3 Mẫu thỏa ước lao động tập thể 2024 mới nhất

Hoatieu.vn xin giới thiệu mẫu thỏa ước lao động tập thể - một trong những văn bản quan trọng nhất ghi nhận sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động. Mẫu nêu rõ những quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên, tiền lương, phụ cấp lương, tiền thưởng.... Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu thỏa ước lao động tập thể tại đây.

Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản. Thỏa ước lao động tập thể gồm: Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành và hình thức thỏa ước lao động tập thể khác. Nội dung thỏa ước lao động tập thể là gì? Ai là người ký kết thỏa ước lao động tập thể? Những điểm khác biệt giữa thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động? Mẫu thỏa ước lao động tập thể 2023 như thế nào? Để giải đáp được mời các bạn tham khảo nội dung bài viết của Hoatieu.vn.

1. Thỏa ước lao động tập thể là gì?

Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể.

Có 03 loại thỏa ước lao động tập thể:

  • Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp
  • Thỏa ước lao động tập thể ngành
  • Hình thức thỏa ước lao động tập thể khác.

Với việc bảo vệ quyền lợi người lao động, nội dung thoả ước lao động tập thể không được trái quy định của pháp luật và phải có lợi hơn cho người lao động.

2. Ai là người ký kết thỏa ước lao động tập thể?

Thỏa ước lao động tập thể được ký kết giữa đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động. Cụ thể theo Điều 18 Nghị định 05/2015/NĐ-CP:

- Phía tập thể lao động: Chủ tịch công đoàn cơ sở hoặc Chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở;

- Phía người sử dụng lao động: Người đại diện theo pháp luật, người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

Nếu có ủy quyền cho người khác ký thì phải ủy quyền bằng văn bản và người được ủy quyền không được tiếp tục ủy quyền cho người khác.

Lưu ý:

Thỏa ước lao động tập thể chỉ được ký kết khi các bên đã đạt được thỏa thuận tại phiên thương lượng tập thể và:

- Có trên 50% số người của tập thể lao động biểu quyết tán thành nội dung thương lượng tập thể đã đạt được (trường hợp ký thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp);

- Có trên 50% số đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp biểu quyết tán thành nội dung thương lượng tập thể đã đạt được (trường hợp ký thỏa ước lao động tập thể ngành);

Khi thoả ước lao động tập thể được ký kết, người sử dụng lao động phải công bố cho mọi người lao động của mình biết.

3. Mẫu thỏa ước lao động tập thể chi tiết nhất

Mẫu thỏa ước lao động tập thể chi tiết
Mẫu thỏa ước lao động tập thể chi tiết

Hiện nay, pháp luật lao động không quy định mẫu thỏa ước lao động tập thể. Tuy nhiên để thể hiện sự chuyên nghiệp của văn bản thì vẫn nên đảm bảo đúng đủ nội dung và hình thức. Dưới đây là là một mẫu thỏa ước lao động tập thể chi tiết, mời các bạn tham khảo.

CÔNG TY ……………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Địa chỉ:…………………

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------

………, ngày ... tháng … năm …

THOẢ ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ

Căn cứ Bộ luật Lao động nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 20/11/2019;

Căn cứ Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;

Căn cứ Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Bộ luật Lao động về nội dung của hợp đồng lao động, Hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con.

Căn cứ thoả thuận giữa người sử dụng lao động và tập thể người lao động sau khi lấy ý kiến của tập thể người lao động trong doanh nghiệp.

Để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của mỗi bên trong quan hệ lao động, chúng tôi gồm có:

1. Đại diện người sử dụng lao động (NSDLĐ):

Ông/Bà: ………………… Chức danh: ……

Địa chỉ: ………………………………………

CMND/CCCD: …………………………...…

Ngày cấp: …………… Nơi cấp: ……………

Điện thoại di động: ……………………………

2. Đại diện tập thể lao động:

Họ tên: …………………. Chức danh: ………

Địa chỉ: …………………………………………

CMND/CCCD: …………………………...……

Ngày cấp: ………………… Nơi cấp: …………

Hai bên cam kết thực hiện đúng các quy định của pháp luật và cùng nhau thoả thuận ký kết Thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp với các điều khoản cụ thể như sau:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thoả ước lao động tập thể này quy định mối quan hệ lao động giữa tập thể lao động và NSDLĐ về các điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong thời hạn Thỏa ước có hiệu lực.

Mọi trường hợp khác trong mối quan hệ lao động không quy định trong bản Thỏa ước lao động tập thể này, sẽ được giải quyết theo Bộ luật Lao động và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

Điều 2. Đối tượng thi hành

1. Người sử dụng lao động.

2. Người lao động (NLĐ) đang làm việc tại doanh nghiệp, kể cả NLĐ trong thời gian học nghề, tập nghề, thử việc, NLĐ vào làm việc sau ngày Thỏa ước có hiệu lực.

3. Ban chấp hành Công đoàn cơ sở/Ban chấp hành Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở (nơi không có công đoàn cơ sở).

Điều 3. Thời hạn của thỏa ước

1. Thỏa ước này có hiệu lực 03 năm kể từ ngày ký.

2. Sau 06 tháng, các bên có quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung Thỏa ước. Việc sửa đổi, bổ sung phải được tiến hành theo trình tự như khi ký kết.

3. Khi thời hạn của Thỏa ước hết hiệu lực hai bên thực hiện theo quy định tại Điều 83 Bộ luật Lao động.

Điều 4. Cam kết của NSDLĐ bảo đảm quyền hoạt động của công đoàn

NSDLĐ có trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về quyền công đoàn, trích nộp kinh phí công đoàn đầy đủ và tạo điều kiện thuận lợi cho công đoàn hoạt động.

Điều 5. Cam kết của NLĐ về việc chấp hành Nội quy lao động của doanh nghiệp

1. NLĐ có trách nhiệm chấp hành đúng các nội dung quy định trong hợp đồng lao động, Nội quy lao động và Thoả ước lao động tập thể.

2. Thực hiện đúng quy trình sản xuất, đặc biệt là các quy trình về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp.

3. Có tinh thần trách nhiệm trong công việc, có ý thức kỷ luật lao động, hạn chế đến mức thấp nhất việc làm hư hỏng máy móc, hàng hoá, sản phẩm của doanh nghiệp.

4. Phối hợp cùng doanh nghiệp trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất, tiết kiệm nguyên vật liệu, đảm bảo tiến độ công việc.

5. Không tham gia đình công, tranh chấp lao động tập thể trái quy định của pháp luật.

Chương II.

NỘI DUNG THOẢ ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ

Điều 6. Việc làm và bảo đảm việc làm

1. NSDLĐ phải đảm bảo việc làm cho NLĐ trong suốt thời gian có hiệu lực của hợp đồng.

2. Thời gian nghỉ chờ việc do thiếu đơn hàng hay do lý do khách quan khác như điện nước thì NLĐ được trả 100% tiền lương theo hợp đồng lao động, nhưng không được thấp hơn lương tối thiểu vùng do nhà nước qui định.

3. NSDLĐ sẽ hỗ trợ 100% học phí khi NLĐ tham gia các khoá học nghề do DN yêu cầu và cam kết làm việc tại doanh nghiệp sau khi học nghề từ 02 năm trở lên.

4. NLĐ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, không bị xử lý kỷ luật lao động sẽ được tái ký hợp đồng lao động khi hết hạn hợp đồng.

5. NLĐ tham gia đình công trái pháp luật sẽ không được tái ký khi hết hạn hợp đồng.

Điều 7. Công tác đào tạo

1. Doanh nghiệp coi trọng công tác đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ, trình độ chính trị, văn hóa, ngoại ngữ, tin học cho NLĐ nhằm phục vụ thiết thực có hiệu quả cao cho doanh nghiệp.

2. Trong chiến lược phát triển doanh nghiệp, từng giai đoạn, vào thời điểm thích hợp, doanh nghiệp sẽ đào tạo hoặc cử NLĐ đi đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nghiệp vụ tay nghề cho phù hợp với yêu cầu công việc thực tế.

Tổ chức cho NLĐ làm công tác quản lý, chuyên môn nghiệp và công nhân kỹ thuật đi học tập kinh nghiệm ở các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

3. Doanh nghiệp khuyến khích và tạo điều kiện cho NLĐ tự học hỏi nâng cao, bồi dưỡng nghiệp vụ, trình độ chuyên môn để phục vụ công việc tốt hơn.

Điều 8. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

1. Doanh nghiệp thực hiện thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy định tại Nội quy lao động đăng ký theo quy định của pháp luật.

2. Ngoài những ngày nghỉ việc riêng, hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật, người lao động còn được nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau:

a) Anh chị em ruột mất: nghỉ 1 ngày.

b) Vợ sinh con lần thứ nhất và thứ hai: Chồng được nghỉ 05 ngày

(NLĐ phải nộp cho doanh nghiệp các giấy tờ hợp lệ: Giấy chứng sinh)

3. Ngoài các ngày nghỉ lễ, tết hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật lao động hiện hành, NLĐ còn được nghỉ hưởng nguyên lương trong trường hợp sau:

Ngày thành lập doanh nghiệp: Doanh nghiệp phối hợp với công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày truyền thống trong một buổi và mọi NLĐ phải tham gia; một buổi còn lại NLĐ được nghỉ ngơi và hưởng lương.

Điều 9. Tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp lương, chế độ nâng lương

1. Tiền lương:

- NSDLĐ có trách nhiệm xây dựng định mức lao động, gửi thang lương, bảng lương cho Cơ quan quản lý lao động theo quy định.

- Căn cứ để tính lương: thực hiện theo quy chế lương thưởng.

Quy chế trả lương, trả thưởng được tập thể lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở góp ý và công khai cho NLĐ tại doanh nghiệp biết.

- Hình thức trả lương: Tiền mặt/Chuyển khoản.

- Thời hạn trả lương: Ngày cuối cùng của tháng. Trường hợp ngày cuối cùng của tháng rơi vào ngày nghỉ, lễ tết thì được trả vào ngày làm việc trước đó.

2. Tiền thưởng:

Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng quy chế thưởng quy định cụ thể về điều kiện, tiêu chuẩn xét thưởng cho NLĐ. Tiền thưởng gồm có: Thưởng đột xuất, sáng kiến, thưởng tháng lương thứ 13, thưởng tết, thưởng chuyên cần...

3. Phụ cấp lương:

Ngoài mức lương chính, tùy vào từng vị trí công việc mà NLĐ còn có thể được nhận các khoản phụ cấp khác như sau:

Khoản phụ cấp

Đối tượng áp dụng

Mức phụ cấp

Phụ cấp trách nhiệm

Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng phòng

Phụ cấp thâm niên

NLĐ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp từ 03 năm trở lên

Hỗ trợ xăng xe

Tất cả NLĐ

Hỗ trợ điện thoại

Tất cả NLĐ

Tiền ăn ca, ăn trưa

Tất cả NLĐ

Hỗ trợ nhà ở

Lao động có hợp đồng thuê nhà

Hỗ trợ nuôi con nhỏ

Lao động/lao động nữ có con nhỏ gửi nhà trẻ, mẫu giáo

NSDLĐ có trách nhiệm thỏa thuận mức hưởng cụ thể với từng lao động về những khoản phụ cấp mà NLĐ được nhận về mức hưởng và điều kiện hưởng trong hợp đồng lao động.

4. Chế độ nâng lương:

Ngoài quy định nâng lương định kỳ hàng năm, doanh nghiệp sẽ xét nâng lương trước thời hạn cho NLĐ trong trường hợp sau:

a) Bổ sung chứng chỉ các lớp đào tạo nghề, bằng tốt nghiệp trường trung cấp, cao đẳng, đại học phù hợp công việc đang phụ trách;

b) Có sáng kiến, tiết kiệm nguyên vật liệu.

Điều 10. Các khoản bổ sung, chế độ phúc lợi

Stt

Nội dung

Mức tiền

1

Quà sinh nhật

2

Tham quan nghỉ mát

3

Tết Dương lịch

4

Lễ Giỗ tổ Hùng Vương

5

Lễ 30/4 và 1/5

6

Lễ Quốc khánh 2/9

7

Quà Trung thu

8

Quà Thiếu nhi 01/6

9

Quà mừng sinh con thứ 1 và thứ 2

10

Quà mừng kết hôn

11

Phúng viếng tang lễ NLĐ

12

Trợ cấp tang chế tứ thân phụ mẫu, vợ, chồng, con NLĐ

13

Trợ cấp triệt sản

14

Thăm bệnh

15

Trợ cấp khó khăn đột xuất

16

Hỗ trợ NLĐ bị phẩu thuật nội và ngoại khoa (ngoại trừ phẩu thuật thẩm mỹ)

Điều 11. Những quy định đối với lao động nữ

Thực hiện theo pháp luật lao động và Nội quy lao động của doanh nghiệp.

Điều 12. An toàn lao động, vệ sinh lao động

1. NSDLĐ có trách nhiệm tập huấn công tác an toàn, vệ sinh lao động, thực hiện đầy đủ việc trang cấp phương tiện bảo hộ lao động và hàng năm khám sức khoẻ định kỳ cho NLĐ;

2. NLĐ phải chấp hành các quy định về an toàn, vệ sinh lao động; giữ gìn, bảo quản các phương tiện bảo hộ được trang cấp.

3. NLĐ làm việc ở bộ phận nặng nhọc, độc hại sẽ được hưởng chế độ tiền lương, chế độ bồi dưỡng theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.

Điều 13. Bảo hiểm xã hội và các bảo hiểm khác

NSDLĐ có trách nhiệm thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về bảo hiểm xã hội (BHXH) và bảo hiểm y tế đối với NLĐ. NSDLĐ có trách nhiệm chốt sổ và trả sổ BHXH cho NLĐ chậm nhất 30 ngày kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ.

Điều 14. Hoạt động công đoàn

1. Công đoàn cơ sở phải xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm gửi Giám đốc để phối hợp thực hiện. Trường hợp có kế hoạch đột xuất phải thông báo bằng văn bản cho NSDLĐ biết trước ít nhất 03 ngày.

2. Mỗi đầu tuần, NSDLĐ bố trí thời gian triển khai kế hoạch sản xuất, đồng thời triển khai các nội dung tuyên truyền, giáo dục cần thiết cho NLĐ.

3. Khi công đoàn cơ sở kiến nghị những yêu cầu của tập thể lao động tại doanh nghiệp, NSDLĐ có trách nhiệm phối hợp xem xét và trả lời kiến nghị trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận kiến nghị.

4. NSDLĐ tạo điều kiện thuận lợi cho Ban chấp hành công đoàn cơ sở trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật lao động và pháp luật công đoàn.

5. Định kỳ hàng quý, năm, công đoàn cơ sở phối hợp cùng NSDLĐ tổ chức họp mặt đối thoại giữa NSDLĐ và NLĐ theo quy chế đối thoại và hội nghị NLĐ tại doanh nghiệp nhằm trao đổi thông tin, lắng nghe ý kiến của các bên nhằm xây dựng quan hệ lao động tại doanh nghiệp hài hòa, ổn định và tiến bộ.

6. NSDLĐ phối hợp cùng công đoàn cơ sở tổ chức các phong trào thi đua; hỗ trợ 100% chi phí để công đoàn cơ sở tổ chức và khen thưởng các phong trào thi đua.

Điều 15. Tranh chấp lao động

Hai bên thực hiện theo quy định tại Chương XIV Bộ luật Lao động.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 16. Trách nhiệm thi hành Thỏa ước

1. NSDLĐ, Ban chấp hành công đoàn cơ sở và NLĐ tại doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện đúng các nội dung đã thoả thuận trong Thỏa ước.

2. Sau khi ký kết Thỏa ước, NSDLĐ có trách nhiệm bố trí thời gian để công đoàn cơ sở triển khai Thỏa ước đến tập thể lao động tại doanh nghiệp. Các bên có quyền sửa đổi bổ sung đúng thời hạn theo quy định tại Điều 82 Bộ luật Lao động 2019. NSDLĐ và NLĐ có trách nhiệm thực hiện thực hiện đầy đủ thỏa ước lao động tập thể.

Điều 17. Áp dụng Thỏa ước lao động tập thể

1. Những vấn đề không được đề cập trong bản thỏa ước lao động tập thể này được hiện thiện theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp quyền lợi của người lao động được thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc các quy định trong nội quy, quy định của doanh nghiệp thấp hơn so với bản thỏa ước này thì phải thực hiện những điều khoản tương ứng tại thỏa ước lao động tập thể.

2. Trong thời hạn thỏa ước lao động tập thể đang có hiệu lực mà pháp luật lao động có những sửa đổi, bổ sung quy định những quyền lợi cao hơn các thỏa thuận trong thỏa ước lao động tập thể thì áp dụng các quy định của pháp luật và tiến hành sửa đổi bổ sung thỏa ước lao động tập thể.

3. Trong trường hợp có những vấn đề phát sinh trong thực tế liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của các bên mà không có trong nội dung của thỏa ước lao động tập thể, quy định của pháp luật thì ban chấp hành công đoàn cơ sở và NSDLĐ cùng nhau bàn bạc hoặc tổ chức đối thoại đột xuất để thống nhất thực hiện.

Điều 18. Hiệu lực của Thỏa ước

1. Thỏa ước này có hiệu lực 03 năm, kể từ ngày ký. Các quy định khác của doanh nghiệp trái với nội dung Thỏa ước này đều bị bãi bỏ.

2. Thỏa ước lao động tập thể này ký tại Công ty ………………………….. vào ngày … tháng … năm … và gửi Thỏa ước theo quy định tại Điều 77 Bộ luật Lao động 2019.

TM. BCH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ

CHỦ TỊCH CÔNG ĐOÀN

(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

GIÁM ĐỐC

(Ký, ghi rõ họ tên)

4. Mẫu thỏa ước lao động tập thể số 2

CÔNG TY ......

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

......, ngày ... tháng .... năm 20....

THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ

- Căn cứ Bộ luật Lao động năm 2019.

- Căn cứ Luật Công đoàn năm 2012.

- Căn cứ Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.

- Căn cứ Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 11 năm 2020 hướng dẫn một số nội dung của Bộ luật Lao động.

Để đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của hai trong mối quan hệ lao động chúng tôi gồm có:

Ông: ........................................................ Chức vụ: ...........................

ĐẠI DIỆN TẬP THỂ NGƯỜI LAO ĐỘNG:

Bà:………………………………… Chức vụ: Chủ tịch công đoàn

Hai bên thương lượng, thỏa thuận và ký Thỏa ước lao động tập thể (gọi tắt là Thỏa ước) với các điều khoản sau:

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thoả ước lao động tập thể này quy định mối quan hệ lao động giữa tập thể lao động và NSDLĐ về các điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong thời hạn Thỏa ước có hiệu lực. Mọi trường hợp khác trong mối quan hệ lao động không quy định trong bản Thỏa ước lao động tập thể này, sẽ được giải quyết theo Bộ luật Lao động (BLLĐ) và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

Điều 2. Đối tượng thi hành.

1. Đối tượng thi hành bản Thỏa ước này gồm Ban Giám đốc, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở (BCH CĐCS) và toàn thể người lao động (NLĐ) đang làm việc tại Công ty ....................................................... kể cả NLĐ trong thời gian học nghề, tập nghề, thử việc, NLĐ vào làm việc sau ngày Thỏa ước có hiệu lực đều có trách nhiệm thực hiện những nội dung thoả thuận trong Thỏa ước này;

2. Thỏa ước này là cơ sở để giải quyết quyền lợi và nghĩa vụ của 2 bên và là cơ sở giải quyết tranh chấp lao động tại Công ty.

Điều 3. Thể thức ký kết.

1. Thỏa ước này đã được lấy ý kiến của toàn thể NLĐ, được BCH CĐCS cùng với Ban Giám đốc Công ty thương lượng, thỏa thuận thông qua và ký kết.

2. Bản Thỏa ước này được lập thành 04 bản bằng Tiếng Việt và gửi cho:

- Ban Giám đốc Công ty giữ 01 bản;

- Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở giữ 01 bản;

- Gửi Liên đoàn Lao động quận Thanh Khê giữ 01 bản

- Gửi Sở Lao động - Thương binh & Xã hội thành phố Đà Nẵng giữ 01 bản.

CHƯƠNG II

NHỮNG NỘI DUNG HAI BÊN THỐNG NHẤT THỰC HIỆN

Điều 4. Tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp và nâng lương

  1. NSDLĐ có trách nhiệm xây dựng định mức lao động, Thang lương, bảng lương theo quy định. Quy chế trả lương, trả thưởng được tập thể lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở góp ý và công khai cho NLĐ tại doanh nghiệp biết.
  2. Chế độ nâng lương: Doanh nghiệp sẽ tổ chức đánh giá thành tích nhân viên và xem xét lại mức lương 01 năm/1lần cho NLĐ đã làm việc từ 01 năm trở lên. Ngoài ra, Doanh nghiệp sẽ xét nâng lương trước thời hạn cho NLĐ có năng lực và thành tích làm việc xuất sắc hoặc NLĐ bổ sung bằng cấp, chứng chỉ liên quan đến ngành.
  3. Tiền thưởng: Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng Quy chế thưởng quy định cụ thể về điều kiện, tiêu chuẩn xét thưởng cho NLĐ. Tiền thưởng gồm:
  1. Thưởng lương tháng 13 vào dịp tết: Tùy theo tình hình kinh doanh, Doanh nghiệp sẽ xét thưởng lương tháng 13 cho NLĐ làm việc đủ 12 tháng với mức thưởng ít nhất 01 tháng lương theo HĐLĐ (hoặc lương thực lãnh). NLĐ làm việc chưa đủ 12 tháng sẽ tính tỷ lệ tương ứng theo số tháng thực tế làm việc tính từ ngày ký hợp đồng chính thức.
  2. Thưởng đột xuất cho cá nhân, tập thể NLĐ đạt những thành tích trong các trường hợp sau: Phát hiện và báo cáo kịp thời các vụ việc tiêu cực như trộm cắp, lãng phí, tham ô tài sản doanh nghiệp, và các nguy cơ khác giúp doanh nghiệp tránh được những tổn thất rủi ro.

c. Trong thời gian thử việc tại doanh nghiệp, người lao động được hưởng 85% lương của công việc đó. Sau thời gian thử việc nếu người lao động được chính thức ký hợp đồng tuyển dụng thì sẽ được hưởng 100% lương theo cấp bậc công việc.

Điều 5. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

1. Thời gian làm việc: 08giờ/ngày và 48 giờ/tuần

­­­­­2. Thời gian nghỉ hàng năm: Doanh nghiệp thực hiện thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật.

  • Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01/01).
  • Tết Âm lịch: 05 ngày (30 Tết, mồng 01, 02, 03, 04 Tết).
  • Ngày Giỗ tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10/03 âm lịch).
  • Ngày Thống nhất đất nước: 01 ngày (ngày 30/04 dương lịch).
  • Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01/05 dương lịch).
  • Ngày Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02/09 dương lịch và 01 ngày liên kề trước hoặc sau đó).
  • Bản thân kết hôn: 03 ngày.
  • Con kết hôn: 01 ngày.
  • Bố, mẹ (cả bên vợ và bên chồng) mất, vợ hoặc chồng mất, con mất: 03 ngày.
  • Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột mất; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
  • Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Điều 6. Bảo đảm việc làm đối với người lao động

1. NSDLĐ cam kết ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) theo quy định tại Điều 21 BLLĐ và đảm bảo việc làm cho NLĐ trong suốt thời gian có hiệu lực của hợp đồng; NSDLĐ và NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ đảm bảo đúng quy định tại Điều 35 và Điều 36 BLLĐ; Trường hợp NLĐ và NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật thì nghĩa vụ của hai bên thực hiện theo quy định của Điều 40, 41 BLLĐ.

2. Mọi trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động cần tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn công ty.

3. Khi có nhu cầu đào tạo cho NLĐ Công ty sẽ hỗ trợ 100% học phí cho NLĐ. Các điều khoản về đào tạo, được ghi trong hợp đồng đào tạo nghề đảm bảo đúng quy định của BLLĐ hiện hành.

4. NLĐ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, không bị xử lý kỷ luật lao động sẽ được tái ký HĐLĐ khi hết hạn hợp đồng.

Điều 7. Bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động.

1. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ sau đây:

- Hàng năm, khi xây dựng kế hoạch kinh doanh, Công ty phải lập kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động;

- Bảo đảm các điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị đạt các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động hoặc đạt các tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc đã được công bố, áp dụng;

- Lấy ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng kế hoạch và thực hiện các hoạt động bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động.

-Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, vệ sinh lao động đối với người lao động;

- Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động theo tiêu chuẩn, chế độ quy định;

- Trang bị phương tiện bảo hộ lao động cho người lao động với mức: …….đồng/người/năm.

2. Người lao động có nghĩa vụ sau đây:

- Chấp hành các quy định, quy trình, nội quy về an toàn lao động, vệ sinh lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao;

- Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được cấp; các thiết bị an toàn lao động, vệ sinh lao động nơi làm việc;

- Người lao động phải tham gia các lớp tập huấn, chấp hành các nội quy, quy trình quy phạm về an toàn lao động liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao. Có trách nhiệm giữ gìn dụng cụ, thiết bị an toàn. Khi cá nhân được trang bị các phương tiện bảo vệ thì bắt buộc phải sử dụng theo đúng quy định trong khi làm việc.

Điều 8. Các phúc lợi cho người lao động:

  1. Hỗ trợ tiền ăn giữa ca: : ….000 đồng/người/tháng
  2. Quà sinh nhật : ….000 đồng/người
  3. Tết Dương lịch : ….000 đồng/người
  4. Lễ Giỗ tổ Hùng Vương : ….000 đồng/người
  5. Lễ 30/4 và 01/5 : ….000 đồng/người
  6. Lễ Quốc khánh 2/9 : ….000 đồng/người
  7. Tham quan nghỉ mát, hoạt động vui chơi giải trí : …..000 đồng/người/năm
  8. Quà mừng NLĐ kết hôn : ….000 đồng/lần
  9. Quà mừng nhân viên sinh con : …..000 đồng/con
  10. Trợ cấp tang chế NLĐ :…...000 đồng/người
  11. Trợ cấp tang chế tứ thân phụ mẫu, vợ, chồng, con NLĐ : ….000 đồng/người
  12. Thăm bệnh : …...000 đồng/người
  13. Trợ cấp khó khăn đột xuất (xét theo từng trường hợp trên cơ sở mức thu nhập, thâm niên công tác, hoàn cảnh gia đình) : …..000 đồng/người
  14. Hỗ trợ NLĐ bị phẫu thuật nội và ngoại khoa : …..000 đồng /người

Đây là mức thưởng tối thiểu NSDLĐ áp dụng đối với NLĐ. Trên thực tế, NSDLĐ sẽ quyết định về việc mức thưởng có thể tăng lên so với mức quy định trên tùy theo tình hình kinh doanh của Doanh nghiệp.

Điều 9. Về Bảo hiểm xã hội và các bảo hiểm khác

1. NSDLĐ có trách nhiệm thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của Luật bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm thất nghiệp đối với NLĐ. NSDLĐ có trách nhiệm chốt sổ và trả sổ BHXH cho NLĐ chậm nhất 30 ngày kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ.

2. Ngoài BHXH, NSDLĐ sẽ căn cứ vào điều kiện sản xuất kinh doanh công ty để mua các loại bảo hiểm khác cho NLĐ đã ký HĐLĐ đang làm việc tại công ty theo quy định của pháp luật hiện hành. Khi xảy ra tai nạn lao động và những rủi ro khác, NLĐ được hưởng các chế độ do công ty bảo hiểm chi trả.

CHƯƠNG III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 10. Hiệu lực thực hiện.

1. Thỏa ước này gồm 03 chương 11 điều và có thời hạn là 03 năm. Thỏa ước có hiệu lực sau 30 ngày làm việc kể từ ngày ký.

2. Các quy định của Công ty trái với điều khoản tại bản Thỏa ước này đều bị bãi bỏ và được áp dụng theo TƯLĐTT này. Những vấn đề không được nêu trong Thoả ước này sẽ được giải quyết theo quy định của BLLĐ, Nội quy lao động và các văn bản pháp luật khác liên quan.

Điều 11. Sửa đổi, bổ sung và hết hạn TƯLĐTT

1. Sau 6 tháng thực hiện TƯLĐTT, hai bên có quyền yêu cầu thương lượng để sửa đổi, bổ sung TƯLĐTT. Việc sửa đổi, bổ sung Thỏa ước được tiến hành theo trình tự như khi ký kết.

2. Khi quy định của pháp luật thay đổi mà dẫn đến TƯLĐTT không còn phù hợp với quy định của pháp luật, thì hai bên phải tiến hành sửa đổi, bổ sung TƯLĐTT trong vòng 15 ngày kể từ ngày quy định của pháp luật có hiệu lực. Trong thời gian tiến hành sửa đổi, bổ sung thì quyền lợi của NLĐ được thực hiện theo quy định của pháp luật.

4. Trong thời hạn 90 ngày trước ngày thỏa ước lao động tập thể hết hạn, các bên có thể thương lượng để kéo dài thời hạn của thỏa ước lao động tập thể hoặc ký kết thỏa ước lao động tập thể mới. Trường hợp các bên thỏa thuận kéo dài thời hạn của thỏa ước lao động tập thể thì phải lấy ý kiến theo quy định tại Điều 76 của BLLĐ.

Khi thỏa ước lao động tập thể hết hạn mà các bên vẫn tiếp tục thương lượng thì thỏa ước lao động tập thể cũ vẫn được tiếp tục thực hiện trong thời hạn không quá 90 ngày kể từ ngày thỏa ước lao động tập thể hết hạn, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Thỏa ước lao động tập thể này ký tại Công ty ……… ngày …. tháng ….năm 20….

TM. BAN CHẤP HÀNH CĐCS

CHỦ TỊCH

.............................

TM. CÔNG TY

TỔNG GIÁM ĐỐC/GIÁM ĐỐC

..................................

5. Thỏa ước lao động tập thể số 3

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----***-----

THOẢ ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ

Để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động, chúng tôi gồm:

1. Đại diện người sử dụng lao động:...............................

2. Đại diện tập thể lao động: Ông ................................

Cùng nhau thoả thuận ký kết thoả ước lao động tập thể gồm những điều khoản sau đây:

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều1: Bản thoả ước lao động tập thể này (sau đây gọi tắt là Thoả ước) quy định mối quan hệ giữa tập thể người lao động và Tổng Giám đốc về các điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong thời hạn thoả ước có hiệu lực.

Các trường hợp không quy định trong bản thoả ước lao động tập thể này sẽ được giải quyết theo Bộ Luật lao động và các quy định pháp luật hiện hành.

Điều 2: Thoả ước này công nhận những quy chế, quy định sau đây của công ty là nội dung chính thức của thoả ước:

1. Quy chế tổ chức văn hoá hoạt động của Hội đồng quản trị;

2. Quy chế Hoạt động của Ban kiểm soát;

3. Quy chế của Tổng giám đốc;

4. Quy chế trả thu nhập cho người lao động;

5. Quy chế khen thưởng thi đua;

6. Quy chế về việc cử người đi đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước và ở nước ngoài;

7. Quy chế về việc trích lập và sử dụng quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm;

8. Quy chế thực hiện dân chủ;

9. Quy chế tuyển dụng người vào làm việc tại Công ty;

10. Quy chế Bảo mật;

11. Quy định về chế độ đi tham quan, du lịch trong và ngoài nước;

12. Quy định về lập và sử dụng quỹ chính sách xã hội do cán bộ công nhân viên tự nguyện đóng góp;

13. Quy định về an toàn, vệ sinh lao động và chế độ khen thưởng an toàn, vệ sinh lao động;

Tổng Giám đốc Công ty và Chủ tịch Công đoàn có trách nhiệm tổ chức xây dựng các quy chế nói trên và trình Hội đồng quản trị quyết định ban hành. Sau khi hoàn thiện các quy chế này được đăng ký với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội thông báo để mọi người lao động trong toàn Tổng công ty biết và giám sát thực hiện.

Tại đại hội công nhân viên chức của Công ty, Tổng giám đốc Công ty và Chủ tịch Công đoàn có nhiệm vụ thông báo công khai trước đại hội kết quả thực hiện các quy chế đã được ban hành.

Điều 3: Tổng Giám đốc cam kết:

1. Cộng tác chặt chẽ và tạo điều kiện thuận lợi để Công đoàn hoạt động theo quy định của Bộ Luật Lao động và Luật Công đoàn.

2. Tạo điều kiện làm việc cho cán bộ kiêm nhiệm công tác Đảng. Công đoàn, Đoàn thanh niên; Thời gian làm công tác đoàn thể của cán bộ làm công tác Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên không chuyên trách được tính là thời gian làm việc để trả lương.

CHƯƠNG II

VIỆC LÀM VÀ ĐẢM BẢO VIỆC LÀM

Điều 4: Tổng Giám đốc cam kết giao đúng, giao đủ và kịp thời kế hoạch sản xuất kinh doanh cho các đơn vị sản xuất, đồng thời đảm bảo các điều kiện cần thiết để các đơn vị hoàn thành tốt kế hoạch được giao. Người lao động làm việc trong các đon vị của Công ty cam kết làm tròn nhiệm vụ được giao, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy lao động và những quy định trong thoả ước lao động tập thể này.

Điều 5: Giao kết hợp đồng lao động

Người sử dụng lao động ở các đơn vị của Công ty thực hiện giao kết hợp đồng lao động với người lao động theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty và Bộ Luật Lao động.

Điều 6: Đối tượng không giao kết hợp đồng lao động: Các chức danh do Đại hội đồng cổ đông bầu gồm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng Quản trị, thành viên Ban kiểm soát; chức danh Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng của Công ty.

Điều 7: Điều động lao động giữa các đơn vị thành viên của Công ty

Do yêu cầu sản xuất, Tổng Giám đốc có quyền điều động người lao động đến làm việc ở vị trí công tác khác, nhưng phải báo cáo cho người lao động biết ít nhất 30 ngày. Trường hợp báo chậm hơn thì cần được sự thoả thuận của người lao động. Hai bên phải tiến hành giao kết lại hợp đồng lao động ngay trước khi người lao động làm việc ở vị trí mới.

Việc điều động lao động trong phạm vi Tổng Công ty không được coi là chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ Luật Lao động. Người lao động không được hưởng trợ cấp thôi việc khi thực hiện việc điều động trong phạm vi Công ty.

Điều 8: Trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động sau khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng bằng nguồn kinh phí do Công ty chịu hoặc Công ty được cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ, thì phải có trách nhiệm bồi thường chi phí đào tạo. Trách nhiệm này được ghi trong hợp đồng lao động. Mức bồi thưòng được được quy định tại quy chế về việc cử người đi đào tạo, bồi dưỡng ở trong và ngoài nước.

Điều 9: Người sử dụng lao động và người lao động cam kết thi hành nghiêm chỉnh những quy định của Bộ Luật Lao động và quyền và trách nhiệm của mỗi bên trong trường hợp thay đổi, tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động.

CHƯƠNG III

THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜI NGHỈ NGƠI

I/ Thời giờ làm việc

Điều 10: Thời giờ làm việc hàng ngày trong điều kiện lao động bình thường là 8 giờ/ngày theo hai chế độ làm việc:

1. Chế độ làm việc theo giờ hành chính:

Chế độ làm việc này áp dụng cho các chức danh quản lý và chức danh sản xuất không có yêu cầu làm việc theo ca. Biểu thời gian làm việc hàng ngày do Tổng Giám đốc quy định cho phù hợp với tập quán sinh hoạt của Công ty.

2. Chế độ làm việc theo ca sản xuất:

a/ Các vị trí công tác có yêu cầu đảm bảo quá trình sản xuất liên tục thì phải tổ chức làm việc theo ca.

b/ Việc tổ chức ca làm việc phải theo nguyên tắc giò nhiều việc nhiều người, ít việc ít người. Tổng giám đốc quy định số ca, giờ bắt đầu và kết thúc của mỗi ca, chế độ đảo ca, nhưng phải đảm bảo giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi quy định tại Bộ Luật Lao động và Thoả ước lao động này.

3. Người lao động làm các công việc có tính chất đặc thù về thời gian như: thủ kho, bảo vệ, lái xe con, lái xe phục vụ ứng cứu thông tin ... tuỳ theo từng loại công việc, không nhất thiết quy định làm mỗi ngày 08 giờ, nhưng tính bình quân không quá 08 giờ/ngày.

Điều 11: Thời giời làm thêm

1. Tổng giám đốc được tổ chức làm thêm giờ trong trường hợp nhiệm vụ sản xuất tăng đột xuất ngoài kế hoạch, sau khi đã thoả thuận với người lao động.

2. Thời giờ làm thêm trong điều kiện lao động bình thường không được vượt quá 200 giờ.

3. Trường hợp phải đối phó hoặc khắc phục hậu quả nghiêm trọng do thiên tai, dịch hoả ... sau khi thoả thuận với người lao động. Tổng giám đốc có quyền huy động làm thêm giờ vượt quá số giờ làm thêm nêu trên.

Điều 12: Thời giờ học tập chuyên môn nghiệp vụ:

1. Huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động 8 giờ/ngưòi/năm.

2. Bổ túc thi nâng bậc 32 giờ/người/năm (áp dụng cho những đủ tiêu chuẩn thi nâng bậc trong năm).

3. Học tập kỹ thuật, nghiệp vụ: 02 giờ/người/tuần, tức là 104 giờ/người/năm.

4. Huấn luyện tự vệ: 40 giờ đến 56 giờ/người/năm (áp dụng cho những người tham gia tự vệ).

Điều 13: Thời giờ hội họp

1. Thời giờ giao ban tác nghiệp

a/ Giao ban giữa Tổng giám đốc với Trưởng các đơn vị thuộc: 02 giờ/tuần

b/ Họp tổ sản xuất: 1 giờ/tuần.

2. Thời giờ họp sơ kết, tổng kết:

a/ Hàng năm các đơn vị 04 giờ để sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, 08 giờ để tổng kết công tác năm và triển khai kế hoạch mới.

b/ Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và tổng kết công tác năm của Công ty tuỳ theo tình hình cụ thể do Lãnh đạo Tổng Công ty quyết định.

II/ Thời giờ nghỉ ngơi

Điều 14: Nghỉ giữa ca:

Người lao động làm việc liên tục 8 giờ liền trong điều kiện bình thường được nghỉ giữa ca tính vào giờ làm việc như sau:

a/ Nghỉ 45 phút khi làm ca đêm,

b/ Nghỉ 30 phút khi làm các ca khác.

Điều 15: Công ty thực hiện tuần làm việc 40 giờ trong 5 ngày, mỗi tuần người lao động được nghỉ 02 ngày (48 giờ liên tục) quy định như sau:

1. Người làm việc theo giờ hành chính nghỉ hàng tuần vào ngày thứ bảy và chủ nhật.

2. Người làm việc theo ca (trừ các đối tượng đã được quy định tại Điều 12 của thoả ước này).

a/ Bố trí nghỉ luân phiên.

b/ Người lao động được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca khác.

6. Thời hạn thỏa ước lao động tập thể

Căn cứ theo Điều 78 và 83 Bộ luật Lao động 2019, thời hạn thỏa ước lao động tập thể được quy định như sau:

- Thỏa ước lao động tập thể có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm. Thời hạn cụ thể do các bên thỏa thuận và ghi trong thỏa ước lao động tập thể. Các bên có quyền thỏa thuận thời hạn khác nhau đối với các nội dung của thỏa ước lao động tập thể.

- Trong thời hạn 90 ngày trước ngày thỏa ước lao động tập thể hết hạn, các bên có thể thương lượng để kéo dài thời hạn của thỏa ước lao động tập thể hoặc ký kết thỏa ước lao động tập thể mới. Trường hợp các bên thỏa thuận kéo dài thời hạn của thỏa ước lao động tập thể thì phải lấy ý kiến theo quy định tại Điều 76 Bộ luật Lao động 2019.

- Khi thỏa ước lao động tập thể hết hạn mà các bên vẫn tiếp tục thương lượng thì thỏa ước lao động tập thể cũ vẫn được tiếp tục thực hiện trong thời hạn không quá 90 ngày kể từ ngày thỏa ước lao động tập thể hết hạn, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

7. Có bắt buộc thực hiện thỏa ước lao động tập thể không?

Điều 79 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thực hiện thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp như sau:

- Người sử dụng lao động, người lao động, bao gồm cả người lao động vào làm việc sau ngày thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực, có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ thỏa ước lao động tập thể đang có hiệu lực.

- Trường hợp quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên trong hợp đồng lao động đã giao kết trước ngày thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực thấp hơn quy định tương ứng của thỏa ước lao động tập thể thì phải thực hiện theo thỏa ước lao động tập thể. Quy định của người sử dụng lao động chưa phù hợp với thỏa ước lao động tập thể thì phải được sửa đổi cho phù hợp; trong thời gian chưa sửa đổi thì thực hiện theo nội dung tương ứng của thỏa ước lao động tập thể.

- Khi một bên cho rằng bên kia thực hiện không đầy đủ hoặc vi phạm thỏa ước lao động tập thể thì có quyền yêu cầu thi hành đúng thỏa ước lao động tập thể và các bên có trách nhiệm cùng xem xét giải quyết; nếu không giải quyết được, mỗi bên đều có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo quy định của pháp luật.

8. Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu

Căn cứ theo Điều 86 Bộ luật Lao động 2019, thỏa ước lao động tập thể sẽ vô hiệu khi:

- Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu từng phần khi một hoặc một số nội dung trong thỏa ước lao động tập thể vi phạm pháp luật.

- Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Toàn bộ nội dung thỏa ước lao động tập thể vi phạm pháp luật;

+ Người ký kết không đúng thẩm quyền;

+ Không tuân thủ đúng quy trình thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể.

Mời bạn đọc cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đẩy đủ nội dung thông tin của mẫu thỏa ước lao động tập thể

Trên đây là Mẫu thỏa ước lao động tập thể 2024 mới nhất. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục việc làm - nhân sự trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
7 18.964
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo