Thông báo về việc chuyển trả trợ cấp thôi việc

Mẫu thông báo về việc chuyển trả trợ cấp thôi việc là mẫu bản thông báo được lập ra để thông báo về việc chuyển trả trợ cấp thôi việc cho người lao động. Mẫu thông báo nêu rõ thông tin người xin thôi việc, nội dung thông báo... Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu thông báo chuyển trả trợ cấp thôi việc tại đây.

1. Khi nào dùng Thông báo về việc chuyển trả trợ cấp thôi việc?

Mẫu thông báo về việc chuyển trả trợ cấp thôi việc là mẫu bản thông báo được lập ra để thông báo về việc chi hộ khoản trợ cấp thôi việc đối cho nhân viên trong thời gian làm việc tại Công ty.

2. Mẫu thông báo về việc chuyển trả trợ cấp thôi việc

Thông báo về việc chuyển trả trợ cấp thôi việc

Tên đơn vị:.......

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------

Số:....................

....., ngày..... tháng..... năm....

THÔNG BÁO
Về việc chuyển trả trợ cấp thôi việc

Kính gửi: Công ty ..........................

- Căn cứ Nghị định số .................. ngày...tháng...năm... của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về hợp đồng lao động;

- Căn cứ Thông tư số … của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ...

Ông (Bà): Nguyễn Văn A đã chấm dứt hợp đồng lao động ngày.... tháng.... năm....

(Thông báo hoặc Quyết định kèm theo).

Theo hồ sơ, Ông Nguyễn Văn A có thời gian làm việc tại Công ty B là ... năm (từ ngày.... tháng.... năm.... đến ngày.... tháng.... năm....).

Công ty chúng tôi đã chi hộ khoản trợ cấp thôi việc đối với thời gian làm việc tại Công ty

B với số tiền là:.............................. đồng. Đề nghị Công ty B chuyển trả số tiền trợ cấp thôi việc mà Công ty chúng tôi đã chi hộ theo số tài khoản............................./.

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu đơn vị.

Giám đốc hoặc thủ trưởng đơn vị
Ký tên, đóng dấu
(Ghi rõ họ và tên)

3. Các trường hợp NLĐ được trợ cấp thôi việc, mất việc

(1) NLĐ được nhận trợ cấp thôi việc trong các trường hợp sau đây:

Trường hợp 1: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 Bộ luật lao động 2019

Điều 46. Trợ cấp thôi việc

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.

- Trường hợp 2: Theo quy định tại Điều 41 Bộ luật lao động 2019

Điều 41. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

Sau khi được nhận lại làm việc, người lao động hoàn trả cho người sử dụng lao động các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của người sử dụng lao động.

Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước quy định tại khoản 2 Điều 36 của Bộ luật này thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này để chấm dứt hợp đồng lao động.

3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải trả theo quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

(2) NLĐ được nhận trợ cấp mất việc trong các trường hợp sau đây:

Trường hợp 1: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 47 Bộ luật lao động 2019

Điều 47. Trợ cấp mất việc làm

1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật này, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.

Trường hợp 2: Theo quy định tại Khoản 5 Điều 42 Bộ luật lao động 2019

Theo đó, trường hợp người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế mà không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm theo quy định.

Trên đây Hoatieu.vn đã giới thiệu tới các bạn Thông báo về việc chuyển trả trợ cấp thôi việc mới nhất 2021 sử dụng cho các trường hợp nhân viên hay cán bộ nghỉ việc và đủ điều kiện nhận trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật.

Mời các bạn tham khảo thêm tại mục Việc làm - Nhân sự trong phần biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
1 4.323
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo