Câu nói Tự lực cánh sinh nói lên điều gì?

Tự lực cánh sinh là câu nói vô cùng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người chúng ta. Tự mình làm việc, lao động để tạo nên thành quả. Câu tục ngữ “Tự lực cánh sinh” là lời nhắc nhở của ông cha ta về một triết lý sâu sắc cho lớp con cháu đời sau. Vậy Câu nói Tự lực cánh sinh nói lên điều gì, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Câu nói: “Tự lực cánh sinh” nói đến điều gì?

A. Trung thành

B. Thật thà

C. Chí công vô tư

D. Tự chủ

2. Giải thích câu tự lực cánh sinh

Ý nghĩa của câu tự lực cánh sinh ý nói về thành công của một người nào đó hoàn toàn là do sức lực và trí tuệ của họ. Câu này ý nói là người đó hoàn toàn không có sự giúp đỡ của người thân hay bất kì ai nhưng lại có được những thành quả đáng nể ngày hôm nay. Cả chặng đường hoàn toàn phải tự bản thân vận động, suy nghĩ, làm việc mà ra.

Câu này vừa có ý nghĩa nói về một con người mà vừa khích lệ những người không có chỗ dựa, bơ vơ thì cần lao động bằng sức lực của mình để đi lên.

3. Nghị luận về tự lực cánh sinh

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

(Hoàng Trung Thông)

Hẳn chúng ta rất nhiều người thuộc hai câu thơ trên. Bản thân tôi, mỗi khi đọc hai câu thơ trên tôi lại có những suy nghĩ về vấn đề tự lực cánh sinh, cần cù lao động. Quả thực là, sẽ không thể có một thành quả lao động nào vững bền nếu không tự mình cần cù lao động, tự tạo lập bằng chính sức lao động của mình. Và với sự cần cù lao động chắc chắn chúng ta sẽ thu được nhiều thành quả vĩ đại.

Ngày bé, đọc truyện Mai An Tiêm, tôi rất vui khi tưởng tượng ra Mai An Tiêm vững vàng trên cánh đồng dưa hấu bạt ngàn với câu nói “Của biếu là của lo, của cho là của nợ”. Sự nghiệp gây dựng từ bàn tay lao động đã trở thành hình tượng sống cao đẹp của người lao động Việt Nam tự tin, cần cù vượt khó, thông minh và dũng cảm kiên cường.

Không thể có thành quả nào vững bền nếu không tạo lập bằng chính sức mình, bằng công lao của chính bản thân phải đổ mồ hôi, phải vượt gian khó mà có. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động.

Tự lực cánh sinh có nghĩa là biết tự chủ lao động bằng trí tuệ và bàn nay để tạo lập đời sống và phát triển. Không phải với chính bàn tay và ý chí vượt khó, An Tiêm đã tạo dựng cuộc sống ngoài đảo hoang? Tự  lực cánh sinh là ý chí tiềm tàng trong huyết quản, trở thành niềm tự hào của người nông dân “bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu” ở cuộc đời lam lũ "mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”.

Tinh thần tự lực, tự chủ và cần cù lao động đã được khẳng định hùng hồn hơn cả trong những năm cả nước chống đế quốc Mĩ. Kẻ thù không đội trời chung tưởng tượng được rằng với những tấn bom rải xuống hằng ngày. Vì sự phong tỏa kinh tế, với chất độc hóa học cùng hàng triệu quân chư hầu mà một dân tộc trên một đất nước nhỏ bé, nghèo nàn vẫn vững vàng để đối phó và chiến thắng.

4. Nên làm gì để rèn luyện tính tự chủ

Với mỗi người thì tự chủ là điều rất cần thiết, con người luôn phải tự bước đi bằng đôi chân của mình. Bởi vì ai cũng có suy nghĩ riêng, ai cũng có cảm xúc khác nhau, chúng ta không thể nào dựa vào suy nghĩ, quyết định của người khác để sống. Và cũng không có ai có thể giúp đỡ mình đến hết cuộc đời, vì thời gian của mỗi người là khác nhau. Do đó cần tự chủ ngay từ khi còn là học sinh. Mỗi học sinh cần rèn luyện tính tự chủ qua những hoạt động hằng ngày để dần trở thành thói quen vốn có:

  • Nên tự chủ động học tập, làm bài tập;
  • Nên chủ động trong việc sinh hoạt cá nhân;
  • Nên chủ động trong việc lựa chọn môn học yêu thích;
  • Chủ động trong các hoạt động trường, lớp, xã hội;
  • Chủ động học và làm những điều mình yêu thích và phù hợp với lứa tuổi

Như vậy mỗi người cần chủ động, tự chủ trong công việc của bản thân, không ỷ lại vào người khác.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về Câu nói Tự lực cánh sinh nói lên điều gì. Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn

Đánh giá bài viết
7 8.986
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi