Nội quy phòng thí nghiệm 2024 mới nhất

Hoatieu xin chia sẻ cho các một số mẫu nội quy phòng thí nghiệm để các bạn tham khảo. Mẫu nội quy phòng thí nghiệm là bản nội quy được lập ra để đặt ra những quy định chung cho những người vào phòng thí nghiệm. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu nội quy phòng thí nghiệm tại đây.

1. Mẫu nội quy phòng thí nghiệm ở đại học

Phòng thí nghiệm ở đại học, nhất là những đại học có chuyên ngành về công nghệ, sinh học, hóa học,... thường có quy mô lớn, thiết bị máy móc cao cấp, quý giá. Vì vậy nội quy về phòng thí nghiệm và tiêu chuẩn vào phòng thí nghiệm được đặt ra ở đại học sẽ nghiêm ngặt hơn nhiều so với các phòng thí nghiệm tại các trường trung học. Mời các bạn tham khảo mẫu nội quy phòng thí nghiệm trường đại học thực tế dưới đây.

NỘI QUY PHÒNG THÍ NGHIỆM

1. Sinh viên làm việc trong phòng thí nghiệm (PTN) phải nộp đơn vào phòng thí nghiệm; được sự đồng ý của cán bộ quản lý phòng (xem phụ lục) và giám sát của cán bộ hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện LVTN hoặc NCKH.

2. Sinh viên chỉ được làm việc trong PTN sau khi đã đạt bài kiểm tra về An toàn và Nội qui PTN.

3. Sinh viên làm đơn vào PTN vào đầu mỗi học kỳ. Đơn vào PTN chỉ có giá trị trong một học kỳ. Sinh viên có nhu cầu làm nhiều hơn 1 học kỳ phải làm đơn xin vào PTN lại vào đầu mỗi học kỳ.

4. Thời gian làm việc tại PTN: từ 7g – 17g từ thứ 2 đến thứ 7 trong tuần. Cán bộ quản lý phòng có trách nhiệm mở cửa PTN cho sinh viên. Sinh viên có nhu cầu làm việc ngoài giờ phải có sự đồng ý của Cán bộ phụ trách phòng. Cán bộ phụ trách phòng sẽ chịu trách nhiệm về hoạt động thí nghiệm của sinh viên trên.

5. Sinh viên trình diện nhóm trực trước khi vào PTN và ghi thông tin vào sổ theo dõi (Nhật ký). Nhóm trực chịu trách nhiệm về các hoạt động của các bạn sinh viên làm việc tại phòng.

6. Không tiếp khách và sinh viên trong khu vực làm thí nghiệm; các cá nhân không có nhiệm vụ không được tự ý vào khu vực thí nghiệm.

7. Tất cả sinh viên thực hiện LVTN/ NCKH đều phải tham gia trực và vệ sinh PTN

8. Phải mặc áo blouse khi làm việc trong phòng thí nghiệm; sử dụng bảo hộ lao động (găng tay, khẩu trang, v.v) khi làm việc với chất độc, chất dễ cháy, chất dễ nổ, acid, kiềm đặc…

9. Tuân thủ tuyệt đối quy trình vận hành máy móc và thiết bị trong quá trình làm việc tại phòng thí nghiệm. Ghi nhật ký sử dụng máy móc, thiết bị thí nghiệm sau mỗi lần sử dụng. Phải thông báo ngay cho cán bộ phụ trách PTN ngay khi có sự cố.

10. Tuyệt đối không sử dụng các thiết bị, máy móc, dụng cụ không liên quan đến thí nghiệm khi chưa được tập huấn và nắm vững quy trình sử dụng; không tự ý di chuyển máy móc và dụng cụ, tháo mở, thay đổi cài đặt thiết bị.

11. Thông báo kịp thời các sự cố, hỏng hóc về máy móc, thiết bị thí nghiệm; đổ, vỡ dụng cụ phải ghi vào sổ và báo cáo với người phụ trách để xem xét bồi thường.

12. Sinh viên có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn trang thiết bị, dụng cụ và bồi thường trong trường hợp hỏng hóc, mất hoặc đổ vỡ dụng cụ

13. Đối với các thiết bị sử dụng chung (xem phụ lục), sinh viên phải đăng ký lịch sử dụng và phân công các cá nhân sử dụng vệ sinh thiết bị ít nhất 2 lần/tuần. Trong trường hợp không thể sử dụng thiết bị theo lịch đăng ký (có lý do chính đáng), sinh viên phải hủy lịch trước 24h.

14. Không được đùa nghịch trong phòng thí nghiệm, khi làm thí nghiệm phải trật tự, giữ gìn vệ sinh và tuân thủ hướng dẫn của cán bộ phụ trách. Không đem thức ăn, nuớc uống, thuốc hút vào phòng thí nghiệm

15. Sinh viên làm việc với hóa chất độc hại (chloroform, dichloromethane, phenol, benzene, v.v.) phải được sự đồng ý của cán bộ quản lý và tuân thủ các quy định về an toàn.

16. Tất cả các hóa chất phải được ghi nhãn dán rõ ràng, tên và số điện thoại của sinh viên. Các hóa chất không nhãn mác sẽ được xử lý mà không cần phải thông báo

17. Khi làm việc với hóa chất, phải nắm vững MSDS của từng chất (tập trung vào tính an toàn, lưu trữ và tương tác với các hóa chất khác, cách thức xử lý khi xảy ra sự cố ).

18. Sau khi làm việc, thực hiện công tác vệ sinh, sắp xếp ngăn nắp dụng cụ, lau chùi, vệ sinh máy móc, thiết bị, tắt các máy móc, thiết bị không sử dụng, khóa cẩn thận trước khi rời phòng thí nghiệm.

19. Không được bỏ rác và hóa chất không đúng qui định và phải phân loại theo đúng quy định ( chất thải kim loại nặng, acid, base, dung môi và chất thải hữu cơ).

20 .Sinh viên vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định, cụ thể:

Vi phạm lần 1: không được vào PTN trong 01 tuần

Vi phạm lần 2: không được vào PTN trong 02 tuần

Vi phạm lần 3: không được vào PTN trong 01 tháng

Vi phạm lần 4: không được vào PTN trong 01 học kỳ

21. Sinh viên phải trả lời đúng 100% số lượng câu hỏi trong bài kiểm tra nội quy phòng thí nghiệm, khi làm xong xem điểm tại đây.

22. Sinh viên có thể làm lại nhiều lần nếu kết quả dưới 100%.

2. Mẫu nội quy phòng thực hành sinh học

NỘI QUY PHÒNG THỰC HÀNH SINH HỌC

1. ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN

Điều 1. Giáo viên sử dụng phòng phải báo cho giáo viên phụ trách phòng thực hành. Tổ chức giảng dạy, sử dụng trang thiết bị theo đúng mục đích, yêu cầu.

Điều 2. Quản lý và chịu trách nhiệm về trang thiết bị trong giờ thực hành của mình. Không sử dụng tài sản của phòng thực hành để phục vụ công việc riêng.

Điều 3. Kịp thời thông báo hỏng hóc trang thiết bị, đồ dùng trong quá trình sử dụng cho giáo viên phụ trách phòng thực hành.

Điều 4. Khi kết thúc giờ học tổ chức dọn dẹp trang thiết bị, vệ sinh phòng, ngắt điện và khóa cửa.

2. ĐỐI VỚI HỌC SINH

Điều 5. Đến phòng đúng giờ, ra vào trật tự, ngồi đúng vị trí giáo viên đã chỉ định. Không ra khỏi chỗ khi giáo viên chưa cho phép.

Điều 6. Tuyệt đối tuân thủ yêu cầu thực hành của giáo viên. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả hóa chất, dụng cụ, thiết bị của phòng thực hành.

Điều 7. Nếu dụng cụ, thiết bị có hỏng hóc, mất mát hoặc bị làm bẩn, phải báo cáo ngay cho giáo viên quản lý lớp. Làm hỏng hoặc mất thiết bị của phòng phải bồi thường theo quy định.

Điều 8. Không được:

+ Thực hành các nội dung ngoài sự hướng dẫn của giáo viên.

+ Tự ý tháo, lắp, di chuyển các thiết bị, tài sản trong phòng thực hành.

+ Đem các chất gây cháy nổ vào phòng thực hành.

+ Mang các đồ ăn uống, xả rác ra phòng, viết vẽ ra bàn học, tường lớp.

+ Nói chuyện riêng, đùa giỡn gây mất trật tự trong phòng thực hành.

+ Lấy cắp tài sản của phòng thực hành.

Điều 9. Khi kết thúc tiết học, phải vệ sinh dụng cụ, dọn dẹp ngăn nắp các thiết bị, bàn ghế, kéo kín rèm và cửa sổ theo yêu cầu của giáo viên.

BAN GIÁM HIỆU

3. Mẫu nội quy phòng thí nghiệm hóa học

NỘI QUY PHÒNG THÍ NGHIỆM HÓA HỌC

- Đọc kỹ hướng dẫn của các chất hóa học trước khi làm thí nghiệm

- Nắm rõ vị trí đặt những thiết bị an toàn

- Mặc áo choàng bảo hộ trước khi làm thí nghiệm

- Ăn mặc, tóc tai gọn gàng

- Trang bị đầy đủ các thiết bị cũng như phương án ứng phó với sự cố có thể xảy ra

- Trang bị các thiết bị để bảo vệ người lao động đối với từng tình huống thí nghiệm.

- Đeo kính bảo hộ để tránh các chất hóa học bắn vào mắt

- Làm sạch bàn và các dụng cụ thí nghiệm trước khi làm

- Rửa sạch da sau khi tiếp xúc với hóa chất

- Không nếm các chất thí nghiệm hay ăn uống trong phòng thí nghiệm

- Dọn dẹp các chất thí nghiệm theo quy định

- Nếu hóa chất dính vào da hay rơi vào mắt, cần phải đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

- Tìm hiểu chi tiết thí nghiệm cũng như những nguy hiểm có thể xảy ra trong quá trình thực hiện để chủ động chuẩn bị biện pháp phòng tránh trước.

- Trong quá trình tiến hành thí nghiệm cần quan sát và ghi chép chi tiết để làm báo cáo.

- Sau khi thực hiện xong thí nghiệm cần dọn dẹp cẩn thận, đổ chất hóa học đúng chỗ, làm sạch bàn và các dụng cụ thí nghiệm.

Đối với các chất độc:

Những loại hóa chất có tính độc cao xuất hiện trong phòng thí nghiệm bao gồm HCN, NaCN/KCN, Me2SO4, Hg, HgCl2, CO, Cl2, Br2, NO, NO2, H2S, NO2,…

Khi làm việc với những chất hóa học độc hại, cần chú ý kiểm tra các dụng cụ tiến hành thí nghiệm trước khi thực hiện, sau khi thực hiện thí nghiệm cần làm sạch kỹ càng các dụng cụ.

Tuân thủ nghiêm ngặt các cảnh báo, quy trình kỹ thuật thực hiện thí nghiệm và không ngửi, nếm các chất này. Nếu muốn kiểm tra mùi của dung dịch, nên dùng tay phất nhẹ có lên mùi.

Sau khi thực hiện thí nghiệm đối với các chất hóa học có tính độc, cần phải rửa mặt, rửa tay kỹ bằng xà phòng sát khuẩn, đồng thời cất giữ các chất này cẩn thận.

Đối với các chất dễ cháy:

Các chất hóa học dễ cháy, dễ bốc hơi hoặc dễ bén lửa bao gồm Et2O, Me2CO, ROH, dầu hỏa, xăng, CS2, benzen,…

Khi thực hiện thí nghiệm đối với các chất này cần chú ý về nhiệt độ trong không khí, chỉ được làm nóng chúng bằng cách đun hoặc chưng cất trên nồi cách thủy hoặc cách không khí. Có không khí sẽ khiến chúng bén lửa và cháy, có thể lan rộng thành cháy phòng thí nghiệm.

Không để chúng gần những nguồn có nhiệt hoặc điện như bếp lò, cầu dao điện...

Các chất này cần được sử dụng những dụng cụ riêng để tiến hành thí nghiệm.

Đối với các chất dễ nổ:

Các chất dễ nổ bao gồm các loại axit đặc, các chất hữu cơ, H2, các loại dung dịch kim loại hay còn gọi là kiềm…

Cần phải đeo đồ bảo hộ, đặc biệt là bảo hộ mắt, mũi, miệng để ngăn nguy cơ các chất này dính vào mặt, khi tiếp xúc với không khí sẽ gây ra cháy.

Không đưa đầu, mặt tiếp xúc gần với các chất kể trên khi chúng đang được đun nóng để tránh các chất bắn vào người, đặc biệt là vào mắt.

Trong khi đun, sử dụng cặp để chạm vào ống nghiệm chứ không được sờ tay trực tiếp vào ống nghiệm.

Quay miệng ống về phía không có người để hạn chế nguy cơ cháy nổ. Trong phòng thí nghiệm cũng phải trang bị đầy đủ các dụng cụ cứu hỏa, chữa cháy và hộp cứu thương để nhanh chóng xử lý khi những tình huống không may xảy ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

4. Mẫu nội quy phòng thí nghiệm trong trường học

NỘI QUY PHÒNG THÍ NGHIỆM

I. Những quy định chung:

- Những người không có nhiệm vụ không được vào phòng thí nghiệm.

- Vật dụng cá nhân và giày dép phải để bên ngoài phòng thí nghiệm

- Không đem thức ăn, nuớc uống, thuốc hút vào phòng thí nghiệm.

- Không sử dụng trang thiết bị trong phòng thí nghệm khi chưa được hướng dẫn cụ thể.

- Khi rời phòng thí nghiệm phải tắt các thiết bị điện, khóa cửa cẩn thận.

II. Quy định cho giáo viên:

- Giáo viên sử dụng phòng phải báo trước cho Cán bộ phụ trách trước 04 ngày để tiện việc sắp xếp. Sau khi kết thúc tiết dạy, phải cập nhật các thông tin vao Sổ Đầu Bài của Phòng.

- Ghi và kiểm tra các đồ dùng trước khi cho học sinh thực hành.

- Phải tiến hành thực hành và lấy ít nhất 02 số liệu mẫu để đinh hướng cho bài thực hành.

- Mặc đồ bảo hộ khi làm các bài thực hành có tính chất nguy hiểm cao.

III. Quy định cho học sinh:

- Truớc khi đến phòng thí nghiệm, học sinh phải nắm vững nội dung bài thí nghiệm sắp thực hiện. Học sinh phải nộp bài báo cáo thí nghiệm hôm truớc, truớc khi làm bài thí nghiệm sau (trường hợp thực hành hai bài liên tiếp theo PPCT).

- Học sinh phải có mặt đầy đủ các buổi thí nghiệm, nếu vắng mặt mà không có lý do chính đáng, học sinh sẽ không có điểm bài thí nghiệm đó.

- Trong quá trình thực hành phải tuyệt đối giữ trật tự, chỉ trao đổi khi được phép của GVHD.

- Khi nhận các thiết bị về nhóm, học sinh phải kiểm tra các thiết bị thí nghiệm, nếu có gì không rõ thì phải đứng lên hỏi GVHD.

- Học sinh phải làm đúng bài của nhóm mình. Không đi qua nhóm khác trong quá trình thí nghiệm

- Trong quá trình làm thí nghiệm, học sinh phải tuyệt đối tuân thủ các huớng dẫn của giáo viên và làm hết sức cẩn thận để tránh hư hỏng cho thiết bị. Nếu xảy ra hư hỏng, học sinh phải có trách nhiệm bồi thuờng.

- Đối với các hóa chất, học sinh phải hỏi trước GVHD mới được sử dụng.

- Để tránh tác dụng không mong muốn, khi dùng hóa chất tuyệt đối không dùng mũi để ngửi, không đùa giỡn để hóa chất tiếp xúc với da, mặt, mắt……… Nếu có trường hợp dính hóa chất lên da, vào mắt phải lập tức dùng nước để rửa chỗ tiếp xúc cho thật kỹ và đưa đi khám để theo dõi điều trị.

- Sau khi thực hành xong, Lớp trưởng cử 4 bạn ở lại để vệ sinh phòng.

BAN GIÁM HIỆU

Trên đây là những mẫu Nội quy phòng thí nghiệm 2024 mới nhất. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục Giáo dục - Đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
4 13.791
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo