Biểu hiện của siêng năng kiên trì

Biểu hiện của siêng năng kiên trì. Phẩm chất siêng năng kiên trì được biểu hiện thế nào? Những biểu hiện của tính siêng năng kiên trì có thể bắt gặp trong đời sống hàng ngày, trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

1. Biểu hiện của siêng năng kiên trì

Biểu hiện của siêng năng kiên trì có thể được tìm thấy trong nhiều khía cạnh của đời sống con người:

  • Biểu hiện của siêng năng kiên trì trong học tập: Hoàn thành bài tập về nhà và các bài tập giáo viên giao, không nản lòng khi gặp những bài khó, tự tìm tòi các bài tập để rèn luyện kĩ năng của mình.
  • Biểu hiện của siêng năng kiên trì trong lao động: Hoàn thành các nhiệm vụ được giao, không bỏ cuộc giữa chừng, cố gắng làm tốt những công việc trong phạm vi của mình.
  • Biểu hiện siêng năng kiên trì trong cuộc sống: Chăm chỉ làm những công việc nhà thật tốt, chăm chỉ rèn luyện thể lực, kiên trì ăn uống lành mạnh, kiên trì chống lại bệnh tật,...

2. Siêng năng kiên trì là gì?

Đức tính siêng năng kiên trì là đức tính thế nào? Người như thế nào được xem là người siêng năng, kiên trì?

  • Siêng năng thể hiện sự cần cù, tự giác, miệt mài trong công việc, làm việc một cách thường xuyên, đều dặn, không tiếc công sức.
  • Kiên trì là quyết tâm làm đến cùng, không bỏ dở giữa chừng mặc dù có khó khăn, gian khổ hoặc trở ngại.

3. Những tấm gương về tính siêng năng, kiên trì

Biểu hiện của siêng năng kiên trì

Những tấm gương về tính siêng năng, kiên trì có thể là những nhân vật lớn trong dòng lịch sử Việt Nam nhưng cũng có thể là những con người nhỏ bé, bình thường như những cậu bạn cùng lớp chăm chỉ, luôn cố gắng trong học tập.

Trong số những người có sức ảnh hưởng đến các bạn trẻ, chúng ta có thể nhớ đến một nhân vật nổi tiếng với lòng siêng năng, kiên trì, vượt lên hoàn cảnh, cho dù bị liệt cả 2 tay nhưng vẫn có thể viết đẹp và trở thành một thầy giáo. Đó chính là thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký.

Năm lên 4 tuổi, cậu bé Nguyễn Ngọc Ký gặp cơn bạo bệnh và bị liệt cả hai tay. Bản thân ông và gia đình đều rất buồn và xót xa. Tuy vậy, Nguyễn Ngọc Ký vẫn nuôi ước mơ được đi học như chúng bạn cùng trang lứa.

Năm lên 7 tuổi, cậu bé Ký lân la đến trường, đứng ngoài nghe cô giáo giảng bài, xem các bạn học. Về nhà, cậu bắt đầu hì hụi tập viết bằng ... chân. Thời gian đầu việc tập viết với Ký quả như cực hình. Dần dần Ký viết được chữ O, chữ V... Không những thế, Ký còn vẽ được hình bằng thước và com-pa, làm được lồng chim để chơi... Nhờ sự cố gắng tuyệt vời đó, cậu đã được đi học và học rất giỏi. Năm 1962, Nguyễn Ngọc Ký được Bác Hồ tặng Huy hiệu cao quý của Người. Năm 1963, Ký tham dự kì thi chọn học sinh giỏi Toán toàn quốc và xuất sắc đứng thứ 5. Cậu lại được Bác Hồ tặng Huy hiệu cao quý lần thứ 2.

Lên cấp III, theo lời động viên của bạn bè khắp nơi trên cả nước, Nguyễn Ngọc Ký đã chọn ngành Văn. Năm 1966, ông nhận được giấy báo nhập học ngành Ngữ Văn của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trong 4 năm học Đại học, dù bệnh tật luôn đe dọa tính mạng, song Nguyễn Ngọc Ký vẫn miệt mài đèn sách.

Cho dù số phận không mỉm cười và thiên vị mình nhưng Nguyễn Ngọc Ký đã dùng sự siêng năng, kiên trì của bản thân để chống lại những điều khó khăn. Người ta tập viết bằng tay đã gặp những khó khăn, chán nản nhưng ông lại tập viết bằng 2 chân, phải bỏ sức ra luyện tập hơn người khác hàng chục lần. Tuy là vậy nhưng ông chưa bao giờ có ý nghĩ sẽ từ bỏ con đường học tập của bản thân. Cuối cùng trở thành người thầy giáo, tấm gương sáng ngời cho các bạn trẻ học tập và noi theo.

4. Kế hoạch để khắc phục những biểu hiện chưa siêng năng, kiên trì

Những hành động chưa siêng năng kiên trì được thể hiện như:

  • Thấy bài tập khó là nản lòng không làm tiếp;
  • Luôn đi học trễ giờ;
  • Không phụ giúp bố, mẹ công việc nhà;
  • Không tự làm những công việc cá nhân mà phải nhờ bố mẹ;
  • Luôn đi chép bài của bạn;
  • Lười luyện tập thể dục;

Kế hoạch để khắc phục những biểu hiện này là lập kế hoạch thời gian biểu trong ngày như:

  • Từ 6h đến 6h45 là dậy vận động cơ thể, vệ sinh cá nhân, ăn sáng chuẩn bị đi học;
  • Từ 11h đến 13h là về nhà ăn trưa, phụ giúp bố mẹ công việc nhà, đi ngủ trưa;
  • Từ 17h đến 18h sau khi đi học về là giúp bố mẹ dọn dẹp nhà cửa, sắp xếp lại phòng,...
  • Từ 18h đến 19h là vệ sinh cá nhân, nghỉ ngơi và ăn tối;
  • Từ 19h đến 21h15 là làm bài tập, đọc trước bài mới, nếu có bài khó thì có thể hỏi bạn bè hướng dẫn cách giải.
  • Nên đi ngủ sớm từ lúc 21h30 và cài báo thức dậy vào ngày hôm sau.

Như vậy với kế hoạch thời gian biểu học tập cụ thể thì sẽ khắc phục được những hoạt động không siêng năng kiên trì của bản thân. Việc lập kế hoạch cần có sự chi tiết đầy đủ và người thực hiện phải chủ động mong muốn bản thân mình tốt lên, vậy thì mới không phụ lòng của cha mẹ.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
185 39.667
3 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
  • Bé Na Đít Bự Đay
    Bé Na Đít Bự Đay hay quá
    Thích Phản hồi 06/01/22
    • Ngan Pham
      Ngan Pham

      🤣


      Thích Phản hồi 03/11/23
      • Ngan Pham
        Ngan Pham

        Kết bạn đi

        Thích Phản hồi 03/11/23