SKKN: Một số giải pháp tạo hứng thú học trực tuyến cho học sinh lớp 5
Vì dịch bệnh Covid-19 diễn ra mấy năm gần đây nên việc dạy học trực tuyến tại các nhà trường không còn là điều xa lạ. Dù giờ đã bước vào thời điểm sau đại dịch nhưng nhiều trường, nhiều lớp đã học được cách áp dụng dạy học trực tuyến vào chương trình giảng dạy, có thể sử dụng trong nhiều trường hợp như trời quá lạnh, dịch bệnh, thiên tai khiến học sinh không đến trường được.
Vì vậy SKKN: SKKN: Một số giải pháp tạo hứng thú học trực tuyến cho học sinh lớp 5 là sáng kiến vô cùng hữu ích dành cho các thầy cô nhằm dạy học sinh một cách hiệu quả nhất trong thời điểm không thể dạy trực tiếp tại lớp vì nhiều lý do.
Sáng kiến kinh nghiệm tạo hứng thú học trực tuyến cho học sinh
1. SKKN: Một số giải pháp tạo hứng thú học trực tuyến cho học sinh lớp 5
Dưới đây là mẫu Sáng kiến kinh nghiệm tạo hứng thú cho học sinh học trực tuyến thực tế do các thầy cô gửi về. Mời các bạn tham khảo.
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn biện pháp
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục tiểu học được coi là nền tảng. Các em là những viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển bền vững của giáo dục Tiểu học. Đặc biệt, ở lứa tuổi học sinh lớp 5, các em hiếu động, thích khám phá kiến thức mới nhưng cũng rất dễ bị phân tán, chóng chán nếu các em không hứng thú với việc học.
Hứng thú học tập được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất thôi thúc học sinh chủ động lĩnh hội tri thức một cách nhanh hơn và sâu sắc hơn. Hứng thú học tập có vai trò to lớn trong việc nâng cao chất lượng học tập cho học sinh và sự phát triển nhân cách cho các em.
Năm học 2022 - 2023 là năm học thứ hai ngành giáo dục thực hiện nhiệm vụ kép “ vừa dạy và học, vừa phòng, chống dịch COVID 19” đã đặt ra nhu cầu thực sự cho việc học tập của học sinh bằng hình thức trực tuyến. Trước tình hình dịch bệnh phức tạp, Trường Tiểu học ……… đã nghiêm túc thực hiện theo sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT huyện …………. về chương trình dạy và học trực tuyến. Nhiệm vụ được quan tâm và đặt lên hàng đầu là làm thế nào tạo được hứng thú và hiệu quả cho học sinh khi tham gia học tập trực tuyến?
Cũng như các thầy cô giáo khác, tôi luôn trăn trở, tìm tòi, từng bước thực hiện việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để làm cho những tiết học trực tuyến trở lên sinh động, hấp dẫn hơn. Và hơn hết là có thể giúp học sinh phát huy tính năng động, sáng tạo, tự chủ trong giờ học trực tuyến. Để làm được điều đó thì trước hết cần tạo được hứng thú học tập cho học sinh. Chính vì lí do đó tôi đã mạnh dạn đưa ra giải pháp: “Một số giải pháp tạo hứng thú học trực tuyến cho học sinh lớp 5 ở trường Tiểu học………….” làm giải pháp nghiên cứu và chia sẻ trong hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi.
2. Phạm vi và đối tượng thực hiện
3. Mục đích của biện pháp
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện.
1.1. Thực trạng hứng thú học trực tuyến của học sinh lướp 5A3 Trường Tiểu học ......
Năm học 2022 - 2023, tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 5A3 với 34 học sinh. Sau 1 tuần dạy học trực tuyến, tôi đã xây dựng phiếu thăm dò hứng thú học tập của học sinh lớp tôi bằng google form. Tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 1: Bảng tổng hợp kết quả tham dò mức độ hứng thú học trực tuyến
Tên lớp | Sĩ số | Rất thích | Thích | Bình thường | Không thích | ||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
5A3 | 34 | 7 | 20,6 | 9 | 26,5 | 10 | 29,4 | 8 | 23,5 |
Dựa vào kết quả thăm dò hứng thú học trực tuyến của học sinh, tôi thực sự ngạc nhiên: chỉ có 47,1 % học sinh hứng thú với việc học trực tuyến, trong khi số học sinh không hứng thú, thậm chí là cảm thấy sợ học toán lên tới 23,5 % ( chiếm gần ¼ số học sinh của lớp)
Từ thực trạng trên, tôi tìm hiểu và rút ra một số thuận lợi, khó khăn sau:
* Thuận lợi
- Ngành giáo dục luôn có sự chỉ đạo cụ thể, sâu sát; Nhà trường luôn động viên, khích lệ, tạo điều kiện cho giáo viên chúng tôi thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.
- Học sinh có nền nếp, có ý thức học tập.
- Phụ huynh đồng thuận, ủng hộ và chuẩn bị đầy đủ các thiết bị học trực tuyến cho con.
Bên cạnh những thuận lợi, tôi cũng gặp không ít khó khăn:
* Khó khăn
- Hầu hết cha mẹ học sinh đều là công nhân, làm việc theo ca nên ít có thời gian để theo sát và đồng hành cùng con trong quá trình học trực tuyến.
- Đa số học sinh lớp tôi là học sinh nông thôn nên các em nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động học tập. Nhiều học sinh còn thiếu tập trung trong giờ học; thậm chí có những em còn nằm gục xuống bàn. Khiến cho các tiết học trực tuyến trở lên căng thẳng, trầm lắng.
1.2. Một số giải pháp tạo hứng thú học trực tuyến cho học sinh
Dạy học online qua mạng Internet là một hình thức nhằm thực hiện mục đích của giáo dục. Việc học online qua mạng Internet đảm bảo nguyên tắc cơ bản của quá trình nhận thức trong giáo dục. Bên cạnh đó việc học online còn có nhiều ưu điểm phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, tạo nền tảng cho học sinh có các kĩ năng học lên các bậc học cao hơn. Trong quá trình dạy học trực tuyến , tôi đã áp dụng các biện pháp sau:
Biện pháp 1: Nắm bắt tình hình tham gia lớp học trực tuyến của học sinh lớp chủ nhiệm:
Ngay sau khi nhận được kế hoạch chỉ đạo học sinh học trực tuyến tôi đã triển khai nội dung này tới các bậc phụ huynh trong lớp qua zalo nhóm lớp đã hoạt động hiệu quả từ đầu năm học. Tôi hướng dẫn phụ huynh trang bị phương tiện cho con em tham gia học trực tuyến: máy tính, cam, mic hoặc điên thoại thông minh. Để tham gia học trực truyến không cần phương tiện quá hiện đại, chi phí đắt tiền mà vẫn có thể tham gia học tập. Động viên riêng những gia đình có hoàn cảnh kinh tế hạn hẹp hơn cố gắng trang bị phương tiện cho con em học tập vì hình thức học tập này sẽ diễn ra trong khoảng thời gian khá dài nếu như tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp. Trường hợp gia đình chưa kịp trang bị phương tiện học tập cho con có thể gợi sang học cùng nhà bạn gần nhất.
Để nắm bắt cụ thể, chính xác tình hình chuẩn bị phương tiện học tập cho các con tham gia học tập trực tuyến tôi tạo cuộc khảo sát trên zalo nhóm lớp.
Ví dụ: Học sinh có những thiết bị nào khi tham gia học tập trực tuyến?
Phương án 1: Máy tính có đủ cam, mic để tương tác trong lúc học.
Phương án 2: Điện thoại thông minh
Phương án 3: Máy tính không có đủ cam, mic để tương tác trong lúc học.
Phương án 4: Không có thiết bị tham gia học tập trực tuyến.
* Kết quả: Ban đầu phương án 3 và 4 chiếm một số lượng nhất định trên tổng sĩ số học sinh trong lớp. Song chỉ một khoảng thời gian ngắn các phương án 1,2 tăng dần và phương án 3,4 không còn nữa. Nguyên nhân là phụ huynh ý thức được việc trang bị thiết bị học tập cho con là một yếu tố nâng cao hiệu quả học tập. Mặt khác phần đông trong lớp các bậc phụ huynh lựa chọn phương án 1,2 nên các bậc phụ huynh khác cũng vì thế mà cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho các con học tập
Cụ thể: Sĩ số lớp 34 học sinh
STT | Loại thiết bị sử dụng | Số lượng học sinh |
1 | Học sinh sử dụng máy tính có đủ cam, mic để tương tác trong lúc học. | 18 |
2 | Học sinh sử dụng điện thoại thông minh | 14 |
3 | Học sinh máy tính không có đủ cam, mic để tương tác trong lúc học. | 2 |
4 | Học sinh không có thiết bị tham gia học tập trực tuyến. | 0 |
Như vậy là 100% học sinh trong lớp có đủ phương tiện tham gia học tập trực tuyến.
Trên thực tế có nhiều phần mềm để có thể tham gia học trực tuyến như: Meet, O365 song qua tìm hiểu tôi lựa chọn phần mềm zoom cho lớp chủ nhiệm tham gia học tập trực tuyến.
Bước 1: Để phòng học zoom không bị giới hạn thời 40 phút tôi tạo tài khoản email có “đuôi”: moet.edu.vn
Bước 2: Tạo tên lớp học và cài mật khẩu đơn giản, dễ nhớ đối với học sinh.
Bước 3: Qua nhóm lớp trên zalo tôi chia sẻ đường link để phụ huynh cùng các con cài đặt phần mềm zoom: zoom.us
Bước 4: Chia sẻ video hướng dẫn học sinh cách tham gia học trực tuyến trên phần mềm zoom.
* Kết quả: Phần mềm zoom có ưu thế là dễ cài đặt và sử dụng nên việc học sinh làm quen và sử dụng thành thạo khá nhanh chóng. Một số học sinh còn lúng túng được sự hỗ trợ từ phụ huynh nên việc tham gia học tập không còn là vấn đề phức tạp. Chỉ trong một thời gian ngắn học sinh đã biết cách đăng nhập vào phòng học trực tuyến, tham gia các chức năng trên zoom...
Biện pháp 2: Xây dựng bài giảng phù hợp với mục đích, nội dung học tập
Một trong những định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực là ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, điển hình là sử dụng giáo án điện tử. Ngày nay, giáo án điện tử được đón nhận một cách tích cực bởi hình ảnh trực quan sinh động, cụ thể giúp học sinh nhớ lâu hơn, giờ dạy của giáo viên nhẹ nhàng mà hiệu quả, không khí học tập sôi nổi, thu hút sự chú ý của học sinh. Đặc biệt, trong dạy học trực tuyến thì việc sử dụng giáo án điện tử có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả giờ học.
Trong xây dựng bài giảng dạy học trực tuyến, giáo viên có những giải pháp khác nhau để ghi nhận, đánh giá được kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của từng học sinh, như: Các bài kiểm tra trên hệ thống dạy học trên môi trường Internet hoặc ghi nhận thông qua quá trình dạy học, trao đổi, đặt câu hỏi cho học sinh trả lời. Các bài tập cần được xây dựng đa dạng, nhiều hình thức khác nhau, bao gồm trắc nghiệm và tự luận, giáo viên lưu đầy đủ minh chứng quá trình dạy học, đánh giá thường xuyên hoạt động học tập và rèn luyện của học sinh để làm cơ sở đánh giá định kỳ trong thời gian tiếp theo, đặc biệt không gây áp lực về đánh giá, không gây căng thẳng cho học sinh.
Hàng ngày các em phải ngồi trước màn hình máy tính, điện thoại một cách thụ động nên bài giảng điện tử là yếu tố quan trọng nhất giúp dạy trực tuyến hiệu quả . Để học sinh hứng thú với việc học trực tuyến, tôi đã t ạo không gian chờ thật thú vị : Trước khi buổi học diễn ra, tôi sẽ vào phòng Zoom sớm hơn tầm 10 phút để duyệt cho các con vào sớm. Khi các con nghe 1 bản nhạc vui nhộn hay xem một đoạn phim hoạt hình ngắn sẽ tạo sự mới mẻ và gây chú ý hơn. Tôi mở các bản nhạc, bài hát để to không khí vui tươi khi chuẩn bị buổi học. Có số ít buổi thì tôi gửi lên zoom 1 bức tranh giấu đồ vật, giấu chữ yêu cầu các con trong lúc chờ sẽ tìm chữ, tìm đồ vật lẫn trong tranh. Việc này giúp tạo tâm thế vui tươi và hứng thú, thích vào học đúng giờ.
2. Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi dạy học trực tuyến
Ngày nay, sử dụng công cụ hỗ trợ dạy học trực tuyến là cách dạy học online đem lại những tiện ích vượt trội. Giúp giảm tải các khó khăn và bất lợi so với các phương pháp dạy học truyền thống. Vậy làm thế nào để tạo hứng thú cho học sinh khi dạy học trực tuyến, cùng tham khảo một số biện pháp dưới đây nhé.
2.1. Bắt đầu bài giảng với một trò chơi
Để tạo hứng thú cho học sinh xuyên suốt trong một buổi học thì cách vào bài có lôi cuốn, hấp dẫn là điều vô cùng cần thiết. Thay vì vào bài trực tiếp thì các thầy cô hãy bắt đầu với một vấn đề mà có thể thu hút học sinh tham gia và đó cũng là cách hiệu quả nhất để học sinh nhanh chóng vào bài. Ví dụ, chuẩn bị một trò chơi liên quan đến bài giảng, một trò chơi khởi động hay đó là trò chơi giúp học sinh ôn lại bài cũ để làm học sinh thấy hứng thú ngay từ đầu.
Một số trò chơi khởi động đầu tiết học có thể kể đến như: Mảnh ghép; Ai nhanh ai đúng; Trò chơi ô chữ; Nhìn hình đoán chữ,…
2.2.Lồng ghép câu chuyện minh họa cho bài giảng
Đây cũng là một cách tuyệt vời để thay đổi “khẩu vị” bài giảng. Vì sao học sinh thường rất thích nghe kể chuyện? Đơn giản vì điều đó làm giải tỏa những căng thẳng trong quá trình học tập. Chúng được phép tưởng tượng theo những gì thầy cô kể thay vì nhìn chằm chằm vào sách, vào vở hay chiếc bảng đen, những thứ đôi khi khiến chúng nhàm chán. Nhưng phải kể gì và phải kể như thế nào? Điều này phụ thuộc vào cách linh hoạt của mỗi thầy cô khi lồng ghép chuyện kể vào bài giảng của mình.
Chẳng hạn đối với môn Lịch Sử, môn học khiến không ít học sinh ngáp ngắn ngáp dài vì đối với đó là môn phụ, không quan trọng lại có quá nhiều mốc thời gian và sự kiện khô khan, khó nhớ. Vì vậy chuyện không hứng thú trong học tập môn này là lẽ đương nhiên. Vậy phải làm sao để thu hút được học sinh có hứng thú và chuyên tâm hơn trong học môn lịch sử? Lồng ghép các câu chuyện minh họa chính là một trong những cách mà các thầy cô nên lưu tâm. Có nhiều giai thoại, nhiều câu chuyện lịch sử nhưng điều quan trọng là giáo viên phải xác định đúng những câu chuyện có liên quan đến các sự kiện mà bài học cần đáp ứng.
2.3.Tăng độ tương tác giữa thầy cô và học sinh
Đôi khi thu hút bài giảng bằng cách rất nhỏ đó chính là sự tương tác giữa học sinh và giáo viên. Trong mỗi giờ học giáo viên có thể giao lưu với học sinh bằng nhiều cách khác nhau. Có thể giáo viên hỏi học sinh trả lời hoặc giúp các em thư giản bằng việc nói chuyện cùng các em về vấn đề cuộc sống đôi khi liên quan đến bài học nhất là các môn tự nhiên liên quan đến đời sống.
Để đảm bảo phương pháp dạy học trực tuyến đem lại hiệu quả thực tế, cả người dạy và người học đều cần sự chủ động, tự giác. Về phía người học, cần xác định rõ mục tiêu khi học tập, thiết lập cho mình thói quen tập trung, tham gia bài học đúng giờ, tự ghi chép để gia tăng hiệu quả tiếp thu kiến thức. Về phía người dạy, cần khuyến khích việc trao đổi, thảo luận, thường xuyên điều chỉnh nội dung để gia tăng hứng thú cho học viên.
2.4. Sử dụng hình ảnh và video lồng vào nội dung bài giảng
Không chỉ là những trò chơi, những câu chuyện, mà hình ảnh, video cũng là thứ thu hút, lôi cuốn khiến học sinh tập trung không làm việc riêng trong suốt tiết học. Tại sao vậy? Đơn giản vì hình ảnh, video có nhiều màu sắc và trong trường hợp này cũng đúng như câu "Xanh xanh đỏ đỏ trẻ nhỏ nó ham". Chắc chắn rồi, những bài giảng nếu chỉ đơn thuần nghe cô đọc thì làm sao hứng thú được, minh họa bằng hình ảnh và video sẽ giúp con trẻ không cảm thấy nhàm chán mà tập trung hơn, lại dễ hiểu bài hơn nữa.
2.5. Giáo viên theo sát hỗ trợ học sinh
Vì học tập qua các kênh online, việc theo dõi quá trình học tập của người học cũng không thể tiến hành trực tiếp như với hình thức giáo dục truyền thống. Quá trình hỗ trợ học sinh này có thể được chuyển qua các kênh như email, tin nhắn, tương tác trực tiếp qua bài học hay các cuộc gọi. Cần đảm bảo rằng các học sinh đang theo sát nội dung và không gặp phải vấn đề gì trong việc tiếp nhận kiến thức khi tham gia học tập.
Để xem đầy đủ nội dung SKKN: Một số giải pháp tạo hứng thú học trực tuyến cho học sinh lớp 5, mời bạn tải file về.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Nhung Nguyễn
- Ngày:
SKKN: Một số giải pháp tạo hứng thú học trực tuyến cho học sinh lớp 5
553 KB 09/05/2022 9:18:00 SAGợi ý cho bạn
-
Đoạn văn kể lại một việc đã làm để góp phần bảo vệ cuộc sống yên bình nơi em ở
-
Đề thi Học kì 2 Toán lớp 5 Kết nối tri thức
-
Viết chương trình cho một hoạt động do lớp em dự kiến tổ chức nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
-
Đề thi học kì 2 lớp 5 - Tất cả các môn (Có ma trận và đáp án) năm học 2023-2024
-
Mở bài tả cơn mưa lớp 5 (Mở bài trực tiếp, gián tiếp, ngắn gọn)
-
Lập dàn ý cho bài văn tả ngôi trường lớp 5 ngắn gọn, chi tiết (13 mẫu)
-
Lập dàn ý Tả một cảnh biển đảo lớp 5
-
Đặt câu với mỗi cặp kết từ sau
-
Viết 3-4 câu giới thiệu một nhân vật trong bài đọc Những lá thư, có kết từ
-
Đọc mở rộng: Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách Chủ điểm Chủ nhân tương lai
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Lớp 5
Kể thêm một đoạn cho câu chuyện Tôi sống độc lập từ thuở bé theo tưởng tượng của em
Đề cương ôn tập Học kì 1 Công nghệ 5 Cánh Diều năm 2024
Đóng vai hướng dẫn viên, giới thiệu về làng nghề đã tìm hiểu
(Cực hay) Đặt một câu với động từ cho, một câu với động từ biếu
(Siêu hay) Nhớ lại một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở và ghi lại những điều em đã quan sát được
Đoạn văn giới thiệu một tác phẩm mà em đã đọc, đã học về ý chí, nghị lực