Mẫu sổ theo dõi, quản lý bệnh nhân tâm thần tại cộng đồng

Tải về

Mẫu sổ ghi chép theo dõi, quản lý bệnh nhân tâm thần tại cộng đồng

Mẫu sổ ghi chép theo dõi, quản lý bệnh nhân tâm thần tại cộng đồng là mẫu sổ được lập ra để ghi chép về việc theo dõi, quản lý bệnh nhân tâm thần tại cộng đồng. Mẫu sổ nêu rõ thông tin bệnh nhân, nội dung chẩn đoán bệnh... Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Nội dung cơ bản của mẫu sổ ghi chép theo dõi, quản lý bệnh nhân tâm thần tại cộng đồng như sau:

Sổ A8/YTCS

SỔ THEO DÕI, QUẢN LÝ BỆNH NHÂN TÂM THẦN TẠI CỘNG ĐỒNG

TT

Họ và tên

Tuổi

Địa chỉ

Chẩn đoán

Theo dõi dùng thuốc của bệnh nhân theo tháng

PHCN; Lao động, công tác, VSCN

Kiểm tra tại nhà

Nam

Nữ

TTPL

ĐK

TC

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Tốt

TB

Kém

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

Mục đích:

Sổ này dùng để ghi chép và theo dõi tất cả các bệnh nhân tâm thần phân liệt, động kinh và trầm cảm do tuyến trên chuyển về xã hoặc do xã phát hiện. Trạm y tế xã có trách nhiệm quản lý và cung cấp thuốc, đồng thời theo dõi diễn biến của bệnh và báo cáo tuyến trên để có biện pháp điều trị thích hợp, đưa bệnh nhân về với cộng đồng. Sổ theo dõi bệnh Tâm thần còn là nguồn số liệu để tính toán một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động của chương trình Sức khỏe Tâm thần quốc gia.

Trách nhiệm ghi:

Sổ này đặt tại TYT xã, trạm trưởng hoặc cán bộ được phân công theo dõi bệnh Tâm thần chịu trách nhiệm ghi chép sổ này. Cán bộ theo dõi bệnh Xã hội và bệnh Tâm thần tuyến huyện có trách nhiệm hướng dẫn tuyến xã ghi chép, sử dụng sổ. Trưởng trạm Y tế xã tổng hợp số liệu từ sổ báo cáo TTYT huyện nhằm thống nhất số liệu ban đầu và tránh trùng lặp số liệu.

Phương pháp ghi:

Ghi đầy đủ thông tin bệnh nhân Tâm thần đang trong quá trình điều trị theo dõi, giám sát việc dùng thuốc tại địa bàn Trạm y tế. Bệnh tâm thần là loại bệnh xã hội mãn tính nên cần phải theo dõi và cấp phát thuốc theo từng tháng cho mỗi bệnh nhân. Sổ được ghi chép theo hàng tháng, mỗi tháng gạch ngang sổ để tổng hợp báo cáo. Số thứ tự cuối cùng của cột thứ tự là tổng số bệnh nhân bị bệnh tâm thần trên địa bàn xã. Trong đó tổng hợp tách bệnh nhân: TTPL, ĐK, TC tại cột (6, 7, 8) để tiện cho việc làm báo cáo loại bệnh tâm thần. Thông tin để ghi chép vào sổ là các phiếu “Hồ sơ bệnh án” và phiếu ‘‘điều trị bệnh nhân” của cơ sở y tế tuyến trên hoặc các CSYT chuyên khoa tâm thần.

Sổ gồm 24 cột.

Cột 1-5: Ghi rõ thông tin vào các cột mục tương ứng (ghi tương tự như các sổ trên)

Cột 6 (tâm thần phân liệt): Cần ghi rõ thể bệnh của bệnh Tâm thần Phân liệt.

Cột 7 (động kinh): Nếu là bệnh nhân Động kinh cần ghi rõ ĐK cơn nhỏ hoặc cơn lớn.

Cột 8 (trầm cảm): Ghi thể bệnh của bệnh Trầm cảm như trong bệnh án của bệnh nhân.

Cột 9-20 (theo dõi dùng thuốc của BN theo tháng): Đánh dấu (x) vào tháng tương ứng nếu bệnh nhân điều trị. Trong trường hợp bỏ điều trị hay chết thì bỏ trống không ghi gì.

Cột 21-23 (phục hồi chức năng): Ghi thông tin về kết quả phục hồi chức năng (PHCN) trong lao động, công tác hoặc vệ sinh cá nhân (VSCN). Đánh dấu (x) vào các cột thông tin tương ứng: “tốt”; “trung bình”; “kém”.

Ghi rõ BN khỏi, ổn định, không ổn định; gây rối, sa sút, tái phát, đi viện...

Cột 24 (kiểm tra tại nhà): Đánh dấu (x) nếu bệnh nhân tâm thần có nhân viên y tế đến kiểm tra tại nhà.

Mẫu sổ ghi chép theo dõi, quản lý bệnh nhân tâm thần tại cộng đồng

Mẫu sổ ghi chép theo dõi, quản lý bệnh nhân tâm thần tại cộng đồng

Đánh giá bài viết
1 3.537
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm