Phiếu góp ý bản mẫu giáo khoa lớp 3 - Tất cả các môn năm học 2022-2023
Để bảo đảm chất lượng sách giáo khoa biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, đồng thời giúp giáo viên sớm tiếp cận với các bản mẫu sách giáo khoa lớp 3, Bộ GD-ĐT đang tổ chức cho giáo viên dạy học các môn học, hoạt động giáo dục tham gia góp ý các bản mẫu sách giáo khoa lớp 3 và lớp 7. Sau đây là Phiếu góp ý bản mẫu giáo khoa lớp 3 - Tất cả các môn gồm: Toán, Tiếng Việt, TNXH, Đạo Đức, Hoạt động trải nghiệm, Giáo dục thể chất, Âm nhạc, Mỹ thuật....
Phiếu góp ý bản mẫu sách giáo khoa lớp 3 chỉ mang tính chất tham khảo để các thầy cô lấy tư liệu góp ý SGK mới.
Biên bản góp ý sách giáo khoa lớp 3 năm học 2022-2023
Việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 3 cho năm học tới sẽ điều chỉnh ra sao là vấn đề nhận được sự quan tâm của thầy cô. Phiếu góp ý bản mẫu giáo khoa lớp 3 được lập ra xem các bộ sách giáo khoa mới được phê duyệt sử dụng trong năm học 2022-2023. Phiếu cần nêu ra những ưu điểm, nhược điểm của từng môn học và dựa vào đó sẽ có cách khắc phục tốt nhất, nhằm đảm bảo tinh giản, thiết thực, cập nhật và có tính kế thừa những ưu điểm của các bản sách giáo khoa hiện hành. Từ đó lựa chọn được các đầu SGK phù hợp nhất với đặc điểm học sinh, địa phương mình.
I. Phiếu góp ý bản mẫu giáo khoa lớp 3 bộ Kết nối tri thức - Đầy đủ các môn
TRƯỜNG TIỂU HỌC......... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| Độc lập-Tự do-Hạnh phúc |
PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 3
Năm học: 2022- 2023
STT | Tên sách
| Nhà xuất bản | Ưu điểm | Hạn chế | Ghi chú |
1 | Toán 3 (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) | Nhà xuất bản Giáodục Việt Nam | - Hình ảnh và màu sắc đẹp, phong phú. Font chữ phù hợp với HS. - Mạch kiến thức dàn trải từ dễ đến khó. Cấu trúc các bài tập hợp lí, logic. | - Một số bài có quá nhiều hình vẽ con vật, hoa quả,… gây rối mắt và mất tập trung của học sinh |
|
2 | Tiếng Việt 3(Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) | Nhà xuất bản Giáodục Việt Nam | - Sách trình bày đẹp, kênh hình, kênh chữ hấp dẫn. | - Kênh chữ của sách, lượng kiến thức cung cấp trong mỗi bài ở hoạt động "Đọc và mở rộng" quá cao so với học sinh. |
|
3 | Đạo đức 3 (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) | Nhà xuất bản Giáodục Việt Nam | - Đảm bảo đầy đủ kiến thức theo khung Chương trình Phổ thông 2018. - Các tiết học tách riêng biệt từng nội dung giáo dục cụ thể. - Các bài học đều được định hướng cho học sinh bằng khung mục tiêu của bài. - Trình tự bài học rõ ràng: + Học sinh được nghe kể + Quan sát tranh + Luyện tập + Vận dụng - Nội dung bài học Đạo đức được tích hợp với các phân môn khác như : Tiếng Việt - Phần ghi nhớ, tóm tắt, khắc sâu bài học, hành vi đạo đức bằng những bài thơ hay, dễ hiểu, gần gũi với cuộc sống - Nội dung bài học và chủ đề có mối liên hệ chặt chẽ. | - Một số bài màu nền đậm kênh chữ chưa rõ |
|
4 | Tự nhiên và Xã hội 3 (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) | Nhà xuất bản Giáodục Việt Nam | - SGK được trình bày hấp dẫn, kênh hình sinh động, có tính thẩm mĩ, tất cả đều có màu sắc tươi vui, làm tăng tính hấp dẫn cho HS ngay khi các em mở những trang sách đầu tiên. - Nội dung và hình ảnh minh họa cho các hoạt động trong từng bài học rõ ràng, phù hợp với lứa tuổi HS. - Sách có nhiều hoạt động thực hành, tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện kĩ năng và vận dụng kiến thức. - Có nhiều hoạt động thực hành tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức. - Cách sắp xếp các hoạt động trong bài học mới mẻ và khoa học với các mục “ Hãy cùng tìm hiểu”, “ Hãy cùng nhau”; Nội dung bài được chia thành các mục nhỏ theo tiến trình hoạt động: dạng bài học mới, dạng bài thực hành, dạng bài tập.
| - Nội dung có bài thể hiện khá dài. - Có nhiều câu hỏi hoặc yêu cầu cao trong 1 hoạt động. |
|
5 | Hoạt động trải nghiệm 3 (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) | Nhà xuất bản Giáodục Việt Nam | - Nội dung phù hợp với khung chương trình đã đưa ra. | Một số bài có hoạt động ở trường có thể thay bằng tranh ảnh thật. |
|
6 | Công nghệ 3 (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) | Nhà xuất bản Giáodục Việt Nam | - Không |
|
II. Phiếu góp ý bản mẫu giáo khoa lớp 3 bộ Kết nối tri thức và chân trời sáng tạo
PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 3
TRƯỜNG TIỂU HỌC...............
STT | Tên sách | Ưu điểm | Hạn chế | ||
I. MÔN TIẾNG VIỆT | |||||
1 | Kết nối tri thức với cuộc sống | + Cấu trúc SGK có đủ các thành phần cơ bản sau: phần chương hoặc chủ đề; bài học; giải thích thuật ngữ; mục lục. + SGK được trình bày hấp dẫn, cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, đảm bảo tính thẩm mĩ. + Tên các chủ điểm rất gợi mở và hấp dẫn. Nội dung gắn với đời sống thực tiễn và những giá trị văn hóa Việt Nam. + Các bài học tạo điều kiện cho GV vận dụng sáng tạo các phương pháp và hình thức dạy học lấy học sinh làm trung tâm, khuyến khích học sinh tích cực, chủ động sáng tạo. + Thiết kế kênh hình đẹp, sử dụng hình ảnh, bảng, tăng hiệu quả trình bày, tăng hứng thú cho học sinh. + Hình thức: Kênh hình đẹp, kênh chữ phong phú phù hợp với HS, màu sắc, hình ảnh đẹp. | + Số lượng văn bản nhiều. + Bài đọc dài đối với học sinh lớp 3. Ví dụ tuần 11, tuần 12. + Câu hỏi phần bài đọc nhiều. + Phần luyện tập bài 18 yêu cầu cao đối với HS. Câu hỏi “ Nêu dấu hiệu nhận biết câu cầu khiến.” + Phần viết chữ hoa: Chưa ôn lại về quy trình viết chữ hoa đã vào viết từ và câu ứng dụng. Như vậy sẽ gây khó khăn với học sinh. | ||
2 | Chân trời sáng tạo | + Bố cục cấu trúc rõ ràng. + SGK được trình bày hấp dẫn, cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, đảm bảo tính thẩm mĩ, tạo được sự hứng thú cho HS. + Lượng kiến thức truyền thụ phù hợp với HS gắn liền với các hoạt động trong cuộc sống. Bài tập đọc kết hợp với hình ảnh minh họa phù hợp. + Câu hỏi đưa ra cho mỗi nội dung hoạt động lượng kiến thức phù hợp. + Kênh chữ và kênh hình đươc chọn lọc, có tính thẩm mỹ cao. + Sử dụng sơ đồ tư duy để tổng hợp kiến thức giúp học sinh dễ hiểu. + Màu sắc, hình ảnh đa dạng, phong phú, bao quát được nhiều lĩnh vực trong đời sống. | + Nội dung bài đọc dài. + Kiến thức về Luyện từ và câu còn nặng với học sinh. Trong một tiết tập trung nhiều lượng kiến thức. VD: Ngay từ tuần 2 học sinh đã làm các bài tập về từ chỉ sự vật, từ chỉ đặc điểm, từ chỉ hoạt động. Nói và đặt câu có chứa 3 từ loại đó. + Phần viết sáng tạo của một số bài khó với HS. + Nội dung của từng phân môn chưa rõ ràng từng phần dẫn đến HS chưa nhận biết được cụ thể. | ||
II. MÔN TOÁN | |||||
1 | Kết nối tri thức với cuộc sống | + Có nhiều kênh hình minh hoạ. + Có mục lục phần đầu sách giúp GV - HS dễ nhìn thấy nội dung bài học. + Thể hiện sinh động, nhiều dạng bài phong phú, đặc biệt các dạng bài này đều gắn liền với cuộc sống. + Có phần trò chơi. + Giúp HS tiếp thu được bài học. + GV cũng dễ lựa chọn hình thức tổ chức. | + Kênh hình nhiều. + Lượng bài trong 1 tiết của một số bài nhiều, nặng, chưa phù hợp với học sinh đại trà. + Trong một bài tập đưa ra nhiều yêu cầu ( VD bài tập 1 và 2 tiết luyện tập trang 60. + Phần hình học: Kiến thức về khối lập phương, khối hộp chữ nhật rất trìu tượng, khó với học sinh. ( VD: Bài 4 trang 118). | ||
2 | Chân trời sáng tạo | + Có mục lục phần đầu sách giúp GV - HS dễ nhìn thấy nội dung bài học. + Có nhiều bài tập được thiết kế dưới dạng trò chơi tạo hứng thú, phát triển khả năng tư duy cho HS. - Có hoạt động thực hành trải nghiệm. - Trình bày gọn gàng, chi tiết dễ hiểu. - Các bài tập khá đa dạng. - Cách thiết kế bài học có nhiều điểm mới. | + Kênh chữ nhiều. + Trình bày giữa kênh chữ và kênh hình chưa khoa học. + Chưa nhiều bài tập ứng dụng thực tế. + Phần Thực hành trải nghiệm của một số bài khó với học sinh ( VD: Tính chu vi sân trường – Trang 49 – Tập 2). | ||
III. MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT | |||||
1 | Kết nối tri thức với cuộc sống:
| - Sách được biên soạn theo mô hình phát triển phẩm chất và năng lực người học; theo định hướng kết nối tri thức với cuộc sống. Giúp các em biết cách chăm sóc sức khoẻ, có kĩ năng vận động đúng đắn, hướng tới một môn thể thao ưa thích, tạo hứng khởi để học tập - Nội dung từng bài đảm bảo đầy đủ 4 hoạt động: mở đầu, bài mới, luyện tập và vận dụng giúp HS dễ dàng học tập và thực hành. - Hình ảnh sinh động. - Mỗi bài đều có một trò chơi khởi động, nhằm tạo sự hứng thú cho học sinh, vừa mang tính giải trí vừa giúp HS rèn luyện thể chất. - Có dạy cho HS ý thức tự bảo vệ sức khỏe, giữ gìn vệ sinh cá nhân. | - Một số kênh chữ có màu sắc không rõ, mờ). - Không đáp ứng được việc học môn bóng rổ, điều kiện sân chơi bãi tập ở địa phương không có. - Môn Bơi không phù hợp vì điều kiện cơ sở vật chất một số trường không đảm bảo. | ||
2 | Chân trời sáng tạo | - Có mục tiêu của mỗi bài học ở phần mở đầu giúp HS kiểm tra được mức độ tiếp thu bài học - Nội dung từng bài phân bổ kiến thức đa dạng, sinh động giúp HS dễ hiểu và thực hành. - Hình ảnh đẹp, rõ nét, chi tiết. - Mỗi bài đều có một trò chơi khởi động, nhằm tạo sự hứng thú cho học sinh, vừa mang tính giải trí vừa giúp HS rèn luyện thể chất. - Có dạy cho HS ý thức tự bảo vệ sức khỏe, giữ gìn vệ sinh cá nhân. - Môn thể thao tự chọn phù hợp với thực tế của các địa phương. | - Đạo cụ, nhạc nền, đồ dùng một số địa phương – trường chưa đáp ứng đủ cho công tác dạy và học. | ||
IV. MÔN MĨ THUẬT | |||||
1 | Kết nối tri thức với cuộc sống:
| +Hình thức: - Có sự sắp xếp hợp lí, hài hòa giữa hình và chữ - Hình ảnh màu sắc tương đối đẹp, phù hợp với bài học. +Cấu trúc: - Cách sắp xếp bố cục phù hợp với bài học, làm rõ nội dung bài học. - Với 10 chủ đề khác nhau không phân định số tiết từng chủ đề, tạo hướn mở cho Gv trong việc linh hoạt xây dựng kế hoạch dạy học. +Nội dung: - Nội dung sách đa dạng phong phú nhiều chủ đề mới có sự liên kết cho học sinh sử dụng các vật liệu. Có phần tham khảo để phát huy năng lực cá nhân HS. - Nội dung chương trình mang tính mở, tạo điều kiện giúp Gv có thể chủ động, linh hoạt trong xây dựng kế hoạch dạy học.. | - Một số bài có nội dung chưa phù hợp với trình độ nhận thức của HS ( Chủ đề 4: Vẻ đẹp của khối), nội dung bài học kiến thức truyền tải nặng học sinh sẽ khó tiếp cận. - Các bài học chưa có sự liên kết mạch kiến thức với nhau. . | ||
2 | Chân trời sáng tạo1 | +Hình thức: - Kênh hình đẹp, rõ ràng, chủ đề phong phú, phát huy đươc năng khiếu cho những HS có tố chất về môn học + Cấu trúc: - Phát huy sách giáo khoa lớp 1,2 hiện hành đều có các hoạt động: khám phá – kiến thức kĩ năng – luyện tập sáng tạo – phân tích đánh giá và vận dụng phát triển - Tên các chủ đề gần gũi và gắn liền với thực tế, giúp hs dễ tiếp cận bài học +Nội dung: - Hình thức tổ chức các hoạt động đa dạng có vẽ, xé dán, nặn, sử dụng vật liệu,… - Nội dung bài học bám sát hoạt động thực tế giúp học sinh dễ tiếp cận và phát huy năng lực hơn. - Học sinh được trải nghiệm nhiều hình thức thể hiện sản phẩm khác nhau. | - Một số hoạt động nội dung dạy học sơ sài(ví dụ hoạt động Cách pha màu thứ cấp trong bài Sắc màu của chữ nên thêm nội dung như quan sát chữ được trang trí trong thực tế,… để học sinh dễ hình thành và tiếp thu kiến thức. - Yêu cầu thực hiện học sinh luyện tập trong một số bài chưa phù hợp, trong 1 thời gian ngắn học sinh khó có thể thực hiện được (Ví dụ bài Mô hình nhà cao tầng, nên thay hình thức tạo hình 3D thành 2D sử dụng giấy màu xé dán…)
| ||
3 | Chân trời sáng tạo 2 | +Hình thức: - Hình ảnh sắc nét rõ ràng, chủ đề phong phú đa dạng. + Cấu trúc: - 8 chủ đề và 16 bài với các hoạt động: Quan sát nhận thức, Luyện tập và sáng tạo,Phân tích và đánh giá,Vận dụng. +Nội dung: - Hình thức tổ chức các hoạt động đa dạng có vẽ, xé dán, nặn, giấy, sử dụng vật liệu,… | - Các chủ đề trong sách giáo khoa chưa có sự liên kết kiến thức với nhau, bị tách dời. - Cách sử dụng tranh minh họa ở một số bài chưa phù hợp (ví dụ bài Gia đình em sử dụng tranh họa sĩ với hình ảnh và màu sắc ko rõ ràng sẽ khiến học sinh khó cảm nhận và tiếp thu được ý nghĩa của tác phẩm…) - Một số chủ đề nên gộp lại thành một chủ đề như (Chủ đề những con vật ngộ nghĩnh và chủ đề Thiên nhiên như vậy sẽ tạo được mạch kiến thức các bài có liên kết với nhau. - Phần luyện tập và thực hành một số bài yêu cầu chưa phù hợp, cao so với học sinh lớp 3. | ||
III. MÔN HĐTN | |||||
1 | Kết nối tri thức với cuộc sống:
| *Ưu điểm: - Phù hợp với hợp với đặc thù của HS địa phương - Các hoạt động trải nghiệm trong sách được sắp xếp theo một trật tự logic từ dễ đến khó và tạo cơ hội cho học sinh sử dụng các giác quan để trải nghiệm, thu thập thông tin. - Bố cụ từng phần trong bài dạy chi tiết cụ thể. - PTNL: NL tư duy, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tự chủ và tự học, NL phát triển bản thân, NL điều chỉnh hành vi đạo đức … - Tranh ảnh rõ ràng, màu sắc đẹp. - Chú trọng việc kết nối gia đình, nhà trường và xã hội. - Tạo động lực để HS hào hứng tham gia hoạt động. - Khuyến khích sự chủ động, sáng tạo, linh hoạt của GV. - Đảm bảo tính tích hợp, tạo cơ hội cho HS tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao. - Các hình thức hoạt động, phương thức và phương pháp tổ chức hoạt động đa dạng. | - Phần kết nối giữa PH và HS còn hạn chế. . | ||
| Chân trời sáng tạo | *Ưu điểm: - Chủ đề, mục tiêu rõ ràng. - Bố cục từng phần trong bài dạy chi tiết cụ thể. - Nội dung các bài học được khai thác lô gic. HS được thực hành trải nghiệm, chia sẻ cảm xúc, bày tỏ ý kiến của mình, được vận dụng các kĩ năng, kinh nghiệm học được vào cuộc sống và dùng những kinh nghiệm của bản thân vào xử lí tình huống trong bài học ..... - PTNL: NL tư duy, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tự chủ và tự học, NL phát triển bản thân, NL điều chỉnh hành vi đạo đức; Bước đầu hình thành NL định hướng nghề nghiệp, NL tài chính … - Các hoạt động được thực hiện theo lô gô bài học, dễ hiểu, dễ thực hiện - Có nhiều tranh ảnh được bố cục hài hòa, khá phù hợp. - Nhiều hoạt động của HS (nhiệm vụ học tập) gắn với gia đình, bạn bè, người thân, góp phần tạo sự gắn kết giữa HS và cộng đồng, bồi dưỡng tình yêu thương, gắn bó giữa HS với gia đình, cộng đồng. - Đảm bảo tính tích hợp, tạo cơ hội cho HS tiếp cận thực tế và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao. - Đảm bảo tính kế thừa. - Các hình thức hoạt động, phương thức và phương pháp tổ chức hoạt động đa dạng. | |||
I. MÔN CÔNG NGHỆ | |||||
1 | Kết nối tri thức với cuộc sống
| + Hình thức: - Kênh hình đẹp, rõ ràng, từng chủ đề chủ đề phong phú, phát huy đươc năng khiếu cho những HS có tố chất về môn học. Hình ảnh trực quan, sinh động gần gũi với HS ì+ Cấu trúc: - Khởi động - Khám phá - Luyện tập, thực hành - Vận dụng. - Ghi nhớ. - Ý tưởng sáng tạo - Thông tin cho em * Cách sắp xếp hình ảnh, nội dung có khoa học, rõ ràng, có trình tự, giúp học sinh dễ hiểu nội dung bài học. úp HS hình thành | - Nội dung bài học tương đối dài.
| ||
II. MÔN TIN HỌC | |||||
1 | Kết nối tri thức với cuộc sống | + Hình thức: - Kênh hình đẹp, rõ ràng, từng chủ đề chủ đề phong phú, phát huy đươc năng khiếu cho những HS có tố chất về môn học. Hình ảnh trực quan ình thức: - C+ Cấu trúc: - Khởi động. - Nội dung bài học - Luyện tập. - Vận dụng. * Cách sắp xếp hình ảnh, nội dung có khoa học, rõ ràng, có trình tự, giúp học sinh dễ hiểu nội dung bài học. trng, giú | - Chủ đề F giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính : Nội dung hơi trừu tượng đối với nhận thức của HS | ||
2 | Chân trời sáng tạo | + Hình thức: - Kênh hình đẹp, rõ ràng, từng chủ đề chủ đề phong phú, phát huy đươc năng khiếu cho những HS có tố chất về môn học. Hình ảnh trực quan + Cấu trúc: - Mục tiêu - Khởi động - Khám phá - Luyện tập - Thực hành - Vận dụng - Em có biết * Cách sắp xếp hình ảnh, nội dung có khoa học, rõ ràng, có trình tự, giúp học sinh dễ hiểu nội dung bài học.lu nối kiến thức mĩ huật với cuộc | - Chủ đề F giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính : Nội dung hơi trừu tượng đối với nhận thức của HS |
III. Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 sách Cánh Diều
1. Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 môn Toán sách Cánh Diều
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Ôn tập về các số trong phạm vi 1000 | 07 | Bài 4: Số ghế của bố và Ngọc là 231, 232. Em hãy chỉ dẫn giúp hai bố con Ngọc tìm được ghế của mình. | Chỉnh cho hình bố và con đứng xa nhau một khoảng để thấy được phía sau là hai ghế rõ ràng. | Hai ghế của bố và Ngọc bị che khuất rất nhiều nên học sinh sẽ khó thấy được phía sau bố và Ngọc là bao nhiêu ghế và chưa nói rõ hình thức làm bài như thế nào. Ví dụ: nối hoặc là viết số vào ghế trống. |
Bảng nhân 3 Bảng nhân 4 Bảng nhân 6 Gấp một số lên nhiều lần Bảng nhân 7 Bảng nhân 8 Bảng nhân 9 | Trang 16 đến trang 29 | Các bài hình thành kiến thức mới liên tục nhau. | Cần có tiết Luyện tập giãn cách giữa các bài | Kiến thức mới xếp kề nhau rất khó để những em học sinh chưa hoàn thành theo kịp bài các bạn học sinh hoàn thành và hoàn thành tốt. |
Luyện tập (tiếp theo) | 33 | Tự lập bảng nhân rồi đố bạn sử dụng bảng nhân đó để tìm kết quả các phép nhân | Trò chơi: Đố bạn sử dụng bảng nhân đó để tìm kết quả các phép nhân | Các em đã có sẵn bảng nhân trong sách trang 32 nên sẽ không cần lập bảng nhân nữa sẽ tốn thời gian. |
Bảng chia 3 Bảng chia 4 Bảng chia 6 Giảm một số đi một số lần Bảng chia 7 Bảng chia 8 Bảng chia 9 | Trang 38 đến trang 51 | Các bài hình thành kiến thức mới liên tục nhau. | Cần có tiết Luyện tập giãn cách giữa các bài | Kiến thức mới xếp kề nhau rất khó để những em học sinh chưa hoàn thành theo kịp bài các bạn học sinh hoàn thành và hoàn thành tốt. |
Luyện tập (tiếp theo) | Trang 55 | Tự lập bảng chia rồi đố bạn sử dụng bảng nhân đó để tìm kết quả các phép nhân | Trò chơi: Đố bạn sử dụng bảng chia đó để tìm kết quả các phép nhân | Các em đã có sẵn bảng chia trong sách trang 54 nên sẽ không cần lập bảng chia nữa sẽ tốn thời gian. |
Chu vi hình chữ nhật Chu vi hình vuông | Trang 110 | Hình thành hai quy tắc tính chu vi trong một đơn vị bài | Tách ra thành hai đơn vị bài | Học sinh gặp khó khăn trong việc lựa chọn quy tắc áp dụng vào làm bài. |
Các số trong phạm vi 10 000 | Trang 04 (tập hai) | Bài 5: Viết các số | Mỗi số viết ở một hàng ngang | Để học sinh dễ nhìn, viết không bị nhầm hàng. |
Các số trong phạm vi 100 000 | Trang 14 (tập hai) | Bài 4: Viết các số | Mỗi số viết ở một hàng ngang | Để học sinh dễ nhìn, viết không bị nhầm hàng. |
Tìm thành phần chưa biết của một phép tính | Trang 76 đến trang 80 (tập hai) | Tìm thành phần chưa biết bằng cách viết số vào ô trống và giải toán có lời văn | Bổ sung dạng tìm x | Để học sinh áp dụng được quy tắc vào dạng toán tìm x |
Diện tích hình chữ nhật Diện tích hình vuông | Trang 88 (tập hai) | Hình thành hai quy tắc tính diện tích trong một đơn vị bài | Tách ra thành hai đơn vị bài | Học sinh gặp khó khăn trong việc lựa chọn quy tắc áp dụng vào làm bài. |
2. Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 môn Tiếng Việt sách Cánh Diều
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Bài 11: Cảnh đẹp non sông (Bài đọc 3) | 10 | Trình bày kênh hình chưa khoa học: Có hai hình ảnh cùng minh họa một nội dung bài đọc (không cần thiết) | Chỉ cần để một tranh minh họa. | - Tránh sự rườm rà, rối mắt đối với học sinh. |
Bài 12: Đồng quê yêu dấu (Phần Góc sáng tạo) | 29 | 1.Viết một bức thư gửi người thân (ông, bà, cô, chú, bác, dì cậu,…) theo một trong hai đề: + Nêu cảm xúc về con người (hoặc cảnh vật) ở nông thôn sau một chuyến về thăm quê hoặc một kì nghỉ ở nông thôn. + Kể về những thay đổi tốt đẹp gần đây ở địa phương em | - Yêu cầu của đề bài thứ nhất tương đối khó với học sinh. Nên thay đổi nội dung đề bài. | - Thay đổi nội dung yêu cầu của đề bài cho phù hợp đối tượng HS hơn. Tránh làm khó học sinh. |
Bài 13: Cuộc sống đô thị (Phần nói và nghe) | Trang 34 | 2. Thảo luận: Em đã và sẽ làm gì để góp phần giảm ô nhiễm môi trường | - Bổ sung thêm câu hỏi: Vì sao cần bảo vệ môi trường khỏi sự ô nhiễm? - Bổ sung một số tranh, ảnh về những việc làm góp phần bảo vệ môi trường. | - Học sinh biết được mục đích, ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và tham khảo hình ảnh minh họa một số việc làm để góp phần bảo vệ môi trường. |
Bài 15: Ôn tập giữa học kì 2 (tiết 2) | Trang 61 | 2. Đọc và làm bài tập: 1. Chọn ý đúng: Tất cả các đáp án của mỗi câu hỏi ( trắc nghiệm lựa chọn ) đều có dấu hỏi chấm trong ô trống: | - Nên để trống chứ không cho dấu hỏi chấm vào các ô trống. | - Vì đây là dạng bài tập trắc nghiệm (lựa chọn ý đúng). HS chỉ sử dụng duy nhất dấu √ để chọn một đáp án đúng. |
Bài 18: Bạn bè bốn phương (Phần nói và nghe) | Trang 99+100 | 1. Hoạt động nhóm: Giao lưu giữa hai đội Lúc-xăm-bua và Việt Nam: Các đội tự giới thiệu, hát múa, đặt câu hỏi cho đội bạn | - Bổ sung thêm phần gợi ý một số câu hỏi có thể hỏi đội bạn. | - Học sinh được tham khảo một số câu hỏi để trao đổi, giao lưu với đội bạn. |
Bài 19: Ôn tập cuối năm (tiết 6) | Trang 117 | Đọc và làm bài tập: 2. Đánh dấu √ vào ô trống trước ý đúng: Tất cả các đáp án của mỗi câu hỏi ( trắc nghiệm lựa chọn ) đều có dấu hỏi chấm trong ô trống. | - Nên để trống chứ không cho dấu hỏi chấm vào các ô trống. | - Vì đây là dạng bài tập trắc nghiệm (lựa chọn ý đúng). HS chỉ sử dụng duy nhất dấu √ để chọn một đáp án đúng. |
3. Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 môn Âm nhạc Cánh Diều
a. Ưu điểm:
- Sách được in màu, nhiều hình ảnh tương đối đẹp
- Các bài học được thiết kế theo các chủ đề khác nhau.
- Nội dung tương đối phong phú.
- Mỗi bài học đều được khai thác các hình ảnh, chất liệu, tiết tấu gần gũi trong đời sống.
- Học sinh được thực hiện với các loại nhạc cụ mới.
- Học sinh được tham gia các trò chơi, được tương tác nhiều với giáo viên, các bạn.
- Học sinh được tiếp cận với nhiều âm thanh gần gũi.
b. Hạn chế:
- Bố cục chưa rõ ràng, rành mạch.
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất/Ghi chú |
Chủ đề 1: NIỀM VUI | Trang 9 | Mục vận dụng chuyển bóng theo tiếng đàn | Đề nghị điều chỉnh các thế tay cho phù hợp | Khó thực hiện với học sinh |
Câu chuyện âm nhạc | Tr 14; Tr15 Tr 50; tr51 | Chữ hơi nhỏ | Chỉnh phông chữ to thêm | HS dễ quan sát |
4. Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 môn Hoạt động trải nghiệm Cánh Diều
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Chủ đề 2: Khám phá bản thân | 16/1 | Hình ảnh 2 bé chơi với chó ở công viên không có rọ mõm | Hình con chó cần được rọ mõm, có dây buộc | Rất nguy hiểm, dễ bị chó cắn |
Chủ đề 3: Em yêu lao động | 33/4 | Báo tường về chủ đề Nhớ ơn thầy cô | Làm thiệp chúc mừng thầy cô | Không phù hợp khả năng của học sinh lớp 3 |
Chủ đề 6: Em yêu quê hương | 58/1 | Hình ảnh hai bạn học sinh vừa đi vừa nói chuyện giữa đường | Hình ảnh hai bạn học sinh nói chuyện nên ở sát lề đường hoặc khu vực an toàn | Nguy hiểm, dễ xảy ra tai nạn giao thông |
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.
Tham khảo thêm
Thầy cô hãy cho biết các ý kiến góp ý của các thành viên tổ chuyên môn trong video tập trung vào những nội dung nào?
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 môn Công nghệ - Đủ 3 bộ sách
3 Phiếu góp ý đánh giá sách giáo khoa lớp 3 môn Tự nhiên xã hội năm 2024
Mẫu phiếu thảo luận, góp ý đánh giá tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng Đảng viên cuối năm
- Chia sẻ:Mediterranean sea
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Mẫu giấy xác nhận thực tập 2024 mới nhất
-
Mẫu danh mục sản phẩm khoa học và công nghệ dạng kết quả III, IV
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 12 2024 mới cập nhật
-
Phân phối chương trình bậc Tiểu học
-
Báo cáo tham luận kinh nghiệm triển khai hiệu quả hoạt động Đội năm 2024 (5 mẫu)
-
Đơn xin tham gia câu lạc bộ hè 2024
-
Mẫu kế hoạch phòng cháy, chữa cháy trường học năm học 2023 - 2024
-
Mẫu đánh giá, rà soát sách Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức
-
(6 mẫu) Nghị quyết Đại hội liên đội nhiệm kì 2024-2025
-
Bài phát biểu của hiệu trưởng tại Đại hội cháu ngoan Bác Hồ 2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Giáo dục - Đào tạo
Top 15 Kịch bản dự thi An toàn giao thông 2024 mới, hay nhất
Mẫu thống kê thừa giờ dạy học kì 2
(5 mẫu) Bài phát biểu tổng kết năm học của học sinh trường tiểu học 2024
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS25
Bài thu hoạch Nghị quyết Trung ương 6 khóa 12 cho Đảng viên là giáo viên
Đơn xin rút lệ phí thi TOEIC
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến