Phương pháp kế toán chi phí quản lý kinh doanh theo Thông tư 133 - TK 642
Phương pháp kế toán chi phí quản lý kinh doanh theo Thông tư 133 - TK 642
Phương pháp kế toán chi phí quản lý kinh doanh theo Thông tư 133 - TK 642 là phương pháp kế toán được dùng để tính chi phí về quản lý kinh doanh của doanh nghiệp như tiền lương, chi phí cho nguyên vật liệu....... Mẫu được ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết về phương pháp kế toán chi phí quản lý kinh doanh tại đây.
Nguyên tắc và phương pháp kế toán thu nhập khác theo Thông tư 133 - TK 711
Phương pháp kế toán doanh thu hoạt động tài chính theo Thông tư 133 - TK 515
Phương pháp kế toán xây dựng cơ bản dở dang theo Thông tư 133 - TK 241
Phương pháp kế toán chi phí quản lý kinh doanh theo Thông tư 133 - TK 642
Ngày 26/08/2016, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 133/2016/TT-BTC về việc hướng dẫn Chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa thay thế Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017. hoatieu.vn xin giới thiệu tới bạn đọc về phương pháp kế toán chi phí quản lý kinh doanh - TK 642 để các bạn có thể hiểu rõ hơn về các phương pháp kế toán này.
Phương pháp kế toán chi phí quản lý kinh doanh theo Thông tư 133 - TK 642
1. Tiền lương, tiền công, phụ cấp và các khoản khác phải trả cho nhân viên bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động các khoản hỗ trợ khác (như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hưu trí tự nguyện...) của nhân viên phục vụ trực tiếp cho quá trình bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ, nhân viên quản lý doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh (TK cấp 2 phù hợp)
Có các TK 334, 338.
2 . Giá trị vật liệu xuất dùng, hoặc mua vào sử dụng ngay cho bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp như: xăng, dầu, mỡ để chạy xe, vật liệu dùng cho sửa chữa TSCĐ chung của doanh nghiệp,... ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh (TK cấp 2 phù hợp)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu được khấu trừ)
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Có các TK 111, 112, 242, 331,...
3. Trị giá dụng cụ, đồ dùng văn phòng xuất dùng hoặc mua về sử dụng ngay cho bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp không qua nhập kho được tính trực tiếp một lần vào chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh (TK cấp 2 phù hợp)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ
Có các TK 111, 112, 331,...
4. Trích khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý chung của doanh nghiệp, bộ phận bán hàng như: Nhà cửa, vật kiến trúc, kho tàng, thiết bị truyền dẫn,... ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh (TK cấp 2 phù hợp)
Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ.
5. Thuế môn bài, tiền thuê đất,... phải nộp Nhà nước, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh (6422)
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
6. Lệ phí giao thông, lệ phí qua cầu, phà phải nộp, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh (6422)
Có các TK 111, 112.
7. Kế toán dự phòng các khoản phải thu khó đòi khi lập Báo cáo tài chính:
– Trường hợp số dự phòng phải thu khó đòi phải trích lập kỳ này lớn hơn số đã trích lập từ kỳ trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh (6422)
Có TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293).
– Trường hợp số dự phòng phải thu khó đòi phải trích lập kỳ này nhỏ hơn số đã trích lập từ kỳ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:
Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293)
Có TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh (6422).
– Việc xác định thời gian quá hạn của khoản nợ phải thu được xác định là khó đòi phải trích lập dự phòng được căn cứ vào thời gian trả nợ gốc theo hợp đồng mua, bán ban đầu, không tính đến việc gia hạn nợ giữa các bên.
– Doanh nghiệp trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi đối với khoản cho vay, ký cược, ký quỹ, tạm ứng... được quyền nhận lại tương tự như đối với các khoản phải thu theo quy định của pháp luật.
8. Khi trích lập dự phòng phải trả cần lập cho hợp đồng có rủi ro lớn và dự phòng phải trả khác (trừ dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây dựng), ghi:
Nợ các TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh (TK 6422)
Có TK 352 – Dự phòng phải trả.
Trường hợp sổ dự phòng phải trả cần lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập ở cuối kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi:
Nợ TK 352 – Dự phòng phải trả
Có TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh (TK 6422).
9. Tiền điện thoại, điện, nước mua ngoài phải trả, chi phí sửa chữa TSCĐ dùng cho quản lý kinh doanh một lần với giá trị nhỏ, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh (6422)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 331, 335,...
10. Đối với chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phục vụ cho bán hàng, quản lý doanh nghiệp:
a. Khi chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thực tế phát sinh, ghi:
Nợ TK 2413 - Sửa chữa lớn TSCĐ
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có các TK 331, 111, 112, 152,...
b. Trường hợp sử dụng phương pháp trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ:
– Khi trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh (6422)
Có TK 335 – Chi phí phải trả (nếu việc sửa chữa đã thực hiện trong kỳ nhưng chưa nghiệm thu hoặc chưa có hóa đơn).
Có TK 352 – Dự phòng phải trả (Nếu đơn vị trích trước chi phí sửa chữa cho TSCĐ theo yêu cầu kỹ thuật phải bảo dưỡng, duy tu định kỳ).
– Kết chuyển chi phí SCL TSCĐ khi hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, ghi:
Nợ các TK 335, 352
Có TK 2413 – Sửa chữa lớn TSCĐ.
c. Trường hợp phân bổ dần chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, ghi:
– Kết chuyển chi phí SCL TSCĐ khi hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, ghi:
Nợ TK 242- Chi phí trả trước
Có TK 2413 – Sửa chữa lớn TSCĐ.
– Định kỳ, phân bổ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh
Có TK 242 – Chi phí trả trước.
11. Chi phí phát sinh về hội nghị, tiếp khách, chi cho lao động nữ, chi cho nghiên cứu, đào tạo, chi nộp phí tham gia hiệp hội và chi phí quản lý khác, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh (6422)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu được khấu trừ thuế)
Có các TK 111, 112, 331,...
12. Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ phải tính vào chi phí quản lý kinh doanh, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332).
13. Đối với sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng nội bộ sử dụng cho mục đích bán hàng, quản lý doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh (6422)
Có các TK 155, 156 (chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hóa).
14. Khi phát sinh các khoản ghi giảm chi phí bán hàng, chi phí doanh nghiệp, ghi:
Nợ các TK 111, 112
Có TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh (TK cấp 2 phù hợp).
15. Trường hợp sản phẩm, hàng hóa dùng để biếu, tặng
– Trường hợp sản phẩm, hàng hóa dùng để biếu, tặng cho khách hàng bên ngoài doanh nghiệp được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh (TK cấp 2 phù hợp)
Có các TK 155, 156.
Nếu phải kê khai thuế GTGT đầu ra, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp.
– Trường hợp sản phẩm, hàng hóa dùng để biếu, tặng cho cán bộ công nhân viên được trang trải bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi:
Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (tổng giá thanh toán)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).
Đồng thời ghi nhận giá vốn hàng bán đối với giá trị sản phẩm, hàng hoá, NVL dùng đế biếu, tặng công nhân viên và người lao động:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có các TK 155, 156.
16. Đối với sản phẩm, hàng hóa dùng để khuyến mại, quảng cáo
– Đối với hàng hóa mua vào hoặc sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra dùng để khuyến mại, quảng cáo:
+ Trường hợp xuất sản phẩm, hàng hóa để khuyến mại, quảng cáo không thu tiền, không kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh (6421) (chi phí sx sản phẩm, giá vốn hàng hoá)
Có các TK 155, 156
+ Trường hợp xuất hàng hóa để khuyến mại, quảng cáo nhưng khách hàng chỉ được nhận hàng khuyến mại, quảng cáo kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa (ví dụ như mua 2 sản phẩm được tặng 1 sản phẩm....) thì kế toán phản ánh giá trị hàng khuyến mại, quảng cáo vào giá vốn hàng bán (trường hợp này bản chất giao dịch là giảm giá hàng bán).
– Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động thương mại được nhận hàng hóa (không phải trả tiền) từ nhà sản xuất, nhà phân phối để quảng cáo, khuyến mại cho khách hàng mua hàng của nhà sản xuất, nhà phân phối:
+ Khi nhận hàng của nhà sản xuất (không phải trả tiền) dùng để khuyến mại, quảng cáo cho khách hàng, nhà phân phối phải theo dõi chi tiết số lượng hàng trong hệ thống quản trị nội bộ của mình và thuyết minh trên Bản thuyết minh Báo cáo tài chính đối với hàng nhận được và số hàng đã dùng để khuyến mại cho người mua (như hàng hóa nhận giữ hộ).
+ Khi hết chương trình khuyến mại, nếu không phải trả lại nhà sản xuất số hàng khuyến mại chưa sử dụng hết, kế toán ghi nhận thu nhập khác là giá trị số hàng khuyến mại không phải trả lại, ghi:
Nợ TK 156 – Hàng hoá (giá trị hợp lý)
Có TK 711 – Thu nhập khác.
17. Số tiền phải trả cho đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu về các khoản đã chi hộ liên quan đến hàng ủy thác xuất khẩu và phí ủy thác xuất khẩu, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh (6421)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3388).
18. Hoa hồng bán hàng bên giao đại lý phải trả cho bên nhận đại lý, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh (6421)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.
19. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí quản lý kinh doanh tính vào Tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Nguyễn Linh An
- Ngày:
Phương pháp kế toán chi phí quản lý kinh doanh theo Thông tư 133 - TK 642 (tệp PDF)
10/01/2018 10:57:51 CH
Gợi ý cho bạn
-
Mẫu C3-02/NS giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng trước vốn đầu tư
-
Mẫu 05/QTT-TNCN: Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân 2024 mới nhất
-
Tờ khai quyết toán phí, lệ phí Mẫu số 02/PH
-
Mẫu bảng kê thanh toán công tác phí mới nhất 2024
-
Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành mẫu 08a 2024
-
Mẫu giấy thanh toán tạm ứng: Mẫu 04-TT, Mẫu C42-BB
-
Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn 2024
-
Báo cáo tình hình tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
-
Mẫu quyết định thành lập hội đồng thanh lý tài sản 2024 mới cập nhật
-
Mẫu 03/GTGT: Tờ khai thuế giá trị gia tăng 2023
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến