(Word, PPT) Giáo án chuyên đề Tiếng Việt 5 Cánh Diều

Tải về

Giáo án chuyên đề Tiếng Việt 5 Cánh Diều file word, powerpoint giúp thầy cô tham khảo để soạn kế hoạch bài dạy, giáo án chuyên đề lồng ghép giáo dục Quyền trẻ em trong môn Tiếng Việt lớp 5. Sau đây là nội dung chi tiết mẫu KHBD: Giáo án chuyên đề Tiếng Việt lớp 5 sách Cánh Diều. Mời các bạn tham khảo và tải về miễn phí.

KHBD chuyên đề Tiếng Việt 5 Cánh Diều
KHBD chuyên đề Tiếng Việt 5 Cánh Diều

1. Giáo án chuyên đề Tiếng Việt 5 Cánh Diều Word

Thứ Sáu, ngày 30 tháng 8 năm 20

KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHUYÊN ĐỀ

Tiếng Việt

NÓI VÀ NGHE

TRAO ĐỔI: QUYỀN CỦA TRẺ EM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ

– Biết nêu ý kiến về một quyền của trẻ em được quy định trong Luật Trẻ em hoặc về mong muốn cha mẹ (hoặc người lớn) hiểu và giúp đỡ mình thực hiện nguyện vọng.

– Biết lắng nghe, ghi chép vắn tắt một số thông tin trong khi nghe; trao đổi ý kiến về bài trình bày của bạn.

2. Góp phần phát triển năng lực chung và phẩm chất

– Phát triển NL tự chủ và tự học: Chủ động tìm kiếm thêm các thông tin về quyền và bổn phận của trẻ em để phục vụ cho việc trao đổi trong bài.

– Phát triển NL giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi cùng các bạn một cách chủ động, tự tin; có thái độ đúng khi trao đổi.

– Phát triển NL giải quyết vấn đề: Đưa ra được cách thuyết phục bố mẹ, người lớn giúp mình thực hiện nguyện vọng.

– Phát triển PC trách nhiệm: Có ý thức và hành động phù hợp để thực hiện quyền và nghĩa vụ của trẻ em trong một số tình huống thực tế.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

– GV chuẩn bị: máy tính, máy chiếu, bài trình chiếu, quyển (hoặc văn bản) Luật Trẻ em, bảng phụ.

– HS chuẩn bị: SGK Tiếng Việt 5, tập một; vở viết.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- GV mời HS đứng dậy khởi động theo nhạc.

- GV nhận xét.

- Học khởi động theo nhạc.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Mục tiêu: - Giúp học sinh biết một số quyền của trẻ em được quy định trong luật.

- Các em khởi động rất tốt, cô thưởng cho các em một bài hát, mang tên “Quyền Trẻ em”, sáng tác: Trịnh Vĩnh Thành. Các em lắng nghe bài hát rồi ghi vào vở các quyền trẻ em được nhắc trong bài hát.

- Yêu cầu HS nối tiếp nêu các quyền trẻ em được nhắc trong bài hát.

- GV nhận xét.

- Giáo viên nêu thêm một số quyền khác của trẻ em được quy định trong Luật Trẻ em.

- Ngoài các quyền các em đã biết trong bài hát, em còn biết thêm quyền nào nữa?

- Vì sao các em biết một số quyền trẻ em này?

-Một số quyền trẻ em đó nằm trong cuốn Luật Trẻ em (GV giới thiệu quyển Luật trẻ em và nói: - Ngày 05/04/2016, Quốc hội ban hành Luật Trẻ em 2016 quy định về quyền, bổn phận của trẻ em;

- Luật Trẻ em 2016 có hiệu lực từ ngày 01/06/2017 gồm 106 Điều trong 6 Chương)

- Thế nào là quyền trẻ em?

-Trẻ em là người từ bao nhiêu tuổi?

– GV giới thiệu và ghi tên bài: Vừa rồi, các em đã biết được một số quyền của trẻ em được quy định trong Luật Trẻ em. Trong tiết Nói và nghe hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số quyền của trẻ em. Sau đó, các em sẽ trao đổi với bạn cách hiểu của mình về một trong những quyền của trẻ em hoặc trao đổi về việc mình muốn được bố mẹ, người lớn hiểu và giúp đỡ thực hiện nguyện vọng như thế nào. Đó chính là nội dung của tiết học hôm nay: Nói và nghe – Trao đổi: Quyền của trẻ em.

-HS nghe bài hát “Quyền Trẻ em”,

-HS lắng nghe bài hát rồi ghi vào vở các quyền trẻ em được nhắc trong bài hát.

- HS nối tiếp nêu các quyền trẻ em được nhắc trong bài hát.

- HS nối tiếp đọc tên các quyền trẻ em

-HS nêu một số quyền trẻ em ở SGK.

-Xem trên Tivi, đọc sách, báo, nghe bố mẹ, người lớn kể.

-HS lắng nghe.

-HS: Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn. Quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếp nhận sự yêu thương và chăm sóc của người lớn, mà các em là những thành viên tham gia tích cực vào quá trình phát triển.

- Trẻ em là người dưới 16 tuổi.

-HS nối tiếp nêu tên bài.

C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH LUYỆN TẬP

Mục tiêu: HS nêu được ý kiến về một quyền của trẻ em được quy định trong Luật Trẻ em hoặc về mong muốn cha mẹ (hoặc người lớn) hiểu và giúp đỡ mình thực hiện nguyện vọng.

Hoạt động 2: Trao đổi về n ội dung quyền t rẻ em hoặc mong muốn cha mẹ (hoặc người lớn) giúp em thực hiện nguyện vọng.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho học sinh chọn 1 trong 2 đề:

+ Đề a : Trao đổi với bạn về một trong các quyền trẻ em được giới thiệu trong sách giáo khoa.

+ Đề b: Trao đổi với bạn về việc em mong muốn cha mẹ (hoặc người lớn) hiểu và giúp đỡ em thực hiện nguyện vọng của mình.

- GV tổ chức cho HS ngồi thành 2 dãy: dãy chọn đề a và dãy chọn đề b.

- Đề a: GV mời HS đọc gợi ý.

Đề a: Trao đổi với bạn về một trong các quyền trẻ em được giới thiệu trong sách giáo khoa.

+ Bạn hiểu quyền đó thế nào?

+ Quyền đó có ý nghĩa gì đối với trẻ em?

+ Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2, trao đổi với nhau theo phần gợi ý.

- Đề b: GV mời HS đọc gợi ý.

Đề b: Trao đổi với bạn về việc em mong muốn cha mẹ (hoặc người lớn) hiểu và giúp đỡ em thực hiện nguyện vọng của mình.

- Bạn có mong muốn, nguyện vọng gì? Vì sao bạn cần thuyết phục cha mẹ để em thực hiện được nguyện vọng đó? Bạn muốn cha mẹ (người lớn) làm gì để giúp bạn?

- Trao đổi với bạn về cách giải quyết vấn đề của mình và của bạn.

+ Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, trao đổi với nhau theo phần gợi ý.

- GV yêu cầu HS thảo luận trong thời gian 3 phút.

- Hết thời gian thảo luận, ở đề a: GV mời 1HS làm “Phóng viên nhí” để phỏng vấn nhóm bạn trình bày.

- GV nhận xét.

- Ở đề b: GV yêu cầu nhóm 4 trình bày theo gợi ý của sách giáo khoa và 1 nhóm đóng vai.

-GV nhận xét và tổng kết ý kiến của cả lớp để HS hiểu đúng.

- GV nói: Các em đã biết, hiểu, trao đổi với bạn hoặc người lớn về quyền của trẻ em. Vậy trẻ em có bổn phận gì?

- 2 HS đọc yêu cầu và gợi ý ở các đề a, b.

- Học sinh tiến hành lựa chọn đề và ngồi theo dãy bàn giáo viên phân công.

- 1 HS đọc.

- HS thảo luận

- 1 HS đọc.

- HS thảo luận

-1HS làm “Phóng viên nhí”

- 3 nhóm trình bày trình bày ý kiến trước lớp; mời cả lớp thảo luận về ý kiến của nhóm bạn.

- Các nhóm khác lắng nghe, ghi nhận xét vắn tắt về ý kiến của nhóm bạn. Sau mỗi ý kiến các nhóm khác đặt câu hỏi, góp ý với nhóm bạn và nêu ý kiến của nhóm mình về câu chuyện; kết hợp kiểm tra nội dung ghi chép của nhóm trong khi nghe.

- 3 nhóm trình bày trình bày ý kiến trước lớp; mời cả lớp thảo luận về ý kiến của nhóm bạn.

- 1 nhóm đóng vai: bố, mẹ, con, một bạn HS và người dẫn chuyện.

-HS trả lời.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Học sinh về nhà tìm hiểu thêm về các quyền, bổn phận của trẻ em được quy định trong Luật Trẻ em; trao đổi với người thân về những điều mình tìm hiểu được.

+ Làm một số công việc vừa sức để thực hiện bổn phận của trẻ em.

2. Powerpoint chuyên đề Tiếng Việt 5 Cánh Diều

Powerpoint chuyên đề Tiếng Việt 5 Cánh Diều

Giáo án chuyên đề Tiếng Việt 5 Cánh Diều

Giáo án điện tử chuyên đề Tiếng Việt 5 Cánh Diều

Bài giảng điện tử chuyên đề Tiếng Việt 5 Cánh Diều

................

Tải miễn phí Giáo án chuyên đề Tiếng Việt 5 Cánh Diều về máy để xem bản đầy đủ

Mời bạn đọc tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác tại chuyện mục Giáo án - Bài Giảng góc Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
4 199
(Word, PPT) Giáo án chuyên đề Tiếng Việt 5 Cánh Diều
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm