Phương pháp giáo dục của môn đạo đức cần đáp ứng những yêu cầu gì?

Phương pháp giáo dục của môn đạo đức cần đáp ứng những yêu cầu gì?. Đây là câu hỏi trong tập huấn mô đun 4: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học. Để giải đáp được câu hỏi này mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Hướng dẫn trả lời chỉ mang tính chất tham khảo, các thầy cô chỉ nên lấy ý tưởng viết vào bài làm của mình, để đạt được kết quả cao nhất trong tập huấn module 4.

1. Yêu cầu về năng lực của giáo viên dạy môn đạo đức

Từ nội dung chương trình môn học và từ chuẩn nghề nghiệp giáo viên mới cho thấy, để dạy học môn Đạo đức có hiệu quả giáo viên phải có các năng lực sau đây

  • Năng lực dạy học theo các chủ đề đạo đức;
  • Năng lực giáo dục đạo đức cho học sinh qua dạy học môn học;
  • Năng lực dạy học tích hợp: Tích hợp nội dung dạy học với nội dung giáo dục và rèn luyện kỹ năng hành vi đạo đức cho học sinh;
  • Năng lực dạy học trải nghiệm và dạy học theo chủ đề đạo đức để củng cố kiến thức về chuẩn mực đạo đức và rèn luyện thái độ, kỹ năng hành vi đạt được ở học sinh;
  • Năng lực dạy học phân hóa: Dựa vào đặc điểm và tính cách của từng học sinh, giáo viên tôn trọng và tạo ra sự khác biệt ở mỗi học sinh;
  • Năng lực đánh giá kết quả dạy học đạt được ở học sinh.

2. Phương pháp giáo dục của môn Đạo đức cần đáp ứng những yêu cầu gì?

Phương pháp giáo dục của môn Đạo đức cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Phương pháp giáo dục của môn Đạo đức cần đáp ứng những yêu cầu gì?
  • Phương pháp giáo dục môn Đạo đức cần đảm bảo tính toàn diện, không chỉ tập trung vào khía cạnh lý thuyết mà còn phải kết hợp với thực tiễn vì đạo đức là một môn học đời sống có tính ứng dụng rất cao.
  • Đáp ứng yêu cầu về độ tuổi và trình độ học vấn của học sinh.
  • Tạo ra một môi trường học tập tốt, thân thiện và khuyến khích học sinh tham gia tích cực vào quá trình học tập.
  • Áp dụng các phương pháp giảng dạy đa dạng, linh hoạt để phù hợp với nhu cầu và phong cách học tập của học sinh.
  • Đảm bảo tính ứng dụng của kiến thức đạo đức vào thực tế cuộc sống của học sinh.
  • Tạo các hoạt động thực tế để giúp học sinh áp dụng kiến thức đạo đức vào thực tế cuộc sống.
  • Đưa ra các tình huống thực tế để giúp học sinh phát triển khả năng giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định đúng đắn.
  • Tập trung vào việc phát triển kỹ năng mềm cho học sinh, như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác và kỹ năng lãnh đạo.
  • Đảm bảo tính đa dạng và bao quát của nội dung đạo đức để tránh việc chủ quan hoá nội dung giáo dục đạo đức.

3. Phương pháp giáo dục của môn Đạo đức cần đáp ứng những yêu cầu gì? Theo Thầy/ Cô, quy định của Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đối với chương trình môn Đạo đức về yêu cầu cần đạt về phương pháp sẽ được thể hiện như thế nào?

Trả lời

Phương pháp giáo dục của môn Đạo đức cần tích cực hoá hoạt động của học sinh.

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đối với chương trình môn Đạo đức về yêu cầu cần đạt về phương pháp cụ thể là:

- Chú trọng tổ chức, hướng dẫn các hoạt động để học sinh khám phá, phân tích, khai thác thông tin, xử lí tình huống thực tiễn, trường hợp điển hình; tăng cường sử dụng các thông tin, tình huống, trường hợp của thực tế cuộc sống xung quanh, gần gũi với đời sống học sinh trong việc phân tích, đối chiếu, minh hoạ để các bài học vừa có sức hấp dẫn, vừa nhẹ nhàng, hiệu quả; coi trọng tổ chức các hoạt động trải nghiệm để học sinh tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới, phát triển kĩ năng và thái độ tích cực, trên cơ sơ đó hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực của người công dân tương lai.

- Kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học hiện đại theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học; tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù của môn học như: giải quyết vấn đề, phân tích trường hợp điển hình kết hợp nêu những tấm gương công dân tiêu biểu; xử lí tình huống có tính thời sự về đạo đức, pháp luật và kinh tế trong cuộc sống hằng ngày; thảo luận nhóm; đóng vai; dự án;...

- Kết hợp các hình thức dạy học theo hướng linh hoạt, phù hợp, hiệu quả: dạy học theo lớp, theo nhóm và cá nhân; dạy học ở trong lớp và ở ngoài lớp, ngoài khuôn viên nhà trường; tăng cường thực hành, rèn luyện kĩ năng trong các tình huống cụ thể của đời sống; tích cực sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại nhằm đa dạng, cập nhật thông tin, tạo hứng thú cho học sinh.

- Phối hợp giáo dục trong nhà trường với giáo dục ở gia đình và xã hội.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi Phương pháp giáo dục của môn đạo đức cần đáp ứng những yêu cầu gì? Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
1 3.903
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi