Đề thi Hóa lớp 10 học kì 2 trắc nghiệm có đáp án

Tải về

Đề thi Hóa lớp 10 học kì 2 trắc nghiệm có đáp án được Hoatieu tổng hợp và chia sẻ trong bài viết sau đây sẽ là tài liệu ôn thi cuối kì 2 môn Hóa bổ ích cho các em học sinh ở dạng bài thi trắc nghiệm. Với các câu hỏi trắc nghiệm Hóa 10 cuối kì 2 có đáp án chi tiết sẽ giúp củng cố thêm kiến thức môn Hóa học lớp 10 tốt hơn giúp các em đạt kết quả tốt trong kì thi hết học kì 2. Sau đây là nội dung chi tiết đề thi Hóa lớp 10 học kì 2 trắc nghiệm có đáp án, câu hỏi trắc nghiệm Hóa 10 học kỳ 2 Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc.

1. Đề thi Hóa học kì 2 lớp 10 năm 2021-2022

Câu 1. Cho các chất sau: NaOH (1), Mg (2), Ag (3), Al(OH)3 (4), KMnO4 (5), Na2SO4 (6). Những chất nào tác dung được với axit HCl

A. (1), (2), (4), (5).

B. (3), (4), (5), (6).

C. (1), (2), (3), (4).

D. (1), (2), (3), (5).

Câu 2. Chất nào sau đây chỉ có tính oxi hoá, không có tính khử?

A. F2.

B. Cl2.

C. Br2.

D. I2.

Câu 3. Hỗn hợp khí nào sau đây có thể tồn tại cùng nhau?

A. Khí H2S và khí CO2

B. Khí O2 và khí Cl2.

C. Khí O2 và khí H2.

D. Khí NH3 và khí HCl.

Câu 4. Cho các phản ứng:

(1) O3 + dung dịch KI

(2) F2 + H2O

(3) MnO2+ HCl đặc

(4) Cl2 + dung dịch H2S

Các phản ứng tạo ra đơn chất là:

A. (1), (2), (3).

B. (1), (3), (4).

C. (2), (3), (4).

D. (1), (2), (4).

Câu 5. Đốt cháy hoàn toàn m gam Fe trong khí Cl2 dư,thu được 32,5 gam FeCl3. Giá trị của m là

A. 14 g

B. 16,8 g

C. 5,6 g

D. 8,4 g

Câu 6. Những phản ứng nào sau đây chứng minh tính oxi hóa của ozon mạnh hơn oxi?

(1) O3 + Ag

(2) O3 + KI + H2O

(3) O3 + Fe

(4) O3 + CH4

A. 1, 2.

B. 2, 3.

C. 2, 4.

D. 3, 4.

Câu 7. SO2 luôn thể hiện tính khử trong các phản ứng với

A. H2S, O2, nước Cl2.

B. dung dịch NaOH, Mg, dung dịch KMnO4.

C. dung dịch KOH, CaO, nước Cl2.

D. H2, nước Cl2, dung dịch KMnO4.

Câu 8. Cho biết tổng hệ số cân bằng phương trình dưới đây

FeO + H2SO4 → H2O + Fe2(SO4)3 + SO2

A. 10

B. 11

C. 12

D. 14

Câu 9. Chọn câu đúng:

A. Có thể nhận biết ion F-, Cl-, Br-, I- chỉ bằng dung dịch AgNO3.

B. Các ion Cl-, Br-, I- đều cho kết tủa màu trắng với Ag+.

C. Các ion F-, Cl-, Br-, I- đều tạo kết tủa với Ag+.

D. Trong các ion halogenua, chỉ có ion Cl- mới tạo kết tủa với Ag+.

Câu 10. Đốt cháy hoàn toàn 18,4 gam hỗn hợp Fe và Mg trong khí Clo dư.Sau phản ứng thu được 61 gam chất rắn.Phần trăm khối lượng của Mg trong hỗn hợp là:

A. 26,09%

B. 39,13 %

C. 52,175

D. 45,65%

Câu 11. Có thể làm khô khí SO2 ẩm bằng dung dịch H2SO4 đặc, nhưng không thể làm khô NH3 ẩm bằng dung dịch H2SO4 đặc vì:

A. NH3 tác dụng với H2SO4.

B. không có phản ứng xảy ra.

C. CO2 tác dụng với H2SO4.

D. phản ứng xảy ra quá mãnh liệt.

Câu 12. Cho bột Fe vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng cho đến khi Fe không còn tan được nữa. Sản phẩm thu được trong dung dịch sau phản ứng là:

A. FeSO4.

B. Fe2(SO4)3.

C. FeSO4 và Fe.

D. FeSO4 và Fe2(SO4)3.

Câu 13. Cho 2,6 gam một kim loại M có hóa trị II tác dụng vừa đủ với 0,56 lít hỗn hợp X gồm O2 và Cl2 ở (đktc) sau phản ứng thu được 3,79 gam chất rắn là các oxit và muối. Tìm kim loại M là

A. Ca

B. Cu

C. Mg

D. Zn

Câu 14. Đối với các phản ứng có chất khí tham gia, khi tăng áp suất, tốc độ phản ứng tăng là do

A. Nồng độ của các chất khí tăng lên.

B. Nồng độ của các chất khí giảm xuống.

C. Chuyển động của các chất khí tăng lên.

D. Nồng độ của các chất khí không thay đổi.

Câu 15. Dẫn 11,2 lít khí clo vào 500ml dung dịch chứa hỗn hợp NaBr 1M và NaI 1,2M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn đun nóng để cô cạn dug dịch thu được m gam chất rắn khan. Giá trị m là:

A. 141,5 gam

B. 68,8 gam

C. 73,5 gam

D. 58,5 gam

Câu 16. Để phân biệt 2 khí O2 và O3, người ta thường dùng hóa chất nào:

A. nước.

B. dung dịch KI và hồ tinh bột.

C. dung dịch CuSO4.

D. dung dịch H2SO4.

Câu 17. Dung dịch H2S khi để ngoài trời xuất hiện lớp cặn màu vàng là do:

A. Oxi trong không khí đã oxi hóa H2S thành lưu huỳnh tự do.

B. H2S bị oxi không khí khử thành lưu huỳnh tự do.

C. H2S đã tác dụng với các hợp chất có trong không khí.

D. Có sự tạo ra các muối sunfua khác nhau.

Câu 18. Nhiệt phân hoàn toàn 3,16 gam KMnO4,thể tích O2 ở đktc thu được là

A. 336 ml

B. 112 ml

C. 224 ml

D. 448 ml

Câu 19. Oxi hóa hoàn toàn 24,9g hỗn hợp bột các kim loại Mg, Al, Zn bằng oxi thu được 15,3g hỗn hợp oxit. Cho lượng oxit này tác dụng hết với dung dịch HCl thì khối lượng muối tạo ra là

A. 15,6 gam

B. 20,85 gam

C. 15,45 gam

D. 48,3 gam

Câu 20. Kết luận gì có thể rút ra từ 2 phản ứng sau:

(1) SO2 + Cl2 + 2H2O \rightarrow\(\rightarrow\) H2SO4 + 2HCl

(2) SO2 + 2H2S \rightarrow\(\rightarrow\) 3S + 2H2O

A. SO2 là chất khử mạnh.

B. SO2 vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.

C. SO2 là chất oxi hóa mạnh.

D. SO2 kém bền.

Câu 21. Cho FeS tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thu được khí A; nếu dùng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thì thu được khí B. Dẫn khí B vào dung dịch A thu được rắn C. Các chất A, B, C lần lượt là:

A. H2, H2S, S

B. O2, SO2, SO3.

C. H2, SO2, S.

D. H2S, SO2, S.

Câu 22. Để a gam bột sắt ngoài không khí,sau một thời gian sẽ chuyển thành hỗn hợp A có khối lượng 37,6 gam gồm Fe, FeO,Fe2O3, Fe3O4. Cho hỗn hợp A phản ứng hết với dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 3,36 lít khí SO2(đktc). Giá trị a là:

A. 11,2 gam

B. 8,4 gam

C. 56gam

D. 28 gam

Câu 23. Hoà tan hết m gam Al bằng H2SO4 đặc nóng dư thu được 3,36 lít khí SO2 là sản phẩm khử duy nhất,ở đktc. Tính m?

A. 8,1 g

B. 2,7 g

C. 5,4 g

D. 4,05 g

Câu 24. Cho phản ứng sau ở trang thái cân bằng:

H2 (k)+ F2 (k) \rightleftharpoons\(\rightleftharpoons\) 2HF(k) < 0 Sự biến đổi nào sau đây không làm chuyển dịch cân bằng hoá học?

A. Thay đổi áp suất

B. Thay đổi nhiệt độ

C. Thay đổi nồng độ khí H2 hoặc F2

D. Thay đổi nồng độ khí HF

Câu 25. Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hoá học?

A. Sục khí H2S vào dung dịch H2SO4.

B. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội.

C. Sục SO2 vào dung dịch nước Br2.

D. Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.

Câu 26. Hơi thủy ngân rất độc, do đó phải thu hồi thủy ngân rơi vãi bằng cách:

A. nhỏ nước brom lên giọt thủy ngân.

B. nhỏ nước ozon lên giọt thủy ngân.

C. rắc bột lưu huỳnh lên giọt thủy ngân.

D. rắc bột photpho lên giọt thủy ngân.

Câu 27. Chỉ ra phát biểu sai:

A. Oxi là nguyên tố phi kim có tính oxi hóa mạnh.

B. Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi.

C. Oxi có số oxi hóa –2 trong mọi hợp chất.

D. Oxi là nguyên tố phổ biến nhất trên trái đất.

Câu 28. Hoà tan 20,8 gam hỗn hợp bột gồm FeS, FeS2, S bằng dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được 53,76 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc và dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy toàn bộ kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là:

A. 16 gam

B. 9 gam

C. 8,2 gam

D. 10,7 gam

Câu 29. Định nghĩa nào sau đây là đúng?

A. Chất xúc tác là chất làm thay đổi tốc độ phản ứng, nhưng không bị tiêu hao trong phản ứng.

B. Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng không bị tiêu hao trong phản ứng.

C. Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng không bị thay đổi trong phản ứng.

D. Chất xúc tác là chất làm thay đổi tốc độ phản ứng, nhưng bị tiêu hao không nhiều trong phản ứng.

Câu 30. Cho 100ml dung dịch KOH 1M tác dụng với 100 ml dung dịch HCl aM, sau phản ứng thu được dung dịch Y có chứa 6,9875 gam chất tan. Vậy giá trị a là

A. 0,75M

B. 0,5M

C. 1,0M

D. 0,25M

Đáp án đề thi cuối kì 2 lớp 10 môn Hóa học

1 A2 A 3D 4 D5 C6 A7 C 8 C9 B10 B
11 A12 B13 D14 A15 B16 C17 A18 C19 D20 B
21 D22 D23 B24 A25 B26 C27 C28 A29 C30 A

2. Câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 10 học kì II có đáp án

Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các đơn chất halogen?

A. Ở điều kiện thường là chất khí

B. Tác dụng mạnh với nước

C. Vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử

D. Có tính oxi hoá mạnh 

Câu 2: Khí Cl2 không tác dụng với

A. khí O2 H2O

B. H2O

C. dung dịch Ca(OH)2

D. dung dịch NaOH

Câu 3: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon?

A. Chữa sâu răng

B. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn

C. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm

D. Sát trùng nước sinh hoạt

Câu 4: Các số oxi hóa của lưu huỳnh là:

A. -2, -4, +6, +8

B. -1, 0, +2, +4

C. -2, +6, +4, 0

D. -2, -4, -6, 0

Câu 5: Phản ứng nào sau đây là sai ?

A. 2FeO + 4H2SO4 (đặc) ¾→ Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O

B. Fe2O3 + 4H2SO4 (đặc) ¾→ Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O

C. FeO + H2SO4 (loãng) ¾→ FeSO4 + H2O

D. Fe2O3 + 3H2SO4 (loãng) ¾→ Fe2(SO4)3 + 3H2O

Câu 6: Nhóm kim loại nào sau đây không phản ứng với H2SO4 loãng ?

A. Al, Zn, Cu

B. Na, Mg, Au

C. Cu, Ag, Hg

D. Hg, Au, Al

Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 1,805 gam hỗn hợp gồm Fe và kim loại X bằng dung dịch HCl, thu được 1,064 lít khí H2. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn 1,805 gam hỗn hợp trên bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 0,896 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Biết các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Kim loại X là

A. Zn.

B. Cr.

C. Al.

D. Mg.

Câu 8: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế clo bằng cách

A. điện phân nóng chảy NaCl.

B. cho dung dịch HCl đặc tác dụng với MnO2, đun nóng.

C. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.

D. cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dung dịch NaCl.

Câu 9: Cho phản ứng N2 (K) + 3H2 (K) ⇋ 2NH3. Khi tăng áp suất của hệ, cân bằng sẽ chuyển dịch:

A. Theo chiều thuận

B. Theo chiều nghịch

C. Không chuyển dịch

D. Không xác định được

Câu 10: Cho lượng dư MnO2 vào 25ml dung dịch HCl 8M. Thể tích khí Cl2 sinh ra (đktc) là:

A. 1,34 lít

B. 1,45 lít

C. 1,12 lít

D. 1,4 lít

Câu 11: Hòa tan hoàn toàn 17,5g hỗn hợp Al, Zn, Fe trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 11,2 lít H2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:

A. 35,5

B. 41,5

C. 65,5

D. 113,5

Câu 12: Hòa tan hoàn toàn 20,6 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và CaCO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được V lít khí CO2 (đktc) và dung dịch chứa 22,8 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là

A. 4,48.

B. 1,79.

C. 5,60.

D. 2,24.

Câu 13: Cho 7,84 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm Cl2 và O2 phản ứng vừa đủ với 11,1 gam hỗn hợp Y gồm Mg và Al, thu được 30,1 gam hỗn hợp Z. Phần trăm khối lượng của Al trong Y là

A. 75,68%.

B. 24,32%.

C. 51,35%.

D. 48,65%.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Muối AgI không tan trong nước, muối AgF tan trong nước.

B. Flo có tính oxi hóa mạnh hơn clo.

C. Trong các hợp chất, ngoài số oxi hoá -1, flo và clo còn có các số oxi hoá +1, +3, +5, +7.

D. Dung dịch HF hòa tan được SiO2.

Câu 15: Sản phẩm thu được khi điện phân dung dịch KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp) là

A. K và Cl2.

B. K, H2và Cl2.

C. KOH, H2 và Cl2.

D. KOH, O2 và HCl.

Câu 16: Hỗn hợp X gồm FeCl2 và NaCl có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2. Hòa tan hoàn toàn 2,44 gam X vào nước, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 5,74.

B. 2,87.

C. 6,82.

D. 10,80.

Câu 17: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào sai?

A. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

B. Cu + 2HCl → CuCl2 + H2

C. CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

D. AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3

Câu 18: Để trung hòa 200 ml dung dịch NaOH 1,5M thì thể tích dung dịch HCl 0,5M cần dùng là bao nhiêu?

A. 0,5 lít.

B. 0,4 lít.

C. 0,3lít .

D . 0,6 lít.

Câu 19: Cho các phát biểu sau:

(a) Trong các phản ứng hóa học, flo chỉ thể hiện tính oxi hóa. (b) Axit flohiđric là axit yếu.

(c) Dung dịch NaF loãng được dùng làm thuốc chống sâu răng.

(d) Trong hợp chất, các halogen (F, Cl, Br, I) đều có số oxi hóa: -1, +1, +3, +5 và +7.

(e) Tính khử của các ion halogenua tăng dần theo thứ tự: F−, Cl−, Br−, I−.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 3.

B. 5.

C. 2.

D. 4.

Câu 20: Cho phản ứng: NaX (r) + H2SO4 (đ) 100 câu trắc nghiệm Hóa học lớp 10 học kì II NaHSO4 + HX (k). Các hidro halogenua (HX) có thể điều chế theo phản ứng trên là

A. HBr và HI.

B. HCl, HBr và HI.

C. HF và HCl.

D. HF, HCl, HBr và HI.

21.Cho 23,7 gam KMnO4 phản ứng hết với dung dịch HCl đặc (dư), thu được V lít khí Cl2 (đktc). Giá trị của V là

A. 6,72.

B.8,40.

C. 3,36.

D. 5,60.

22. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Độ âm điện của brom lớn hơn độ âm điện của iot.

B. Tính axit của HF mạnh hơn tính axit của HCl.

C. Bán kính nguyên tử của clo lớn hơn bán kính nguyên tử của flo.

D. Tính khử của ion Br-lớn hơn tính khử của ion Cl-

23. Thuốc thử nào dưới đây phân biệt được khí O2 với khí O3 bằng phương pháp hóa học?

A. Dung dịch KI +hồ tinh bột

B.Dung dịch NaOH.

C. Dung dịch H2SO4.

D. Dung dịch CuSO4.

24. Cho 25,5 gam hỗn hợp X gồm CuO và Al2O3 tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng, thu được dung dịch chứa 57,9 gam muối. Phần trăm khối lượng của Al2O3 trong X là

A. 60%.

B. 40%.

C. 80%.

D. 20%.

25. Cho m gam một oxit sắt phản ứng vừa đủ với 0,75 mol H2SO4, thu được dung dịch chỉ chứa một muối duy nhất và 1,68 lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất của S+6). Giá trị của m là

A. 24,0.

B.34,8.

C. 10,8.

D. 46,4.

26. Hòa tan hỗn hợp X gồm 11,2 gam Fe và 2,4 gam Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào Y thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 36.

B. 20.

C. 18.

D. 24.

27. Cho các dung dịch mất nhãn: NaCl, NaBr, NaF, NaI. Dùng chất nào để phân biệt giữa 4 dung dịch này:

A. HCl

B. AgNO3

C. Quì tím

D. BaCl2

28. Phản ứng nào sau đây chứng tỏ HCl có tính khử?

A. 4HCl + MnO2→MnCl2 + Cl2+ 2H2O

B. HCl + Mg →MgCl2 + H2

C. HCl + NaOH →NaCl + H2O

D. 2HCl + CuO → CuCl2+ H2O

.............................

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 10 học kì II có đáp án.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 818
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm