Top 8 Đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2023-2024
Đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống năm học 2023-2024, bao gồm TOP 8 Đề kiểm tra giữa kì 1 môn KHTN 6 Kết nối tri thức có đáp án, ma trận để học sinh ôn tập, rèn luyện kiến thức nhằm đạt kết quả tốt nhất giữa HK1.
Đề được thiết kế bám sát chương trình môn KHTN lớp 6, bộ sách KNTT và phù hợp với năng lực của học sinh trung học cơ sở. Mời các em Tải file Đề thi giữa kì 1 KHTN 6 Kết nối tri thức năm 2024 nhằm ôn luyện đạt kết quả cao nhất trong bài kiểm tra sắp tới.
Đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 6 năm 2024
I. Đề kiểm tra giữa kì 1 môn KHTN 6 Kết nối tri thức số 1
1. Ma trận đề thi giữa kì 1 lớp 6 môn Khoa học tự nhiên
Phân môn | Nội dung chương | Mức độ câu hỏi | Tổng số câu | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||
Sinh học | Mở đầu KHTN (04 tiết) | 1,3 | 2 | 3 | ||
Tế bào – đơn vị cơ bản của sự sống (11 tiết) | 5,7,14,19 | 4,6,8,9,15,16,17 | 11,12,18,20 | 10,13 | 17 | |
Số câu | 6 | 8 | 4 | 2 | 20 | |
Số điểm Tỉ lệ % | 1.5 15% | 2 20% | 1 10% | 0.5 5% | 5 50% | |
Vật lí | Mở đầu KHTN (01 tiết) | 31, 32 | 33 | 3 | ||
Các phép đo (7 tiết) | 34, 38 | 35, 36, 37 | 39 | 40 | 7 | |
Số câu | 4 | 4 | 1 | 1 | 10 | |
Số điểm Tỉ lệ % | 1 10% | 1 10% | 0.25 2.5% | 0.25 2.5% | 2.5 25% | |
Hóa học | Mở đầu KHTN (01 tiết) | |||||
Chất quanh ta (7 tiết) | 23, 26, 30 | 21, 22, 24, 25 | 27, 28 | 29 | 10 | |
Số câu | 3 | 4 | 2 | 1 | 10 | |
Số điểm Tỉ lệ % | 0.75 7,5% | 1 10% | 0.5 5% | 0.25 0.25% | 2.5 25% | |
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 13 3.25 32.5% | 16 4 40% | 7 1.75 17.5% | 4 1 10% | 40 10 100% |
2. Đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức số 1
UBND HUYỆN………. | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 Thời gian làm bài: 90 phút |
A. Phân môn: Sinh học (20 câu – 5 điểm)
Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1. Lĩnh vực nào sau đây không thuộc về khoa học tự nhiên
A. Sinh Hóa
C. Lịch sử
B. Thiên văn
D. Địa chất
Câu 2. Quan sát vật nào dưới đây cần phải sử dụng kính hiển vi:
A. Tế bào biểu bì vảy hành
C. Con ong
B. Con kiến
D. Tép bưởi
Câu 3. Hệ thống phóng đại của kính hiển vi bao gồm:
A. Thị kính, vật kính
B. Chân kính, thân kính, bàn kính, kẹp giữ mẫu
C. Ốc to (núm chỉnh thô), ốc nhỏ (núm chỉnh tinh)
D. Đèn chiếu sáng, gương, màn chắn.
Câu 4. Loại tế bào dài nhất trong cơ thể là:
A. Tế bào thần kinh
C. Tế bào vi khuẩn
B. Tế bào lông hút (rễ)
D. Tế bào lá cây
Câu 5. Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào:
A. Các loại tế bào khác nhau đều có chung hình dạng và kích thước
B. Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau.
C. Các loại tế bào thường có hình dạng và kích thước khác nhau.
D. Các tế bào chỉ khác nhau về kích thước , chúng giống nhau về hình dạng.
Câu 6. Cây lớn lên nhờ:
A. Sự lớn lên và phân chia của tế bào.
B. Sự tăng kích thước của nhân tế bào.
C. Nhiều tế bào được sinh ra từ một tế bào ban đầu
D. Các chất dinh dưỡng bao bọc xung quanh tế bào ban đầu
Câu 7. Cơ thể sinh vật có khả năng thực hiện quá trình sống cơ bản nào?
A. Cảm ứng và vận động
C. Hô hấp
B. Sinh trưởng và vận động
D. Cả A,B,C đúng
Câu 8. Trong các nhóm sau nhóm nào gồm toàn vật sống:
A. Con gà, con chó, cây nhãn
C. Chiếc lá, cây mồng tơi, hòn đá
B. Chiếc bút, chiếc lá, viên phấn
D. Chiếc bút, con vịt, con chó
Câu 9. Trong các nhóm sau nhóm nào gồm toàn vật không sống:
A. Con gà, con chó, cây nhãn
C. Chiếc lá, cây bút, hòn đá
B. Con gà, cây nhãn, miếng thịt
D. Chiếc bút, con vịt, con chó
Câu 10. Từ 1 tế bào ban đầu sau 5 lần phân chia liên tiếp sẽ tạo ra số tế bào con là:
A. 32
B. 4
C. 8
D. 16
Câu 11. Để đạt được chiều cao tối ưu theo em cần:
A. Có chế độ dinh dưỡng hợp lí
C. Ngồi học đúng tư thế
B. Tập thể dục thể thao thường xuyên
D. Cả 3 đáp án trên đúng
Câu 12.Trong các bước sau bước nào không đúng trong quy trình quan sát tế bào trứng cá:
A. Dùng thìa lấy 1 ít trứng cá cho vào đĩa petri
B. Nhỏ một ít nước vào đĩa
C. Dùng kim mũi mác khoắng nhẹ để trứng cá tách rời nhau.
D. Sử dụng kim mũi mác lột nhẹ lớp tế bào trên cùng của vết cắt
Câu 13. Một con lợn con lúc mới đẻ được 0.8 kg. Sau 1 tháng nặng 3.0 kg. Theo em tại sao lại có sự tăng khối lượng như vậy?
A. Do tế bào tăng kích thước
B. Do dự tăng lên về kích thước và số lượng các tế bào trong cơ thể.
C. Do tăng số lượng tế bào
D. Do tế bào phân chia.
Câu 14. Sự sinh sản của tế bào có ý nghĩa:
A. Giúp tăng số lượng tế bào
C. Giúp cơ thể lớn lên
B. Thay thế các tế bào già, các tế bào chết
D. Cả A,B, C đúng
Câu 15. Tế bào nhân thực khác với tế bào nhân sơ là:
A. Có màng tế bào
C. Có nhân
B. Có tế bào chất
D. Có nhân hoàn chỉnh
Câu 16. Tế bào động vật và thực vật khác nhau ở chỗ:
A. Có nhân
C. Có thành tế bào
B. Có màng tế bào
D. Có ti thể
Câu 17. Trong các nhóm sau nhóm nào gồm toàn cơ thể đơn bào:
A. Nấm men, vi khuẩn, trùng biến hình
C. Trùng biến hình, nấm men, con bướm
B. Nấm men, vi khẩn, con thỏ
D. Con thỏ, cây hoa mai, cây nấm
Câu 18. Sắp xếp theo đúng trình tự các bước để quan sát được tế bào biểu bì vảy hành:
A. Bóc 1 vảy hành tươi ra khỏi củ và dùng kim mũi mác rạch một ô vuông (1cm2).
B. Quan sát ở vật kính 10x rồi chuyển sang 40x.
C. Sau đó đậy lá kính lại rồi đưa lên quan sát.
D. Dùng kẹp dỡ nhẹ vảy cho vào bản kính có nhỏ giọt nước cất.
Trình tự sắp xếp đúng là:
A. A → B → C → D
C. A → C → B → D
B. A → D→ C →B
D. B → C → D → A
Câu 19. Tế bào có 3 thành phần cơ bản là:
A. Màng tế bào, ti thể, nhân
C. Màng tế bào, chất tế bào , nhân
B. Màng sinh chất, chất tế bào, ti thể
D. Chất tế bào, lục lạp, nhân
Câu 20. Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các cấp tổ chức cơ thể của cơ thể đa bào từ thấp đến cao:
A. Mô → Tế bào → Cơ quan → Hệ cơ quan → Cơ thể
B. Tế bào → Mô → Cơ thể → Cơ quan → Hệ cơ quan
C. Tế bào → Mô → Cơ quan → Hệ cơ quan→ Cơ thể
D. Mô → Tế bào → Hệ cơ quan→ Cơ quan → Cơ thể
B. Phân môn: Hóa học (10 câu – 2,5 điểm)
Câu 21: Chỉ ra đâu là tính chất vật lí của chất
A. Nến cháy thành khí cacbon đi oxit và hơi nước
C. Bánh mì để lâu bị ôi thiu
B. Bơ chảy lỏng khi để ngoài trời
D. Cơm nếp lên men thành rượu
Câu 22: Chỉ ra đâu là tính chất hóa học của chất
A. Đường tan vào nước
C. Tuyết tan
B. Kem chảy lỏng khi để ngoài trời
D. Cơm để lâu bị mốc
Câu 23: Hiện tượng tự nhiên nào sau đây là do hơi nước ngưng tụ?
A. Tạo thành mây
C. Mưa rơi
B. Gió thổi
D. Lốc xoáy
Câu 24: Lọ nước hoa để trong phòng có mùi thơm. Điều này thể hiện:
A. Chất dễ nén được
C. Chất dễ hóa hơi
B. Chất dễ nóng chảy
D. Chất không chảy được
Câu 25: Quá trình nào sau đây thải ra khí oxygen
A. Hô hấp
C. Hòa tan
B. Quang hợp
D. Nóng chảy
Câu 26: Phát biểu nào sau đây về oxygen là không đúng?
A. Oxygen không tan trong nước
C. Oxygen không mùi và không vị
B. Oxygen cần thiết cho sự sống
D. Oxygen cần cho sự đốt cháy nhiên liệu
Câu 27: Quá trình nào dưới đây không làm giảm oxygen trong không khí?
A. Sự gỉ của các vật dụng bằng sắt.
C. Sự quang hợp của cây xanh.
B. Sự cháy của than, củi, bếp ga.
D. Sự hô hấp của động vật
Câu 28: Chất khí nào có nhiều trong không khí gây mưa axit
A. Oxygen
C. Cacbon đi oxit
B. Nitrogen
D. Sulfur đi oxit
Câu 29: Cho một que đóm còn tàn đỏ vào một lọ thủy tinh chứa khí oxygen. Hiện tượng gì xảy ra?
A. Không có hiện tượng
C. Tàn đỏ từ từ tắt
B. Tàn đỏ tắt ngay
D. Tàn đỏ bùng cháy thành ngọn lửa
Câu 30: Để bảo vệ môi trường không khí trong lành cần:
A. Sử dụng năng lượng hợp lí, tiết kiệm
C. Không xả rác bừa bãi
B. Bảo vệ và trồng cây xanh
D. Cả A, B, C
C. Phân môn: Vật lý (10 câu – 2,5 điểm)
Câu 31: Nhà Nam có một kính lúp, hành động nào sau đây khi bảo vệ kính lúp của Nam là sai?
A. Lau chùi bằng khăn mềm.
C. Để kính ở chậu cây tiện cho những lần sử dụng
B. Cất kính vào hộp kín.
D. Dùng xong rửa kính bằng nước sạch.
Câu 32: Kính lúp cầm tay có tác dụng khi quan sát các vật nhỏ :
A. Nhìn vật xa hơn
C. Phóng to ảnh của một vật
B. Làm ảnh của vật nhỏ hơn
D. Không thay đổi kích thước của ảnh
Câu 33: Tấm kính dùng làm kính lúp có:
A. Phần rìa dày hơn phần giữa
C. Có hai mặt phẳng
B. Có phần rìa mỏng hơn phần giữa
D. Có phần giữa bị lõm.
Câu 34: Đơn vị đô độ dài hợp pháp ở nước ta là:
A. mm
C. km
B. cm
D. m
Câu 35: Từ hình vẽ, hãy xác định chiều dài của khối hộp?
A. 3cm
B. 4cm
C. 2cm
D. 5cm
Câu 36: Đo chiều dài của chiếc bút chì theo cách nào sau đây là hợp lí nhất?
Câu 37: Một hộp sữa có ghi 900g. 900g chỉ?
A. Khối lượng của cả hộp sữa
C. Khối lượng của sữa trong hộp
B. Khối lượng của vỏ hộp sữa
D. Khối lượng hộp sữa là 900g
Câu 38: Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta là:
A. gam
C. Tạ
B. Kilogam
D. Tấn
Câu 39: Thao tác nào là sai khi dùng cân đồng hồ?
A. Đặt vật cân bằng trên đĩa cân
C. Đọc kết quả khi cân khi đã ổn định
B. Đặt mắt vuông góc với mặt đồng hồ
D. Đặt cân trên bề mặt không bằng phẳng
Câu 40: Để đo thời gian chạy ngắn 100m ta sử dụng đồng hồ nào để đo là hợp lí nhất ?
A. Đồng hồ đeo tay
C. Đồng hồ điện tử
B. Đồng hồ quả lắc.
D. Đồng hồ bấm giây
3. Đáp án đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức số 1
Phân môn | Mỗi câu đúng 0,25 điểm | |||||||||
Sinh học | 1.C | 2.A | 3.A | 4.A | 5.C | 6.A | 7.D | 8.A | 9.C | 10.A |
11.D | 12.D | 13.B | 14.D | 15.D | 16.C | 17.A | 18.B | 19.C | 20.C | |
Hóa học | 21.B | 22.D | 23.C | 24.C | 25.B | 26.A | 27.C | 28.D | 29.D | 30.D |
Vật Lý | 31.C | 32.C | 33.B | 34.D | 35.A | 36.B | 37.C | 38.B | 39.D | 40.D |
II. Đề thi giữa kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2023 số 2
1. Ma trận Đề thi giữa kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2023
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM 2023-2024
Môn: KHTN 6
Thời gian: 90 phút
Nội dung kiến thức | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Tổng cộng | |||
TN | TL | TN | TL | TN | TL |
| |
1. Mở đầu môn KHTN
| - Vật sống và vật không sống. - Đo chiều dài | - Các lĩnh vực của KHTN - Đo thời gian. | Vận dụng cách đo chiều dài |
| |||
Số câu: Số điểm: Tỷ lệ: % | 2 0,5 5% |
| 2 0,5 5% |
| 1 2,0 20% | 5 3,0 30% | |
2. Chất quanh ta | Oxygen- không khí | - Sự đa dạng của chất - Sự chuyển thể của chất. |
|
| |||
Số câu: Số điểm: Tỷ lệ: % | 1 0,25 2,5% |
| 2 0,5 5% |
|
|
| 3 0,75 7,5% |
3. Hỗn hợp - Tách chất ra khỏi hỗn hợp | Hỗn hợp các chất. | Tách chất khỏi hỗn hợp. |
|
| |||
Số câu: Số điểm: Tỷ lệ: % | 1 0,25 2,5% |
|
| 1 2,0 20% |
|
| 2 2,25 22,5% |
4. Tế bào | - Cấu tạo và chức năng các thành phần tế bào. - Sự lớn lên và sinh sản của tế bào. |
|
|
| |||
Số câu: Số điểm: Tỷ lệ: % | 2 0,5 5% | 1 3,0 30% |
|
|
|
| 3 3,5 35% |
5. Từ tế bào đến cơ quan | Tổ chức cơ thể đa bào. |
|
|
| |||
Số câu: Số điểm: Tỷ lệ: % | 2 0,5 5% |
|
|
|
|
| 2 0,5 5% |
Tổng các mục: Số câu: Số điểm: Tỷ lệ: % | 8 2,0 20% | 1 3,0 30 | 4 1,0 10 | 1 2,0 20 | 1 2,0 20% | 15 10 100% | |
Tổng số: Số câu: Số điểm: Tỷ lệ: % | 9 5,0 50% | 5 3,0 30% | 1 2,0 20% | 15 10 100% |
2. Đề thi giữa kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2023 số 2
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024
Môn: KHTN 6
Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian phát đề)
I. Trắc nghiệm: ( 3,0 điểm)
Khoanh tròn vào câu trả lời mà em cho là đúng nhất trong các câu dưới đây:
Câu 1: Dự báo thời tiết thuộc lĩnh vực nào của KHTN?
A. Hóa học. B. Sinh học. C. Thiên văn học. D. Khoa học Trái đất
Câu 2: Vật nào sau đây là vật không sống?
A. Con ong. B. Cây đậu. C. Viên gạch. D. Vi khuẩn
Câu 3: Đâu là tính chất hóa học của chất?
A. Đường tan vào nước. B. Kem chảy lỏng khi để ngoài nắng.
C. Muối ăn tan trong nước. D. Đường bị đốt cháy thành màu đen ( cacbon)
Câu 4: Thế nào sự đông đặc?
- Quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
- Quá trình chất chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
- Quá trình chất chuyển từ thể hơi sang thể lỏng.
- Quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây về Oxygen là không đúng?
A. Oxygen không màu, không mùi. B. Oxygen không tan trong nước.
C. Oxygen cần thiết cho sự sống. D. Oxygen cần cho sự đốt cháy nhiên liệu.
Câu 6: Để đo thời gian của vận động viên chạy 400 m , dùng loại đồng hồ nào thích hợp nhất?
A. Đồng hồ treo tường. B. Đồng hồ cát.
C. Đồng hồ đeo tay. D. Đồng hồ bấm giây.
Câu 7: Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta là:
A. Giờ. B. Giây. C. Ngày. D. Tuần
Câu 8: Trong sơ đồ sau: Muối ăn → nước → nước muối. Hãy xác định, thành phần nào là dung dịch?
A. Nước muối. B. Muối ăn. C. Nước. D. Câu A và C
Câu 9: Tế bào có 3 thành phần cơ bản là:
A. Màng tế bào, ti thể và nhân. B. Màng tế bào, chất tế bào và lục lạp.
C. Chất tế bào, lục lạp và nhân. D. Màng tế bào, chất tế bào và nhân.
Câu 10: Một tế bào trưởng thành tiến hành phân chia 3 lần, số tế bào con tạo thành là?
A. 4 tế bào. B. 6 tế bào. C. 8 tế bào. D. 10 tế bào.
Câu 11: Các câp tổ chức của cơ thể đa bào lần lượt là:
- Mô → Tế bào → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể.
- Tế bào → Mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể.
- Tế bào → cơ quan → Mô → hệ cơ quan → cơ thể.
- Cơ thể → hệ cơ quan → cơ quan → Mô → Tế bào.
Câu 12: Mô là gì?
A. Gồm nhiều tế bào có cấu tạo giống nhau. C. Gồm 1 tế bào có cấu tạo giống nhau.
C. Gồm nhiều tế bào có cấu tạo khác nhau. D. Gồm 1 tế bào có cấu tạo khác nhau.
II. Tự luận: (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm) Một bạn học sinh tiến hành đo chiều dài của quyển sách KHTN 6, kết quả 3 lần đo như sau: l1 = 23,5 cm, l2 = 23,3 cm, l3 = 23 cm. Tính chiều dài trung bình của quyển sách?
Câu 2: (2,0 điểm) Có một mẫu muối ăn lẫn cát. Em hãy trình bày phương pháp tách muối khỏi cát?
Câu 3: (3, 0 điểm) Cấu tạo của tế bào gồm mấy thành phần? nêu chức năng của từng thành phần?
3. Đáo án đề thi giữa kì 1 môn KHTN 6 năm 2023 số 2
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. Trắc nghiệm:( 3,0 điểm)
Mỗi câu khoanh đúng được 0,25 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đ/A | D | C | D | A | B | D | B | A | D | C | B | A |
II. Tự luận:( 7,0 điểm)
Câu | Đáp án | Biểu điểm |
Câu 1
2,0 điểm | - Tổng chiều dài 3 lần đo là: l1 + l2 + l3 = 23,5 + 23,3 + 23 = 69,8 cm | 1,0 |
- Chiều dài trung của quyển sách KHTN là: 69,8 = 23,3 cm 3 | 1,0 | |
Câu 2 2,0 điểm | - Phương pháp tách muối ăn khỏi cát: | |
+ Hòa tan muối vào trong nước. | 0,5 | |
+ Lọc lấy nước từ hỗn hợp nước muối lẫn cát: Dùng phễu hoặc giấy lọc. | 0,75 | |
+ Cô cạn: cho nước bay hơi và thu được muối ăn. | 0,75 | |
Câu 3 3,0 điểm | - Cấu tạo của tế bào gồm : 3 thành phần cơ bản. | 0,75 |
- Chức năng từng thành phần: | ||
+ Màng tế bào: tham gia trao đổi chất giữa tế và môi trường. | 0,75 | |
+ Tế bào chất: Thực hiện trao đổi chất diễn ra trong chất tế bào. | 0,75 | |
+ Nhân hoặc vùng nhân: Điều khiển các hoạt động sống của tế bào. | 0,75 |
III. Đề thi giữa kì 1 KHTN 6 Kết nối tri thức năm 2023 số 3
I. Trắc nghiệm: ( 3,0 điểm)
Khoanh tròn vào câu trả lời mà em cho là đúng nhất trong các câu dưới đây:
Câu 1: Khoa học tự nhiên không bao gồm lĩnh vực nào?
A. Vật lí học. B. Hóa học và sinh học.
Khoa học Trái đát và Thiên văn học. D. Lịchsử loài người.
C. Câu 2: Để đo thời gian người ta thường dùng dụng cụ nào?
A. Thước đo. B. Cân đồng hồ. C. Đồng hồ. D. Ti vi
Câu 3: Khi đo độ dài của vật, người ta chọn thước đo:
A. Có GHĐ lớn hơn chiều dài cần đo và có ĐCNN thích hợp.
B. Có GHĐ lớn hơn chiều dài cần đo và không cần chú ý đến ĐCNN của thước.
C. Thước đo nào cũng được.
D. Thước có GHĐ nhỏ hơn chiều dài của vật vì có thể đo nhiều lần.
Câu 4: Vật nào sau đây là vật sống?
A.Cây cầu. B. Con sư tử. C. Bánh mì. D. Hòn đá.
Câu 5: Khí Oxygen chiếm bao nhiêu phần trăm (%) thể tích trong không khí?
A. 1%. B. 21%. C.78%. D. 35%.
Câu 6: Thế nào sự ngưng tụ?
A. Quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
B. Quá trình chất chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
C. Quá trình chất chuyển từ thể hơi sang thể lỏng.
D. Quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.
Câu 7: Sự biến đổi của một chất tạo ra chất mới thể hiện tính chất:
A. Tính chất vật lí. B. Tính chất hóa học.
C. Tính dễ biến đổi của chất. D. Tính chịu nhiệt của chất.
Câu 8: Chất ......................... chỉ có 1 chất duy nhất.
A. Chất tinh khiết. B. Hỗn hợp. C.Huyền phù. D. Nhũ tương.
Câu 9: Tế bào nhân thực khác tế bào nhân sơ ở chỗ:
A. Có màng tế bào. B. Có tế bào chất.
C. Có nhân. D. Có nhân hoàn chỉnh.
Câu 10: Thành phần chỉ có ở tế bào thực vật:
A. Màng tế bào. B. Lục lạp . C. Nhân. D. Chất tế bào.
Câu 11: Cơ thể đa bào được cấu tạo từ:
A. Từ một tế bào. B. Từ một số tế bào.
C. Từ 2 tế bào trở lên. D. Từ nhiều tế bào.
Câu 12: Cấp tổ chức cơ thể cao nhất là:
A. Cơ thể. B. Hệ cơ quan . C. Cơ quan. D. Mô.
II: Tự luận: ( 7,0 đểm)
Câu 1: ( 3,0 điểm):
a/ Một tế bào ở mô phân sinh, phân chia liên tiếp 5 lần. Tính số tế bào con được tạo thành?
b/ Cho biết ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của tế bào?
Câu 2: ( 2,0 điểm) Để đo diện tích của một vườn cỏ có kích thước 25 x 30 (m). Nếu trong tay em có hai chiếc thước: một thước gấp có giới hạn đo (GHĐ) 2m và một thước cuộn có GHĐ 20 m. Em sẽ dùng thước nào để cho kết quả đo chính xác hơn? Vì sao?
Câu 3: ( 2,0 điểm) Hãy nêu một số cách tách chất mà em biết?
3.1. Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 môn KHTN 6 Kết nối tri thức số 3
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. Trắc nghiệm:( 3,0 điểm)
Mỗi câu khoanh đúng được 0,25 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đ/A | D | C | A | B | B | C | B | A | D | B | D | A |
II. Tự luận:( 7,0 điểm)
Câu | Đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 3,0 điểm | - Số tế bào con được tạo thành: | |
+ 1 tb phân chia 1 lần tạo thành 2 tb con: 21 = 2 tb con | 0,5 | |
+ Tb phân chia 5 lần: 25 = 32 tb con. | 1,5 | |
- Ý nghĩa sự lớn lên và sinh sản của tế bào: | ||
Sự sinh sản của tế bào làm tăng kích thước và số lượng tế bào, giúp cơ thể lớn lên và phát triển. | 1,0 | |
Câu 2 2,0 điểm | - Em sẽ dùng thước cuộn để có kết quả đo chính xác hơn, vì: | 0,5 |
- Thước cuộn có GHĐ 20m nên ta chỉ cần dùng tối đa hai lần cho mỗi cạnh của vườn cỏ. | 0,75 | |
- Thước gấp có GHĐ 2m thì phải đo nhiều lần làm phép đo bị sai số càng lớn. | 0,75 | |
Câu 3 2,0 điểm | Một số cách tách chất: | |
+ Lắng: Tách các chất rắ lơ lửng năng hơn ra khỏi chất chất nhẹ hơn. | 0,5 | |
+ Lọc: Tách chất rắn không tan ra khỏi chất lỏng | 0,5 | |
+ Cô Cạn: Tách các chất khó bay hơi ra khỏi chất dễ bay hơi. | 0,5 | |
+ Chiết: Tách các chất lỏng không tan ra khỏi nhau. | 0,5 |
...............
Tải Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống về máy để xem đầy đủ nội dung
Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Milky Way
- Ngày:
Top 8 Đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2023-2024
20/10/2021 2:24:00 CHGợi ý cho bạn
-
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 9 môn Công nghệ (3 bộ sách mới)
-
Mẫu nhận xét môn Toán theo thông tư 22 2024
-
Đáp án trắc nghiệm tập huấn sách Cánh Diều lớp 11 môn Giáo dục thể chất
-
(Cực đẹp) Mẫu thư khen học sinh tiểu học 2024
-
Bộ câu hỏi ôn thi Rung Chuông Vàng Trung học cơ sở 2024 có đáp án
-
10 File PPT chủ đề 20/10 năm 2024 hay nhất
-
Thể lệ cuộc thi Vì An toàn giao thông Thủ đô 2024
-
Phương pháp giáo dục của môn đạo đức cần đáp ứng những yêu cầu gì?
-
Tài liệu tập huấn môn Hoạt động trải nghiệm 8 bộ Cánh Diều
-
Phiếu góp ý Sách giáo khoa lớp 9 (Đủ 12 môn) 2024-2025
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Dành cho giáo viên
15 Biện pháp xây dựng nề nếp lớp học dành cho giáo viên tiểu học
Tuyển tập thơ chủ đề gia đình cho bé hay nhất
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 5 môn Tiếng Việt (3 bộ sách)
(Bản 1) Phụ lục 1, 3 Hoạt động trải nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trong chương trình giáo dục phổ thông môn toán 2018, năng lực giải quyết vấn đề toán học không gắn với biểu hiện nào sau đây?
Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Toán 4 Cánh Diều