Phương pháp kế toán công cụ dụng cụ theo Thông tư 133 - TK 153
Phương pháp kế toán công cụ dụng cụ theo Thông tư 133 - TK 153
hoatieu.vn xin giới thiệu tới các bạn "Phương pháp kế toán công cụ dụng cụ theo Thông tư 133 - TK 153" với mục đích giúp các bạn kế toán doanh nghiệp có thể nắm bắt kịp thời và đầy đủ các thay đổi của Thông tư 133/2016/TT-BTC. Mời các bạn cùng tham khảo để áp dụng cho doanh nghiệp của mình.
Phương pháp kế toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ngành công nghiệp theo Thông tư 133 - TK 154
Phương pháp hạch toán kế toán tài khoản tiền mặt theo thông tư 133 - TK 111
Phương pháp kế toán phải thu của khách hàng theo Thông tư 133 - TK 131
Phương pháp kế toán nguyên liệu vật liệu theo thông tư 133 - TK 152
Ngày 26/08/2016, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 133/2016/TT-BTC về việc hướng dẫn Chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa thay thế Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017.
Phương pháp kế toán công cụ dụng cụ theo Thông tư 133 – TK 153 như sau:
I. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
1. Mua công cụ, dụng cụ nhập kho, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ thì giá trị của công cụ, dụng cụ được phản ánh theo giá mua chưa có thuế GTGT, căn cứ vào hóa đơn, phiếu nhập kho và các chứng từ có liên quan, ghi:
Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ (giá chưa có thuế GTGT )
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (số thuế GTGT đầu vào) (1331)
Có các TK 111, 112, 141, 331,... (tổng giá thanh toán).
Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì giá trị công cụ, dụng cụ mua vào bao gồm cả thuế GTGT.
2. Trường hợp khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng bán nhận được sau khi mua công cụ, dụng cụ (kể cả các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế về bản chất làm giảm giá trị bên mua phải thanh toán) thì kế toán phải căn cứ vào tình hình biến động của công cụ, dụng cụ để phân bố số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua được hưởng dựa trên số công cụ, dụng cụ còn tồn kho hoặc số đã xuất dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh:
Nợ các TK 111, 112,331,....
Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ (nếu công cụ, dụng cụ còn tồn kho)
Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang (nếu công cụ, dụng cụ đã xuất dùng cho sản xuất kinh doanh)
Có TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh (nếu công cụ, dụng cụ đã xuất dùng cho hoạt động bán hàng, quản lý doanh nghiệp)
Có TK 242 – Chi phí trả trước (nếu công cụ dụng cụ đã xuất dùng nhưng chưa phân bổ hết vào chi phí sản xuất kinh doanh)
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán (nếu sản phẩm do công cụ, dụng cụ đó cấu thành đã được xác định là tiêu thụ trong kỳ)
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có).
3. Trả lại công cụ, dụng cụ đã mua cho người bán, ghi:
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán
Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ (giá trị công cụ, dụng cụ trả lại)
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) (thuế GTGT đầu vào của công cụ, dụng cụ trả lại cho người bán).
4. Phản ánh chiết khấu thanh toán được hưởng (nếu có), ghi:
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính, đ) Xuất công cụ, dụng cụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh:
– Nếu giá trị công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê liên quan đến một kỳ kế toán được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh một lần, ghi:
Nợ các TK 154, 642
Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ.
– Nếu giá trị công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê liên quan đến nhiều kỳ kế toán được phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh, ghi:
+ Khi xuất công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê, ghi:
Nợ TK 242 – Chi phí trả trước
Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ.
+ Khi phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ thuộc loại phân bổ nhiều lần cho từng kỳ kế toán, ghi:
Nợ các TK 154, 642,...(giá trị phân bổ dần của công cụ, dụng cụ xuất dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh)
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (giá trị phân bổ dần của công cụ, dụng cụ xuất dùng cho thuê)
Có TK 242 – Chi phí trả trước.
– Ghi nhận doanh thu về cho thuê công cụ, dụng cụ, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131
Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5113)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311 ).
– Nhận lại công cụ, dụng cụ cho thuê, ghi:
Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ
Có TK 242 – Chi phí trả trước (giá trị còn lại chưa tính vào chi phí).
5. Đối với công cụ, dụng cụ nhập khẩu:
– Khi nhập khẩu công cụ, dụng cụ, ghi:
Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ
Có TK 331 – Phải trả cho người bán
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312) (nếu thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu không được khấu trừ)
Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có).
Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)
Có TK 33381 – Thuế bảo vệ môi trường.
– Nếu thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312).
6. Khi kiểm kê phát hiện công cụ, dụng cụ thừa, thiếu, mất, hư hỏng, kế toán xử lý tương tự như đổi với nguyên vật liệu (xem TK 152).
7. Đối với công cụ, dụng cụ không cần dùng:
– Khi thanh lý, nhượng bán công cụ, dụng cụ kế toán phản ánh giá vốn ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ.
– Kế toán phản ánh doanh thu bán công cụ, dụng cụ ghi:
Nợ các TK111, 112, 131
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5118)
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
II. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
1. Đầu kỳ kế toán, kết chuyển trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ tồn kho đầu kỳ, ghi:
Nợ TK 611 – Mua hàng
Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ.
2. Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào kết quả kiểm kê xác định trị giá công cụ, dụng cụ tồn kho cuối kỳ, ghi:
Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ
Có TK 611 – Mua hàng.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Phùng Thị Kim Dung
- Ngày:
Phương pháp kế toán công cụ dụng cụ theo Thông tư 133 - TK 153
190 KB 27/09/2016 1:24:00 CHPhương pháp kế toán công cụ dụng cụ theo Thông tư 133 - TK 153 (tệp PDF)
10/01/2018 10:57:51 CH
Gợi ý cho bạn
-
Mẫu giấy biên nhận tiền mặt file Word viết tay mới nhất 2024
-
Quyết định bổ nhiệm kế toán 2024
-
Mẫu C2-05a/NS: Giấy nộp trả kinh phí 2024 mới nhất
-
Tờ khai thuế giá trị gia tăng mẫu 04/GTGT 2024 theo phương pháp trực tiếp
-
Mẫu Tờ khai thuế GTGT
-
Mẫu văn bản đề nghị hoàn thuế 2024 mới nhất
-
Mẫu C2-03/NS Giấy đề nghị thanh toán, tạm ứng trước
-
Mẫu C2-10/NS phiếu điều chỉnh số liệu ngân sách
-
Mẫu số C1- 01/NS lệnh thu ngân sách nhà nước 2024 mới nhất
-
Mẫu 07/ĐK-NPT-TNCN: Bản đăng ký người phụ thuộc 2024 mới nhất
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân 02/KK-TNCN 2024
Mẫu số S19-DNN: Sổ chi tiết các tài khoản
Thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi - Mẫu số 03-3B/TNDN
Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm hỗ trợ kê khai thuế HTKK 5.0.8
Mẫu thông báo về việc chuyển hồ sơ hoàn thuế sang diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến