Gợi ý đáp án tự luận Mô đun 2 môn Khoa học tự nhiên THCS

Gợi ý đáp án tự luận Mô đun 2 môn Khoa học tự nhiên THCS gợi ý trả lời các câu hỏi tự luận môn Toán cấp Trung học phổ thông là tài liệu hữu ích để các thây cô hoàn thiện bài kiểm tra cuối khóa tập huấn của mình.

Đáp án Mô đun 2 môn Khoa học tự nhiên THCS

Câu 1. Ngoài các phương pháp dạy học đã được giới thiệu trong Những vấn đề chung về phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực quý Thầy/Cô còn biết các phương pháp dạy học nào khác để phát triển phẩm chất và năng lực trong môn Khoa học tự nhiên?

Trả lời: Để phát triển năng lực phẩm chất trong dạy học môn KHTN ngoài 4 phương pháp chủ đạo trên còn có các phương pháp khác là:

1. Phương pháp trực quan.

2. Phương pháp thuyết trình (thông qua làm việc nhóm).

3. Phương pháp dạy học nhóm.

4. Phương pháp đóng vai.

5. Phương pháp trò chơi.

6. Phương pháp bàn tay nặn bột.

7. Phương pháp dạy theo góc.

Câu 2. Hãy cho ví dụ minh hoạ về mối quan hệ giữa yêu cầu cần đạt với nội dung dạy học, PP và KTDH của một chủ đề trong môn Khoa học tự nhiên ở THCS.

Có thể trình bày thông tin dưới dạng bảng gợi ý sau:

Lớp:................. Chủ đề:....................
Yêu cầu cần đạtNăng lực Toán họcNội dungPP và KTDH

Trả lời:

Chủ đề. SỰ LỚN LÊN VÀ PHÂN CHIA CỦA TẾ BÀO (KHTN6)

(Thời lượng: 02 tiết)

Yêu cầu cần đạtNăng lực khoa học tự nhiênNội dungPhương pháp kĩ thuật dạy học

- Dựa vào sơ đồ, nhận biết được sự lớn lên và sinh sản của tế bào (từ 1 tế bào → 2 tế bào → 4 tế bào ... → n tế bào). KHTN.1.1

Nhận thức về KHTN

- Nhận biết được sự lớn lên của tế bào.

- Mô tả được sự lớn lên của tế bào nhờ trao đổi chất.

- Dạy học trực quan (sử dụng tranh ảnh)

- Kĩ thuật dạy học: Động não - Công não.

- Nêu được ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của tế bào. KHTN.2.1

Tìm hiểu KHTN

- Nêu được các bước đơn giản phân chia tế bào thực vật và tế bào động vật.

- Nêu được ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của tế bào.

- Dạy học trực quan (sử dụng tranh ảnh)

- Kĩ thuật dạy học: Động não - Công não.

Vận dụng kiến thức kỹ năng

Câu 3. Chia sẻ kinh nghiệm sử dụng của các PP, KTDH vừa tìm hiểu ở trên trong thực tiễn nhà trường của thầy/cô.

- Phương pháp dạy học: Giải quyết vấn đề, dạy học theo dự án, dạy học trực quan, dạy học thực hành, ...

- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật động não,...

Trả lời:

Chủ đề. SỰ LỚN LÊN VÀ PHÂN CHIA CỦA TẾ BÀO (KHTN6)

(Thời lượng: 02 tiết)

Hoạt động 1: Khởi động. (10 phút)

1. Mục tiêu của hoạt động:

- Học sinh nêu được những kiến thức ở cấp tiểu học.

(Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay ... kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới).

2. Tổ chức hoạt động:

- Chuẩn bị: Tranh hình 9.1; Hình 9.2.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV cho HS quan sát tranh Hình 9.1 và nhớ lại kiến thức KHTN ở tiểu học, sau đó trả lời câu hỏi:

- Học sinh làm việc cá nhân: Quan sát Hình 9.1 và trả lời các câu hỏi:

Gợi ý đáp án tự luận Mô đun 2 môn Khoa học tự nhiên THCS

Ghi tên hình và chú thích hình 9.2 dưới đây:

Đáp án tham khảo Mô đun 2 môn Khoa học tự nhiên THCS

* HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- Suy nghĩ tìm ra câu trả lời.

- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: HS trả lời câu hỏi.

* Sản phẩm học tập:

* Trường hợp 1: trả lời đúng:

- Đặt tên cho tranh:

+ Giai đoạn mang thai;

+ Giai đoạn sơ sinh;

+ Giai đoạn phát triển;

Em bé lớn lên được là nhờ sự lớn lên và sự phân chia của tế bào.

- Chú thích hình: tên Hình 9.2. sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật

1. Thành tế bào; 2. Màng sinh chất; 3. Tế bào chất; 4. Nhân; 5. Không bào; 6. Lục lạp.

* Trường hợp 2: trả lời chưa đúng:

- Đặt tên cho tranh:

+ Giai đoạn bé ở trong bụng;

+ Giai đoạn bé tập bò;

+ Giai đoạn bé tập đi;

Tài vì em bé dùng sữa mẹ ...

- Chú thích hình: Tên Hình 9.2: Tế bào; chú thích các thành phần không đúng.

* Phương án đánh giá:

GV đánh giá qua câu trả lời của học sinh.

(HS có nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới).

Hoạt động 2. Tìm hiểu sự lớn lên của tế bào. (35 phút)

1. Mục tiêu của hoạt động: KHTN.1.1; TC.1.1; NA.1.1; TN.1.1.

2. Tổ chức hoạt động:

- Chuẩn bị:

+ Tranh Hình 9.3A; phiếu học tập số 1.

+ GV chia làm 6 nhóm; mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư ký; ...

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV sử dụng dạy học trực quan, kĩ thuật động não-công não, hình thức làm việc nhóm.

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 9.3B hoàn thành phiếu học tập số 1.

* HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS làm việc theo nhóm:

+ Phân công nhóm trưởng, thư ký

+ Thảo luận ghi lại kết quả vào phiếu học tập.

+ Báo cáo kết quả.

+ Theo dõi các nhóm báo cáo và nhận xét.

Đáp án Mô đun 2 môn Khoa học tự nhiên THCS

Phiếu học tập số 1

Câu hỏiTrả lời

1. Quan sát hình 9.3A, mô tả sự thay đổi của tế bào từ hình 1--> 2 --> 3?

1. ...................................

2 ....................................

3 ....................................

2. Tế bào lớn lên như thế nào?

..................................

...................................

3. Nhờ đâu tế bào lớn lên được?

....................................

.....................................

* Sản phẩm học tập:

Phiếu học tập số 1

Câu hỏiTrả lời

1. Quan sát hình 9.3A, mô tả sự thay đổi của tế bào từ hình 1--> 2 --> 3?

1. Tế bào non, kích thước nhỏ.

2,3. Tế bào tăng về thích thước và khối lượng

2. Tế bào lớn lên như thế nào?

Sự lớn lên của tế bào là quá trình tế bào tăng lên về kích thước, khối lượng.

3. Nhờ đâu tế bào lớn lên được?

Tế bào lớn lên nhờ quá trình trao đổi chất.

Từ phiếu học tập học sinh hoàn thiện nội dung:

--> Sự lớn lên của tế bào.

Tế bào non có kích thước bé, nhờ quá trình trao đổi chất chúng lớn dần lên thành tế bào trưởng thành.

* Phương án đánh giá:

GV đánh giá phần trả lời phiếu học tập số 1.

Câu 4. Đề xuất những cải tiến để áp dụng các PP, KTDH này nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh.

Trả lời:

- Bản thân giáo viên chưa học hỏi được nhiều từ nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về phương pháp dạy học phát triển năng lực.

- Cần làm nổi bật được đặc trưng của phương pháp dạy học phát triển năng lực (chung,đặc thù môn học)? Vận dụng chúng như thế nào? Đánh giá ra sao?

- Cần hướng dẫn cụ thể về kế hoạch dạy học bài nhất là mã hóa yêu cầu cần đạt.

- Cần sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp như: học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngoài lớp...

- Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã qui định. Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiết với nội dung học và phù hợp với đối tượng học sinh. Tích cực vận dụng CNTT trong dạy học.

- Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn...

- Chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới... Định hướng cho học sinh cách tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen… để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo.

- Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trở thành môi trường giao tiếp GV - HS và HS - HS nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung.

- Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai xót (tạo điều kiện để học sinh tự bộc lộ, tự thể hiện, tự đánh giá)

- Cải tiến phương pháp dạy truyền thống.

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực không đồng nghĩa với việc phải loại bỏ đi phương pháp dạy truyền thống như đàm thoại, dạy học thuyết trình hay luyện tập, mà điều cần làm chính là cải tiến chúng, để hạn chế các nhược điểm và nâng cao hiệu quả trong việc giảng dạy.Cải tiến phương pháp truyền thống để hạn chế nhược điểm và giúp việc giảng dạy trở nên hiệu quả hơn. Muốn phương pháp dạy học này mang lại hiệu quả, giáo viên cần phải nắm rõ yêu cầu và sử dụng thành thạo kỹ thuật ở khâu chuẩn bị cho đến việc giảng dạy trên lớp. Ngoài ra, cần nâng cao kỹ thuật đặt câu hỏi, cách xử lý các câu trả lời ở trong đàm thoại và kỹ thuật làm mẫu ở trong luyện tập.Bên cạnh việc cải tiến cũng nên kết hợp giữa dạy học truyền thống và phương pháp dạy mới, nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của các em học sinh.

- Kết hợp nhiều phương pháp: Để nâng cao hiệu quả học tập và tăng tính tích cực của học sinh, việc kết hợp nhiều phương pháp dạy học là biện pháp vô cùng cần thiết. Bên cạnh dạy học toàn lớp, giáo viên có thể kết hợp, sử dụng phương pháp dạy học cá nhân, dạy học nhóm.

- Sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực: Kỹ thuật dạy học chính là cách thức hành động của người trực tiếp giảng dạy và người học trong các tình huống thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Có rất nhiều kỹ thuật dạy học giúpphát huy tính tích cực của người học như “kỹ năng động não, tia chớp, bản đồ tư duy,…”

Câu 5. Quy trình lựa chọn và sử dụng PP, KTDH cho một chủ đề (bài học) trong môn Khoa học tự nhiên ở THCS được giới thiệu trong Nội dung 3 có gì khác so với quy trình hiện nay quý thầy/cô đang thực hiện ở trường phổ thông?

Trả lời:

Quy trình lựa chọn và sử dụng PP, KTDH cho một chủ đề trong môn KHTN ở THCS khác so với PP, KTDH mà tôi đang thực hiện trong chương trình GDPT hiện nay.

Quy trinh lựa chọn và sử dụng PP, KTDH cho một chủ đề trong môn KHTN ở THCSQuy trình lựa chọn và sử dụng PP, KTDH mà tôi đang thực hiện trong chương trình GDPT hiện nay.

1.Việc lựa chọn và sử dụng PP, KTDH cho một chủ đề trong môn KHTN ở THCS dựa vào việc xác định mục tiêu dạy học như

- Xác định yêu cầu cần đạt tương ứng với chủ đề bài học.

- Xác định phẩm chất chủ yếu và năng lực hs

2. Tiến trình dạy học gồm 4 hoạt động:

- Hoạt động 1: Khởi động.

- Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.

- Hoạt động 3: Luyện tập.

- Hoạt động 4: Vận dụng.

3. Mỗi hoạt động có thể sử dụng phương pháp khác nhau, giúp học sinh khám phá kiến thức mới, nhằm phát triển năng lực phẩm chất học sinh.

· Vận dụng: HS vận dụng giải thích liên quan đến các vấn đề thực tiễn.

· Mở rộng: Giúp HS mở rộng kiến thức liên môn…

1. Việc lựa chọn và sử dụng PP, KTDH trong chương trình GDPT hiện nay

dựa vào việc xác định mục tiêu dạy học như:

Xác định yêu về kiến thức,kĩ năng, thái độ theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.

2. Tiến trình dạy học gồm 5 hoạt động

- Hoạt động 1: Khởi động

- Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

- Hoạt động 3: Củng cố luyện tập

- Hoạt động 4: Vận dụng

- Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng

3. Khởi động: GV thường cho HS đóng vai vào bài hoặc cho HS chơi trò chơi khởi động liên quan đến bài dạy

· Hình thành kiến thức đa số sử dụng phương pháp trực quan, thảo luận nhóm, thực hành, kĩ thuật động não

· Luyện tập thường sử dụng câu hỏi trắc nghiệm

· Vận dụng chỉ làm bài tập đơn giản

· Tìm tòi bài mới chưa phổ biến các kiến thức sâu rộng.

Câu 6. Thầy/cô dựa vào những tiêu chí đánh giá nào để lựa chọn, sử dụng PP, KTDH của một chủ đề trong môn Khoa học tự nhiên?

Trả lời:

Để đánh giá việc lựa chọn, sử dụng PP, KTDH của một chủ đề trong môn Khoa học tự nhiên tập rung vào 4 tiêu chí (dựa vào các tiêu chí trong công văn 5555)

- Tiêu chí 1: Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng.

- Tiêu chí 2: Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.

- Tiêu chí 3: Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của học sinh.

- Tiêu chí 4: Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh.

Câu 7. GV sử dụng PP, KTDH trong video minh hoạ có phù hợp không? Vì sao?

GV sử dụng PP và KTDH là phù hợp

Trả lời:

- Vì: GV thực hiện PP dạy học dự án lấy HS làm trung tâm; Chuổi hoạt động phù hợp với mục tiêu dạy học, bao quát lớp tốt. Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học, đồng thời GV thực hiện tốt các bước lên lớp

+ Bước 1: Nêu vấn đề và giao nhiệm vụ học tập

+ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

+ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận.

Câu 8. Phân tích ưu điểm và hạn chế của việc lựa chọn và sử dụng PP, KTDH trong hoạt động dạy học GV thực hiện trong video minh hoạ.

Trả lời:

* Ưu điểm:

- GV khởi động chủ đề bằng nhiệm vụ, tình huống hoặc câu hỏi nhận thức thực tiễn. HS đáp lại bằng sự huy động kiến thức, kĩ năng kinh nghiệm đã có nhưng chỉ có thể giải quyết một phần hoặc phỏng đoán được kết quả mà chưa lí giải được đầy đủ. Từ đó, HS xác định được vấn đề chính cần giải quyết, thiết lập được quan hệ giữa kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm đã có với kiến thức, kĩ năng mới, chưa biết để định hướng tìm tòi, khám phá.

- Thông qua chuỗi hoạt động khám phá kiến thức mới, HS tìm hiểu kiến thức mới thông qua các tư liệu học tập bằng kênh chữ/kênh hình/kênh tiếng; thông qua các hoạt động thí nghiệm… GV tổ chức cho HS gia công trí tuệ bằng các kĩ năng tiến trình, như: quan sát, thu thập, xử lí thông tin thông qua hoạt động phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, hệ thống hóa, khái quát hóa, ..... để giải quyết vấn đề chính của chủ đề.

- Trong hoạt động này, GV sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập với mục tiêu cụ thể, nhằm rèn luyện các kiến thức, kĩ năng cụ thể hướng HS đáp ứng năng lực hoặc thành phần năng lực đã xác định trong mục tiêu dạy học. Cần có những câu hỏi, bài tập gắn liền với thực tiễn để HS phát triển được thành phần vận dụng kiến thức kĩ năng đã học của năng lực khoa học tự nhiên.

- Hạn chế: Chưa có nhận xét đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
19 100.254
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm