đặc điểm được thể hiện nhiều nhất và một đặc điểm thể hiện ít nhất trong lớp học của mình
- Học và Chơi như hai cánh bướm - Cánh này không thể tồn tại nếu thiếu cánh kia. Thầy/Cô có đồng ý với ý kiến này không? Tại sao?
- Đáp án trắc nghiệm module 9 Tiểu học
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Tham khảo thêm
Nhật ký tự bồi dưỡng sử dụng sách giáo khoa lớp 4 Chân trời sáng tạo 2024-2025 (2 mẫu)
Giáo viên có vai trò như thế nào trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục môn học?
(Cực đẹp) Mẫu thư khen học sinh tiểu học 2024
Đánh giá biện pháp phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong việc thực hiện quy tắc ứng xử và an toàn học đường
Sản phẩm cuối khóa Module 7 năm 2024 mới cập nhật
Giáo án Tin học 4 Chân trời sáng tạo trọn bộ cả năm 2024
Giáo án Giáo dục thể chất 4 Chân trời sáng tạo trọn bộ cả năm 2024-2025
Kế hoạch dạy học Âm nhạc 4 Cánh Diều 2023-2024
Gợi ý cho bạn
-
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Giáo dục thể chất 9 Kết nối tri thức
-
Gợi ý đáp án môn Tiếng Việt mô đun 4 Tiểu học
-
Đáp án trắc nghiệm video giới thiệu chương trình môn Hoạt động trải nghiệm
-
Gợi ý đáp án mô đun 3 Cán bộ quản lý
-
Trong xây dựng văn hóa nhà trường tiểu học giáo viên bộ môn đóng vai trò gì?
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Tập huấn giáo viên
File PowerPoint tập huấn sách Khoa học lớp 4 Kết nối tri thức
Bài kiểm tra cuối khóa mô đun 2 môn Hoạt động trải nghiệm
Đáp án trắc nghiệm tập huấn Toán 11 Kết nối tri thức
Đáp án trắc nghiệm Mĩ thuật module 9 đầy đủ
Đáp án tập huấn Giáo dục công dân lớp 6 sách Chân trời sáng tạo
Tài liệu bồi dưỡng Mô đun 2 môn Sinh học THPT