SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 thực hiện tốt phép chia cho số có nhiều chữ số

Trong các môn học cùng với môn Toán có vị trí quan trọng. Làm thế nào để học sinh có hứng thú, có nhu cầu nhận thức và chủ động trong thực hiện tốt phép chia cho số có nhiều chữ số ở chương trình lớp 4 là câu hỏi nhiều giáo viên đặt ra. Hoatieu.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 thực hiện tốt phép chia cho số có nhiều chữ số để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết nêu rõ những kỹ năng, phương pháp dạy môn Toán cho học sinh lớp 4 sao cho hiệu quả và dễ hiểu cho học sinh. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết tại đây.

Phương pháp dạy môn Toán cho học sinh lớp 4

I. MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

Như chúng ta đã biết, song song với việc dạy và học các môn học khác, việc dạy và học Toán ở trường Tiểu học có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển khả năng toán học cho học sinh. Bởi từ đây, những bài học đơn giản đầu tiên sẽ là nền móng đưa các em đi vào thế giới toán học bao la sau này. Để phát triển tốt khả năng toán học cho học sinh thì việc học Toán ở trường Tiểu học phải đặc biệt được chú trọng.

Phép chia là một trong những phép tính cơ bản và quan trọng trong các kĩ năng thực hành tính toán không chỉ ở bậc tiểu học mà còn ở các bậc học khác cao hơn. Nó cũng là công cụ tính đi suốt cuộc đời con người.

Ngay từ lớp 2, 3 các em đã được học các bảng chia 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và học về phép chia cho số có một chữ số. Tuy là “ban đầu” nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học phép chia sau này cũng như khả năng vận dụng phép chia vào giải toán.

Hơn thế nữa, ở lớp 4 học sinh được học phép chia cho số có hai, ba chữ số. Đây là một trong những thuật toán khó đối với học sinh. Bởi vì bên cạnh việc nắm chắc các bước chia, học sinh còn phải biết ước lượng thương, biết nhân, trừ nhẩm.

Vậy làm thế nào để học sinh lớp 4 có thể chia thành thạo? Đó là điều tôi luôn trăn trở, tìm tòi các biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học. Trong quá trình giảng dạy, tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 thực hiện tốt phép chia cho số có nhiều chữ số.

Sáng kiến của tôi đã thu được những kết quả đáng khích lệ, tạo được hứng thú học tập cho các em, giúp các em chia thành thạo. Từ đó các em có thể vận dụng phép chia một cách tốt nhất.

2. Cơ sở lí luận

Chương trình Toán ở Tiểu học xoay quanh các mảng kiến thức đồng tâm từ lớp 1 đến lớp 5 đó là: số học, đại lượng và đo đại lượng, hình học và giải toán có lời văn. Các nội dung này được chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Là giai đoạn học tập cơ bản của học sinh lớp 1, 2, 3. Đây là giai

đoạn nhận biết khái niệm ban đầu ở dạng cụ thể, riêng lẻ thường có sự hỗ trợ của vật thật, tranh ảnh…

Giai đoạn 2: Là giai đoạn học tập sâu của lớp 4,5. Ở giai đoạn này học sinh làm rõ dần một số mối quan hệ và từng bước khái quát hóa, trừu tượng hóa.

Nội dung Toán học ở lớp 4,5 được trình bày theo các mạch trên. Mỗi mạch kiến thức đều có vai trò rất quan trọng, tác động lẫn nhau. Rèn kĩ năng tính toán cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng và rất cần thiết, trong đó có việc rèn kĩ năng chia. Nội dung dạy học phép chia được trình bày trong Sách giáo khoa Toán 4 như sau:

STT

Nội dung bài mới

Số tiết

1

Phép chia

1 tiết

2

Chia cho số có một chữ số

1 tiết

3

Chia một số cho một tích

1 tiết

4

Chia một tích cho một số

1 tiết

5

Chia hai số có tận cùng là chữ số 0

1 tiết

6

Chia cho số có hai chữ số

3 tiết

7

Thương có chữ số 0

1 tiết

8

Chia cho số có ba chữ số

2 tiết

9

Các tiết Luyện tập

7 tiết

Tổng

18 tiết

Như vậy có thể thấy rằng nội dung dạy học phép chia số tự nhiên ở lớp 4 chiếm thời lượng khá nhiều. Và với mục tiêu dạy học như hiện nay - lấy học sinh làm trung tâm thì phương pháp hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia thành thạo là yếu tố rất quan trọng. Xác định được vị trí, vai trò, tác dụng và ý nghĩa quan trọng như vậy nên trong quá trình giảng dạy, tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm để giúp học sinh học tốt mảng kiến thức này.

3. Cơ sở thực tiễn – Thực trạng dạy và học

3.1 Ưu điểm

- Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn về trình độ, giảng dạy nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, đã tổ chức cho học sinh hình thành các kiến thức cơ bản. Nhiều thầy cô có phương pháp giảng dạy tốt, phát huy được tính tích cực, năng động, sáng tạo cho người học.

- Đa số học sinh có ý thức học tập tốt, một số học sinh vận dụng linh hoạt các kiến thức toán học trong giải toán. Đa số các em thuộc các bảng nhân, chia và biết vận dụng vào giải toán.

3.2 Hạn chế

- Đối với giáo viên:

+ Trong giảng dạy, nhiều khi chưa thực sự chú ý đến một số thủ thuật trong dạy Toán, có thể gọi là “mẹo” làm bài.

+ Chưa sáng tạo trong việc vận dụng các phương pháp dạy học để tìm ra cách thích hợp nhất trong dạy chia cho số có nhiều chữ số.

+ Trên thực tế dạy học, giáo viên thường chú ý đến kết quả cuối cùng mà không để ý đến quá trình. Điều này rất tai hại vì không bảo đảm cho dạy học lúc nào cũng thành công. Kết quả đạt được dù tốt cũng chỉ là ngẫu nhiên, may rủi, nằm ngoài tầm kiểm soát của thầy cô giáo. Khi kết quả sai, ta không nắm được là sai ở khâu nào. Có những quy trình cũng cho kết quả đúng nhưng không phải là quy trình tối ưu. Do đó giáo viên chưa đi sâu vào việc khắc sâu kiến thức cho học sinh, bổ sung cho học sinh những chỗ hổng là rất ít.

+ Chưa phát huy được tính tích cực của học sinh trong quá trính giải toán.

+ Chưa xây dựng được cho học sinh ý thức tự học.

- Đối với học sinh:

+ Một số học sinh chưa thuộc các bảng nhân, chia và thực hiện các kĩ năng nhân, chia, trừ nhẩm chưa nhanh.

+ Khi thực hiện phép chia cho số có nhiều chữ số, nhiều học sinh còn lúng túng trong việc nhẩm thương cho nên việc thực hiện phép chia còn chậm.

+ Nhiều em chưa có ý thức tự học.

- Đối với phụ huynh học sinh: Nhiều phụ huynh học sinh còn mải làm ăn nên việc kèm cặp, đôn đốc con cái học hành còn nhiều hạn chế.

4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện

4.1 Khảo sát và phân loại đối tượng học sinh

- Khảo sát và phân loại học sinh với mục đích nắm được đối tượng của mình để đề ra những biện pháp hợp lý nhất.

- Thời điểm khảo sát: sau khi học xong bài Chia cho số có hai chữ số.

Qua khảo sát thực tế bằng hệ thống những bài tập liên quan đến phép chia cho số có hai chữ số cho thấy kết quả rất thấp, cụ thể như sau:

TỔNG SỐ

KẾT QUẢ (đánh giá bằng điểm số)

9-10

%

7-8

%

5-6

%

3-4

%

26

3

11,5

6

23

12

46,3

5

19,2

Qua bài kiểm tra khảo sát tôi đã thống kê thành các nhóm như sau:

- Nhóm 1: Nhóm HS đã thực hiện tốt phép chia cho số có hai chữ số.

- Nhóm 2: Nhóm HS đã biết thực hiện phép chia và ứng dụng tốt vào giải toán có liên quan.

Đối với nhóm 1, 2 học sinh rất ít gặp khó khăn khi tiếp cận với bài học. Hầu hết các em hiểu ngay các kĩ năng làm tròn và nhẩm ra thương sau lời gợi ý của thầy cô trong phép chia mẫu trên lớp.

- Nhóm 3: Nhóm HS thực hiện được phép chia này nhưng còn chậm. Nguyên nhân là do việc vận dụng các bảng nhân, bảng chia chưa thành thạo. Trong trường hợp này, nhiều em thuộc bảng nhân chia nhưng còn gặp khó khăn với các phép chia có dư. Ví dụ học sinh biết “63 : 9 = 7” nhưng “65 : 9” thì học sinh lại khó khăn trong việc xác định thương. Các em nhẩm được các phép chia trong bảng nhưng chưa xác định được thương đó còn đúng trong khoảng từ đâu đến đâu.

VD: Trong phép chia 522 : 58 =?

Bằng thủ thuật làm tròn HS nhẩm được phép tính 520 : 60 hay 52 : 6 được 8. Nhưng khi nhân lên rồi trừ đi còn dư 58 thì HS không phát hiện ra số dư bằng hoặc lớn hơn số chia nên phải tăng thêm 1 vào thương vừa tìm. Thậm chí nhiều em lại tiếp tục chia tiếp nên được thêm 1 lần nữa ở thương tiếp theo. …

- Nhóm 4: Nhóm HS chưa thực hiện được phép chia này. Đây là nhóm đối tượng cần quan tâm nhất trong giờ học. Sở dĩ như vậy vì GV thường dành nhiều thời gian nhất cho các em này trong việc giảng dạy và kiểm tra trong mỗi tiết học. Mặt khác, phương pháp có thành công hay không là phụ thuộc phần lớn ở nhóm đối tượng này. Có rất nhiều nguyên nhân khiến nhóm HS này chưa thực hiện được phép chia trong giờ học đầu tiên, nhưng tập trung chủ yếu ở 2 nguyên nhân sau:

+ Nguyên nhân 1: HS chưa thuộc bảng nhân chia hoặc nếu có thuộc thì rất “mơ màng” hay thuộc vẹt. Có em đọc được bảng chia theo thứ tự nhưng đột ngột hỏi phép chia bất kì ở giữa bảng chia thì không tìm được hoặc lại phải đọc lại từ đầu bảng chia,…

+ Nguyên nhân 2: Với những phép chia cần làm tròn để dễ nhẩm thương thì HS chưa hiểu và chưa biết làm tròn SBC và SC trong mỗi lượt chia dẫn đến kết quả thường sai.

Do SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 thực hiện tốt phép chia cho số có nhiều chữ số rất dài, mời các bạn tải file về.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 5.049
0 Bình luận
Sắp xếp theo