Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng muốn nhắn nhủ điều gì?
Ý nghĩa câu ca dao Nhiễu điều phủ lấy giá gương
- 1. Dàn ý Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng
- 2. Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng. Người xưa muốn nhắn nhủ điều gì trong câu ca dao ấy?
- 3. Người xưa nhắn nhủ gì qua câu Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng
Người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao "Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng"? Đây là nội dung của bài viết tập làm văn số 6 lớp 7 đề 2. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ một số bài văn mẫu giải thích ý nghĩa câu ca dao Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng và dàn bài Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng để các bạn học sinh có thêm ý tưởng khi làm bài.
1. Dàn ý Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng
1. Mở bài:
Nêu vắn tắt khải niệm của ca dao dân ca
Giới thiệu câu ca dao dân ca: "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng".
2. Thân bài:
a. Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ:
"Nhiễu" là thứ vải tơ, cầm thấy nặng tay
"Điều" là màu đỏ.
"Nhiều điều" là một thứ vải quý, được dùng để may áo đẹp hay để lót trên bàn, trên kệ để đặt những đồ quý giá.
Giá gương" là cái khung bằng gỗ để người ta đặt cái gương lên...
=> Ca ngợi tình cảm trong sáng như tấm lụa điều và chiếc gương. Hãy nghĩ đến tình đồng hương, đồng bào, để rồi nhiệt tình cứu giúp nhau...
b. Ý nghĩa của câu ca dao, dân ca trên.
c. Truyền thống đã được nhân dân ta thể hiện như thế nào?
Tình làng nghĩa xóm...
Mọi người tương trợ lẫn nhau qua các chiến dịch "mùa hè xanh, ủng hộ đồng bào lũ lụt, giúp đỡ người tàn tật..."
d. Người học sinh đã thể hiện tốt truyền thống ấy như thế nào trong gia đình, nhà trường?
Trong gia đình, nhà trường: giúp đỡ bố mẹ, chăm sóc em, giúp đỡ bạn bè khó khăn, bảo vệ khi bạn bị bắt nạt...
Ngoài xã hội: giúp đỡ cụ già, em nhỏ, ủng hộ đồng bào lũ lụt...
3. Kết bài:
Khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao
Từ đó rút ra bài học cho bản thân
2. Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng. Người xưa muốn nhắn nhủ điều gì trong câu ca dao ấy?
Kho tàng ca dao tục ngữ của dân tộc ta vô cùng đa dạng và phong phú. Đó đều là những điều cha ông ta đã đúc kết thành chân lí để răn dạy con cháu sống sao cho phải đạo, cho góp phần khiến xã hội này trở nên văn minh hơn. Và trong kho tàng ca dao tục ngữ đó thật khó lòng bỏ qua câu nói về tình yêu thương sự đùm bọc tương thân tương ái giữa người với người mà biết bao nhiêu thế hệ đã thuộc nằm lòng từ thuở còn trong nôi.
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
Trước hết phải khẳng định một điều đây là một câu ca dao với ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Nó là lời nhắc nhở nhẹ nhàng con cháu về đạo đức dân tộc. “Nhiễu” ở đây là một tấm vải màu đỏ, mỏng và mềm mại dùng để phủ lên giá gương. Mục đích chính của nó là để che chở cho tấm gương không bị nhiễm bụi của thời gian. Hiểu một cách sâu xa thì ông cha ta đang muốn gửi gắm đến con cháu về tình yêu thương, sự đùm bọc nhau giữa người với người trong một dân tộc.
Thật vậy lịch sử dân tộc ta là những trang sử hào hùng của những cuộc đấu tranh giữ nước và dựng nước. Trang lịch sử hào hùng đó được viết nên bằng máu và nước mắt của biết bao thế hệ cha anh. Từ thưở bà Trưng, bà Triệu, đến Ngô Quyền đánh giặc trên sông Bạch Đằng, Lí Thường Kiệt diệt quân Tống trên sông Như Nguyệt, đến Trần Hưng Đạo ba lần đánh tan quân Nguyên Mông xâm lược và tiêu biểu nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Dân tộc Việt Nam đã khiến cả thế giới phải nghiêng mình kính nể. Chúng ta không phải là một đất nước giàu mạnh về kinh tế hay khoa học kĩ thuật vậy mà chúng ta đã làm nên một dấu ấn chói lòa. Vậy điều gì đã làm nên sức mạnh lớn lao đó? Xin thưa đó chính là truyền thống tương thân tương ái, đùm bọc và che chở lẫn nhau. Nếu không có miền Bắc chi viện thì sao có một tiền tuyến miền Nam sẵn sàng chiến đấu? Đâu có chiến thắng mùa xuân lịch sử năm 1975 đánh tan âm mưu xâm lược của đế quốc Mỹ?
Việt Nam là một đất nước có 54 dân tộc sinh sống, nó vừa góp phần tạo nên một nền văn hóa đa dạng lại đậm đà bản sắc dân tộc. Chúng ta có thể khác nhau tiếng nói, khác nhau tập quán sinh hoạt nhưng tựu chung lại điểm chung là cùng chảy một dòng máu đỏ, một màu da vàng và tự hào bởi nòi giống con Lạc cháu Hồng. Không chỉ trong quá khứ mà ngay cả thời điểm hiện tại tinh thần yêu thương đùm bọc lẫn nhau đó vẫn được tiếp nối và phát huy một cách sâu sắc. Bằng chứng đó là trong những trận thiên tai lũ quét người dân khắp nơi lại một lòng hướng về miền trung ruột thịt nơi những đồng bào đang oằn mình chống lại sự giận dữ của mẹ thiên nhiên. Đó là tấm lòng vàng khắp nơi gửi đến người dân miền Trung nắm cơm, tấm áo như một sự động viên tinh thần lớn lao để vượt qua khó khăn. Đó là đau cùng nỗi đau của đất nước, và nỗi đau của đồng loại. Như câu ca dao xưa đã từng nói:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống như chung một giàn”.
Bên cạnh những tấm gương tương thân tương ái, biết đùm bọc san sẻ cho nhau vẫn còn đó những con người đang hờ hững vô cảm với nỗi đau của đồng loại. Ngày nay khi mà giá trị của đồng tiền lên ngôi, sức mạnh của nó có thể xoay chuyển càn khôn thì có những người đang sống vì lợi ích cá nhân mà quên đi lợi ích cộng đồng. Họ sống cá nhân hơn sống vì bản thân nhiều hơn, thờ ơ với những gì đang xảy ra quanh mình, vô cảm trước nỗi đau mà cộng đồng mình đang phải chịu đựng. Và họ tự tạo cho mình một thế giới riêng mà không có ai có thể xâm phạm được. Nhưng chính điều đó đã khiến cho xã hội thụt lùi một bước, sự nhân văn bị mất đi. Nó không chỉ đi ngược lại với truyền thống lịch sử dân tộc mà còn kiến con người trở nên nhạt nhẽo và xa lạ với nhau hơn.
Con người sinh ra trên đời không phải chỉ sống một mình và sống cho mình. Đó là cả một tập thể một xã hội gắn kết với nhau bằng tình người. Chính vì thế khi xã hội ngày càng phát triển thì chúng ta lại càng phải yêu thương và gắn bó với nhau hơn. Vì chính điều đó sẽ là động lực giúp xã hội trở nên văn minh và giàu đẹp hơn.
3. Người xưa nhắn nhủ gì qua câu Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng
Lật lại những trang sử vàng của dân tộc Việt Nam, ta thấy rằng ông cha ta đã để lại cho thế hệ trẻ ngày nay nhiều bài học quý giá về sự đoàn kết, đùm bọc, giúp đỡ nhau trong lao động, trong cuộc sống cũng như trong công cuộc chống giặc ngoại xâm. Những câu tục ngữ đậm đà bản sắc dân tộc đã nói lên điều đó. Mà một trong số đó chúng ta phải nhắc đến câu tục ngữ:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Nhân dân ta là những người có chung tổ tiên, được sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ, là con rồng cháu tiên cùng chung một nguồn gốc. Vì vậy mà chúng ta phải biết yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau.
Từ khi sinh ra cho đến lúc trưởng thành, vấp ngã, sai lầm và thất bại cũng là điều không thể tránh khỏi đối với bất kì ai. Vì lẽ đó mà chúng ta phải biết cảm thông với những người có hoàn cảnh rủi ro, không may gặp trắc trở trong cuộc sống. Con người sống là để yêu thương lẫn nhau. Khi bạn biết chia sẻ, quan tâm đến người khác thì dù có thể bạn không nhận được gì, thế nhưng niềm vui, sự hạnh phúc sẽ đến với bạn. Sống tình cảm là việc cần có ở mỗi người, nó là phẩm chất đạo đức không thể thiếu ở mỗi chúng ta. Nếu sống ích kỉ, chỉ biết cho bản thân, bạn sẽ cô đơn, lạc lõng. Cuộc sống này sẽ chỉ toàn mưu tính, xã hội trở nên vô cảm nếu ai cũng chỉ sống ích kỉ như thế. Hãy biết yêu thương để bạn có thể cảm nhận được sức mạnh của tình thương mang lại. Chính tình thương là động lực lớn lao nhất giúp con người có những động lực mạnh mẽ để vượt qua thử thách của cuộc sống.
Trong lao động, sản xuất ngày nay cũng vậy. Những người dân nghèo, nếu như không có sự giúp đỡ của mọi người thì chẳng thể nào họ có thể thoát khỏi cảnh nghèo túng, khó khăn. Vì vậy, chúng ta phải trải lòng mình để yêu thương, chia sẻ với mọi người xung quanh, dù là một việc nhỏ nhất. Thế nhưng, vẫn còn đâu đó những con người mang trái tim sắt đá, thờ ơ trước những cảnh đời bất hạnh, khốn khổ. Vâng, họ không bao giờ hiểu được giá trị của hai chữ "yêu thương" mà lẽ ra họ cũng có thể nhận được. Yêu thương là biết quan tâm, giúp đỡ người khác với tấm lòng nhân ái. Đưa một em nhỏ hay cầm tay một cụ già, giúp họ qua đường một cách nhanh chóng hơn cũng là một biểu hiện đơn giản của tình thương. Bạn biết chia sẻ nỗi buồn, niềm vui cùng những người khác. Thấu hiểu nỗi niềm như chính mình là người trong cuộc thì bạn là người xứng đáng nhận hai chữ yêu thương từ người khác.
Vậy nên, hãy biết quan tâm đến người khác để cuộc sống thêm ý nghĩa và đầy màu sắc tình yêu. Câu tục ngữ trên là bài học vô giá giúp chúng ta hiểu hơn về cuộc sống, về tình thương, sự đùm bọc giữa con người với con người. Hãy học cách để yêu thương và nắm chặt tay nhau cùng vững tin bước qua thử thách của cuộc sống. Chúng ta phải làm điều đó vì chúng ta cùng chung nòi giống con Rồng cháu Tiên hay chỉ đơn giản vì chúng ta là con người!
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
Câu tục ngữ Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo khuyên chúng ta điều gì?
Câu tục ngữ có làm thì mới có ăn không dưng ai dễ mang phần đến cho khuyên chúng ta điều gì?
Câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng khuyên chúng ta điều gì?
Câu tục ngữ bầu ơi thương lấy bí cùng tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn nói đến điều gì
Giải thích câu tục ngữ Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng muốn nhắn nhủ điều gì?
189 KB 18/01/2022 8:16:00 SATải Nhiễu điều phủ lấy giá gương .doc
75,8 KB 18/01/2022 8:33:40 SA
Gợi ý cho bạn
-
Top 9 mẫu cảm nhận bài thơ Đồng Chí hay chọn lọc
-
Top 17 mẫu phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng siêu hay
-
Top 11 mẫu cảm nhận của em về bài thơ Từ ấy siêu hay
-
Top 8 bài phân tích Cảnh ngày hè hay nhất
-
Top 9 mẫu cảm nhận bài thơ Việt Bắc hay chọn lọc
-
Top 4 mẫu cảm nhận về bài thơ Tự tình 2 hay chọn lọc
-
Top 9 mẫu phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước siêu hay
-
Cảm nhận của em về ước nguyện của tác giả trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ (3 mẫu)
-
Top 7 bài cảm nhận về bài thơ Thương vợ sâu sắc nhất
-
Top 9 bài phân tích Chị em Thúy Kiều siêu hay
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Có thể bạn quan tâm
-
Phân tích bài thơ Mẹ của Trần Quốc Minh
-
Giải thích nhan đề Đại cáo bình Ngô
-
Top 4 bài phân tích tội ác của giặc Minh
-
Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ (5 mẫu)
-
(12 mẫu) Phân tích Trao duyên hay nhất
-
Top 7 mẫu cảm nhận về bài thơ Quê hương hay sâu sắc
-
Top 10 bài thuyết minh về tác giả Nguyễn Du siêu hay
-
Phân tích bài thơ Ngắm trăng siêu hay
-
Nêu cảm nhận của anh chị về Bình Ngô Đại Cáo
-
Những câu ca dao tục ngữ nói về thời tiết
-
Phân tích đoạn 3 Bình Ngô đại cáo hay chọn lọc
-
Viết đoạn văn cảm nghĩ về câu ca dao Công cha như núi ngất trời nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông
Bài viết hay Thơ
Top 3 mẫu cảm nhận khổ 2 bài Nói với con siêu hay
Soạn văn 10 bài Tỏ lòng ngắn nhất
Top 7 mẫu cảm nhận về bài thơ Tỏ Lòng hay chọn lọc
Top 12 mẫu phân tích Tràng Giang hay nhất
Top 4 mẫu cảm nhận của em về nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng
Top 4 mẫu phân tích khổ cuối bài Sang thu siêu hay