3 Phiếu góp ý đánh giá sách giáo khoa lớp 3 môn Tự nhiên xã hội năm 2024

Để bảo đảm chất lượng sách giáo khoa biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, đồng thời giúp giáo viên sớm tiếp cận với các bản mẫu sách giáo khoa lớp 3, Bộ GD-ĐT đang tổ chức cho giáo viên dạy học các môn học, hoạt động giáo dục tham gia góp ý các bản mẫu sách giáo khoa lớp 3 và lớp 7. Sau đây là Top 3 Phiếu góp ý bản mẫu sách giáo khoa lớp 3 môn Tự nhiên xã hội.

Phiếu góp ý bản mẫu sách giáo khoa lớp 3 môn TNXH chỉ mang tính chất tham khảo để các thầy cô lấy tư liệu góp ý SGK mới. 

1. Phiếu đánh giá sách giáo khoa lớp 3 môn TNXH

Phiếu đánh giá sách giáo khoa lớp 3 môn TNXH
Phiếu đánh giá sách giáo khoa lớp 3 môn TNXH

Phiếu đánh giá sách giáo khoa lớp 3 môn Tự nhiên xã hội dưới đây là mẫu phiếu đánh giá thực tế theo chương trình GDPT 2018 do Hoatieu sưu tầm, tuy nhiên nó chỉ mang tính chất tham khảo vì đây là ý kiến chủ quan của cá nhân. Phiếu đánh giá ghi rõ kết quả đánh giá theo từng tiêu chí và ưu điểm, nhược điểm sách giáo khoa môn Tự nhiên xã hội của cả ba bộ Cánh diều, Kết nối tri thức với cuộc sống và Chân trời sáng tạo. Mời các bạn tham khảo.

Họ và tên: .................., Chức vụ: Tổ trưởng, Dạy lớp: .........

Đơn vị công tác: Trường TH ........., Huyện: .............

I. Đánh giá từng sách theo tiêu chí theo Quyết định số ......./QĐ-UBND của UBND tỉnh ............. Ban hành Tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh ...........

TIÊU CHÍ

MỤC

NỘI DUNG

Kết quả đánh giá Sách TNXH Bộ sách Cánh Diều

Kết quả đánh giá Sách TNXH Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Kết quả đánh giá Sách TNXH Bộ sách Chân trời sáng tạo

Phù hợp

Không Phù hợp

Phù hợp

Không Phù hợp

Phù hợp

Không Phù hợp

Tiêu chí 1:

Phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương

Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa; ngôn ngữ, nội dung và cách thức thể hiện phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý của địa phương; có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh và triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác của nhà trường.

x

x

x

Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục; tạo cơ hội để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác tại địa phương.

x

x

x

Có sách điện tử kèm theo; các nguồn tài nguyên được cập nhật thường xuyên, phù hợp với thực tế giảng dạy; học liệu phong phú về hình ảnh, audio, video để giáo viên, phụ huynh, học sinh tham khảo; hướng tới mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường.

x

x

x

Tiêu chí 2:

phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông

a) Phù hợp với việc học của học sinh

Sách giáo khoa được trình bày hấp dẫn, tạo được sự hứng thú với học sinh. Kênh chữ to, rõ, dùng thuật ngữ toàn dân, chọn lọc; kênh hình gần gũi, chuẩn mực, khoa học, thực tiễn, có sự cân đối, hài hòa giữa kênh hình và kênh chữ, có tính thẩm mỹ cao.

x

x

x

Nội dung mỗi bài học/chủ đề trong sách giáo khoa được thể hiện sinh động, thúc đẩy học sinh học tập tích cực, rèn kỹ năng hợp tác, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập.

x

x

x

Nội dung các bài học/chủ đề trong sách giáo khoa có những hoạt động học tập thiết thực, gắn với hệ thống câu hỏi, bài tập giúp học sinh biết cách định hướng để đạt được mục tiêu học tập.

x

x

x

Nội dung kiến thức sách giáo khoa phải đảm bảo phân hóa đối tượng học sinh.

x

x

x

Các nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học hướng đến việc hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất, khả năng tự học, giúp học sinh vận dụng sáng tạo trong cuộc sống.

x

x

x

b) Thuận tiện, hiệu quả đối với giáo viên

Cách thiết kế bài học/chủ đề trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực.

x

x

x

Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức phong phú, giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn.

x

x

x

Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hóa, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của xhọc sinh.

x

x

x

Cấu trúc sách giáo khoa thuận tiện cho tổ/nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường.

x

x

x

II. Nhận xét ưu điểm, hạn chế, kiến nghị từng sách

1. Sách TNXH Bộ sách Cánh Diều

A/ Ưu điểm

+ Hình thức:

- Kênh chữ rõ ràng, học sinh đọc dễ hiểu.

- Kênh hình sáng tạo, có nhiều bài của học sinh, đơn giản, dễ hiểu.

- Tranh ảnh đẹp, màu sắc bắt mắt. Cấu trúc của bài học rõ ràng chia nhỏ nội dung giúp HS nắm bài dễ dàng hơn.

+ Nội dung:

- Hệ thống câu hỏi bài tập và yêu cầu hoạt động được thể hiện với các mức độ khác nhau phù hợp với đặc điểm, trình độ HS địa phương.

- Nội dung các bài đọc đều nhấn mạnh vào các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

- Các nội dung cần tìm hiểu trong bài được đánh số và ghi rõ tên nội dung thuận lợi trong việc triển khai bài dạy.

+ Điểm mới:

- Các hoạt động trong mỗi bài học đều được xây dựng rất rõ ràng. Mỗi bài học đều có mục mục tiêu cần đạt ngay phần đầu tiên giúp giáo viên dễ dàng định hướng hoạt động dạy học hướng đến các mục tiêu cần đạt.

B/ Hạn chế

- Một số bài nội dung còn khá dài, hình ảnh nhiều màu sắc làm phân tán sự tập trung của học sinh.

- Một số nội dung còn yêu cầu cao so với năng lực của HS.

2. Sách TNXH Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống

A/ Ưu điểm

+ Hình thức:

- SGK được trình bày hấp dẫn, kênh hình sinh động, có tính thẩm mĩ, tất cả đều có màu sắc tươi vui, làm tăng tính hấp dẫn cho HS ngay khi các em mở những trang sách đầu tiên.

+ Nội dung:

- Nội dung và hình ảnh minh họa cho các hoạt động trong từng bài học rõ ràng, phù hợp với lứa tuổi HS.

- Sách có nhiều hoạt động thực hành, tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện kĩ năng và vận dụng kiến thức.

- Có nhiều hoạt động thực hành tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức.

+ Điểm mới:

- Cách sắp xếp các hoạt động trong bài học mới mẻ và khoa học với các mục “ Hãy cùng tìm hiểu”, “ Hãy cùng nhau”; Nội dung bài được chia thành các mục nhỏ theo tiến trình hoạt động: dạng bài học mới, dạng bài thực hành, dạng bài tập.

B/ Hạn chế

- Nội dung có bài thể hiện khá dài.

- Có nhiều câu hỏi hoặc yêu cầu cao trong 1 hoạt động

3. Sách TNXH Bộ sách Chân trời sáng tạo

A/ Ưu điểm

+ Hình thức:

- SGK trình bày hấp dẫn, sinh động thu hút HS.

+ Nội dung:

- Mỗi bài học được xây dựng với cấu trúc là một chuỗi các hoạt động học tập của học sinh, thể hiện rõ quan điểm dạy học phát triển năng lực và dạy học tích hợp.

- Nội dung sách được biên soạn theo chuỗi các hoạt động học của học sinh hướng đến hình thành và phát triển năng lực khoa học của môn học

+ Điểm mới:

- Cuối mỗi chủ đề có bài Ôn tập giúp củng cố, hệ thống hóa nội dung các bài học trong chủ đề thông qua các bài tập.

B/ Hạn chế

……………………………………………………

........., ngày ...... tháng .... năm 20.....
NGƯỜI NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ
(Ký tên, ghi rõ họ tên)

2. Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 môn Tự nhiên xã hội

1. SGK: Tự nhiên và Xã hội lớp 3 Kết nối tri thức với cuộc sống

Tên tác giả: Vũ Văn Hùng (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Thấn (Chủ biên),

Phan Thanh Hà, Đào Thị Hồng, Nguyễn Hồng Liên, Nguyễn Thị Thanh Thủy

- Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam

a. Ưu điểm

- SGK được trình bày hấp dẫn, kênh hình sinh động, có tính thẩm mĩ, tất cả đều có màu sắc tươi vui, làm tăng tính hấp dẫn cho HS ngay khi các em mở những trang sách đầu tiên.

- Nội dung và hình ảnh minh họa cho các hoạt động trong từng bài học rõ ràng, phù hợp với lứa tuổi HS.

- Sách có nhiều hoạt động thực hành, tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện kĩ năng và vận dụng kiến thức.

- Có nhiều hoạt động thực hành tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức.

- Cách sắp xếp các hoạt động trong bài học mới mẻ và khoa học với các mục “ Hãy cùng tìm hiểu”, “ Hãy cùng nhau”; Nội dung bài được chia thành các mục nhỏ theo tiến trình hoạt động: dạng bài học mới, dạng bài thực hành, dạng bài tập.

b. Tồn tại

- Nội dung có bài thể hiện khá dài.

- Có nhiều câu hỏi hoặc yêu cầu cao trong 1 hoạt động. (hoạt động ở trang 57-SGK)

b. Đề xuất, kiến nghị

- Nội dung thể hiện một số bài cần ngắn gọn hơn. Các câu hỏi ở một số bài cần phù hợp với HS hơn.

1, Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Tên bài

Trang/dòng

Nội dung

hiện tại

Đề nghị

chỉnh sửa

Lí do đề xuất

Bài 9

T 57

hoạt động ở trang 57

Bớt câu hỏi

Nội dung quá dài

2, Bộ sách Chân trời sáng tạo

Tên bài

Trang/dòng

Nội dung hiện tại

Đề nghị chỉnh sửa

Lí do đề xuất

Bài 26

Trang 111-112

Bốn phương trong không gian

Nên bỏ thực hành la bàn vì kiến thức nặng so với HS lớp 3

Kiến thức hơi nặng

Bài 13

Trang 56

Phiếu thu thập thông tin cần làm mẫu để học sinh dựa vào làm theo.

Bài 15

Trang 65

Câu hỏi nâng cao học sinh khó giải thích.

3. Phiếu nhận xét sách giáo khoa lớp 3 môn Tự nhiên xã hội

MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI

1– Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống

– Tác giả: Vũ Văn Hùng(Tổng Chủ biên)

– Nhà xuất bản NXBGD Việt Nam

+ Ưu điểm nổi bật:

  • Các hoạt động trong sách đều được chỉ dẫn cụ thể bằng một từ ngữ hoặc một câu lệnh ngắn gọn
  • Phần hoạt động thực hành ứng dụng phong phú, thiết kế hợp lý

+ Điểm chưa phù hợp:

Một số bài học còn nhiều hoạt động. Hình ảnh hơi nhỏ, nhiều màu sắc gây rối mắt.

2. Bộ sách: Chân trời sáng tạo

– Tác giả: Đỗ Xuân Hội (Tổng Chủ biên)

– Nhà xuất bản.NXBGD Việt Nam

+ Ưu điểm nổi bật

Thể hiện đúng, đầy đủ chương trình môn học. Mạch kiến thức, kĩ năng mỗi bài được xây dựng xuyên suốt trong quá trình học.

Đảm bảo tính đồng tâm và chú trọng vào dạy học tích hợp.

Mỗi bài học được xây dựng trên thực tế và gần gũi với đời sống hằng ngày của các em học sinh.

Nội dung bài học phù hợp với lứa tuổi. Mỗi bài học giúp HS được trải nghiệm, tìm hiểu khám phá thế giới tự nhiên.

Học sinh được tự do phát triển sự sáng tạo và phát triển năng lực.

+ Điểm chưa phù hợp

Hình ảnh nhiều gây rối cho học sinh, GV mất nhiều thời gian trong việc hướng dẫn HS khai thác nội dung tranh

3- Bộ sách: Cánh Diều.

– Tác giả: Mai Sỹ Tuấn (Tổng Chủ biên)

– Nhà xuất bản Đại học SPTPHCM.

+ Ưu điểm nổi bật:

Sách được trình bày đảm bảo tính thẩm mĩ, tạo hứng thú cho học sinh và phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 2 . Nội dung đi từ dễ đến khó phù hợp tạo hứng thú cho học sinh thông qua các trò chơi.

Ở mỗi bài ôn có phần vận dụng tổng hợp lại kiến thức của chủ đề.

Điểm chưa phù hợp:

Một số bài hình ảnh còn nhỏ HS khó quan sát (trang 34, 35). Kênh chữ hơi nhiều gây khó khăn cho những học sinh đọc chậm

Trên đây là 3 mẫu Phiếu góp ý đánh giá sách giáo khoa lớp 3 môn Tự nhiên xã hội các bộ sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh Diều được HoaTieu.vn sưu tầm và đăng tải để gửi đến thầy cô giáo tham khảo. Qua đó, giúp thầy cô nắm được những điểm mới nổi bật, ưu nhược điểm của bộ sách mới để đề xuất ý kiến chỉnh sửa đúng trọng tâm. Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 môn TNXH đã được tổng hợp thành file tải .doc để giáo viên dễ dàng tải về máy và chỉnh sửa.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
8 12.571
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi